Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 96)

* Tng hp tình hình dư n qua các năm

Hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả…, đó là kết quả 03 năm (2017 - 2019) thực hiện Văn bản liên tịch 235 giữa Hội Nông dân Việt Nam và NHCSXH về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thoả thuận phối hợp giữa Ngân hàng NN&PTNT với Hội Nông dân,

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh. Với hoạt động của mình Hội Nông dân đã triển khai các giải pháp thiết thực mà trọng tâm là phối hợp và trực tiếp tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật theo cách cầm tay chỉ việc…

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ qua các năm 2017 – 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tổng dư nợ Tr.đồng 2.279.425 2.467.080 2.647.187 2 Tăng tuyệt đối +/-Tr.đồng 273.871 187.655 180.107

3 Tăng tương đối % 114 108 107

(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH, NN NN&PTNT, Quỹ HTND 3 năm 2017, 2018, 2019)

Biu đồ 3.1: Tình hình dư n qua các năm

Đó là lý do đưa tổng dư nợ của Hội Nông dân đạt cao nhất và có tốc độ tăng liên tục qua các năm. Nhờ được “tiếp vốn”, hộ nghèo trên địa bàn có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, dòng vốn tín dụng ưu đãi còn có tác động quan trọng đối với việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự tại địa phương…

* Tình hình dư nợ theo thời gian

102 104 106 108 110 112 114 116 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

NHCSXH với vốn tự có được nhà nước cấp tuy nhiên vẫn phải huy động từ các nguồn khác như: tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Vì vậy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả là điều kiện để ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay đặc biệt đối với các đối tượng vay chính sách. Tuy nhiên thực tế lại không phải hoàn toàn tốt như yêu cầu nên việc NHCSXH thắt chặt các khoản vay dài hạn đã khiến hầu hết các nhóm hộ có nhu cầu vay đặc biệt là đối tượng hộ nghèo không đáp ứng đủ các điều kiện vay nên chủ yếu các khoản vay có thời hạn ngắn hạn và trung hạn.

Ngân hàng NN&PTNT với nguồn vốn cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân, tuy nhiên mức cho vay qua tổ thấp, đa số các chi nhánh cho vay qua tổ với các khoản vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định. Quỹ HTND còn hạn chế trong công tác vận động nguồn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện kinh tế quan tâm ủng hộ cho QHTND các cấp;

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) 1 Ngắn hạn 434 19.03 469 19.03 496 18.75 2 Trung hạn 1598 70.11 1754 71.1 1908 72.08 3 Dài hạn 247 10.86 243 9.87 243 9.17 Tổng 2279 100 2467 100 2647 100

(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH, NN NN&PTNT, Quỹ HTND 3 năm 2017, 2018, 2019)

Qua bảng số liệu 3.5 và biểu đồ 3.2 có thể thấy qua 3 năm 2017-2019. Các khoản vay trung hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng cơ cấu các khoản vay, chiếm tới 70% và có xu hướng tăng từ 2017-2019 song tỷ lệ này khá nhỏ chỉ khoảng 1%. Khoản vay ngắn hạn đứng thứ hai với tỷ lệ trung bình khoảng 19,03%, và thấp nhất là khoản vay dài hạn với tỷ lệ trung bình khoảng 10,86%. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn có xu hướng giảm với tỷ lệ nhỏ.

Công tác phối kết hợp giữa các cấp Hội Nông dân với Ngân hàng CSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND được duy trì nề nếp và phát huy hiệu quả tốt, số liệu và thông tin thường xuyên được cập nhật khá kịp thời đầy đủ từ đó đã tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh hơn đểđảm bảo hoạt động sản xuất.

Đơn vị tỉnh: năm

Biu đồ 3.2: Cơ cu dư n theo thi hn * Dư n theo chương trình vay đối vi vn Ngân hàng CSXH

Hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội của các cấp Hội Nông dân qua các năm đã đạt được một số kết quả

434 469 496 1598 1754 1908 247 243 243 0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

tích cực; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp ủy thác ngày càng được các cấp Hội Nông dân quan tâm, sâu sát; đồng thời, các cấp Hội tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đến nay các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH 10 chương trình tín dụng cho vay với 10 đối tượng vay vốn, Ngân hàng NN&PTNT 01 chương trình vay vốn nông nghiệp nông thôn.

Bảng 3.6: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay NHCSXH

STT Đối tượng vay

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Người Dư nợ Người Dư nợ Người (Tr.đồng) vay (Tr.đồng) vay (Tr.đồng) vay

1 Hộ nghèo 284.653 9.488 305.240 10.174 287.675 9.589 2 Hộ cận nghèo 138.482 4.616 160.404 5.346 184.784 6.159 3 Học sinh, Sinh viên 66.976 2.232 53.770 1.792 40.763 1.358 4 Giải quyết việc làm 30.283 1.009 33.332 1.111 42.573 1.419 5 HN về nhà ở theo QĐ167 29.570 985 28.616 953 26.505 884 6 Cho vay NS&VSMT 82.973 2.765 88.355 2.945 109.385 3.646 7 Cho vay XKLĐ có thời hạn 1.514 38 2.358 79 3.426 114 8 Mới thoát nghèo 30.019 1.003 31.045 1.034 35.186 1.172

(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2017, 2018, 2019)

Kết quả nghiên cứu bảng 3.6 cho thấy tín dụng dành cho chương trình vay hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm giá trị và tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị và cơ cấu cho vay. Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 là 423.135 triệu đồng chiếm 63,68%/tổng dư nợ. Sang năm 2018 là 465.644 triệu đồng tăng lên 42.509 triệu đồng, tới năm 2019 là 472.459 triệu đồng tăng 6.815 triệu đồng chiếm 64,69%/tổng dư nợ. Mặc dù trong năm qua, chương trình

cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 và xuất khẩu lao động không quá thấp tuy nhiên với lý do chất lượng lao động tại địa phương thấp, công tác tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn nên chất lượng cho vay chưa cao.

* Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay:

Song song với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách tính dụng cho hội viên vay vốn, Hội còn vận động hội viên, nông dân tham gia vay vốn tự tạo vốn chủ yếu bằng cách tiết kiệm trong tiêu dùng, trong việc hiếu hỷ và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu vào sản xuất, kinh doanh để tham gia gửi tiền tiết kiệm.

Bảng 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay

STT Mục đích vay

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Số người vay Dư nợ bình quân (Tr.đồng) Dư nợ Số người vay Dư nợ Số người vay (Tr.đồng) (Tr.đồ ng) (Tr.đồng) 1 Trồng trọt 8.940 298 30 9.110 303 9.415 313 2 Chăn nuôi 6.845 136 40 7.230 144 7.415 148 3 Kinh doanh 17.478 349 50 19.160 383 19.550 391 4 Ngành nghề khác 21.406 713 30 23.704 592 24.230 605

(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND 3 năm 2017, 2018, 2019)

Đối với Hội Nông dân các cấp, thông qua công tác phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ HTND đã giúp cho việc tập hợp nông dân, nhất là nông dân nghèo được thuận lợi. Nội dung hoạt động của Hội được phong phú, thiết thực hơn. Vai trò của Hội Nông dân trong sự nghiệp giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng được khẳng định. Kinh nghiệm quản lý vốn, tài chính, năng lực vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân cơ sởđược nâng lên.

Trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động uỷ thác, các cấp Hội Nông dân cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ HTND tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kết quả nghiên cứu bảng số liệu 3.7 cho thấy mục đích vay vốn trong chăn nuôi và trồng trọt của các hộ nông dân chiếm chủ yếu. Với trồng trọt dư nợ qua các năm mặc dù tăng không nhiều song giá trị dư nợ trung bình qua các năm là hơn 9 tỷđồng. Mục đích chăn nuôi đối với các hộ dân theo số liệu tuy nhiên chênh lệch giữa 2 nhu cầu vay này không quá lớn với dư nợ trung bình qua các năm là 7 tỷ đồng. Ngành nghề khác chiếm dư nợ cao nhưng chủ yếu là chương trình cho vay NSVSMT, vay HSSV, vay vốn kinh doanh... Để thấy rõ hơn nhu cầu vay của các hộ dân được tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó thấy được sự chênh lệch giữa các mục đích vay trong các hộ dân, với nhu cầu trong nông nghiệp chiếm chủ yếu.

Nêu cao vai trò hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy trách nhiệm khi được các tổ chức tín dụng ủy thác vay vốn cho nông dân thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm. Vì vậy số lượng và chất lượng dịch vụ vay vốn ngày càng được nâng lên.

Qua đó góp phần nâng cao vị trí vai trò của tổ chức Hội, làm cho hội viên ngày càng tin tưởng, gắn bó, xây dựng tổ chức hội nông dân ngày càng vững mạnh.

* Thực trạng nợ quá hạn qua các năm

Theo quy định của Chính phủ về chất lượng tín dụng NHCSXH thì tỷ lệ nợ quá hạn cho phép là 3% so với tổng dư nợ, nhưng NHCSXH Việt Nam quy định tỷ lệ này không quá 2%.

Với nguyên tắc cơ bản là hoàn trả, vốn tín dụng chỉ được cấp đối với các đối tượng có nguồn thu trực tiếp, đủ để trả toàn bộ gốc và lãi. Mặc dù, mục tiêu của Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, giảm cách biệt giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, song tín dụng Nhà nước lại phải đảm bảo nguyên tắc thu đủ gốc. Với người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn - nơi không thuận lợi cho việc sản xuất hoặc người cực nghèo, việc cho vay với số tiền ít ỏi rất khó giúp họ thoát nghèo, không có cơ sở kinh tế cho việc thu hồi vốn vay, trong khi chi phí cho vay cao.

Bảng 3.8: Diễn biến nợ quá hạn NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 NH CSXH NH NN&PT NT Quỹ HTND NH CSXH NH NN&P TNT Quỹ HTND NH CSXH NH NN&PT NT Quỹ HTND 1 Số tiền nợ quá hạn (Triệu đồng) 445 2900 0 420 3.314 0 431 3.578 0 2 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.054 0.19 0 0.043 0.21 0 0.042 0.34 0

(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND 3 năm 2017, 2018, 2019)

Có thể thấy, số nợ quá hạn của tỉnh Thái Nguyên chưa đến 1%, thấp hơn mức trung bình trung của hầu hết các địa phương khác trong tỉnh. Tỉnh hiện đang phấn đấu đưa mức tỷ lệ nợ quá hạn về dưới 0,05%. Đặc biệt, hoạt động của Quỹ HTND không có nợ quá hạn qua các năm, cho thấy hiệu quả của hoạt động ủy thác qua Quỹ HTND thực sự hiệu quả, hỗ trợ hiệu quả đối với người

nông dân. Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc tích cực, chủđộng và có hiệu quả của các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là bản thân sự nỗ lực của chính các hộ dân, tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện được chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 96)