Ủy thác cho vay từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)

* Quy trình xét duyệt cho vay

Với cơ chế cho vay thông qua hoạt động ủy thác, việc bình xét điều kiện cho vay, mức duyệt cho vay…được thực hiện tại các thôn, xóm thông qua hoạt động ủy nhiệm qua Tổ TK&VV. Tổ TK&VV có vai trò rất quan trọng giải quyết từ gốc chất lượng tín dụng ủy thác. Tổ TK&VV được UBND cấp xã thành lập theo địa giới hành chính, số lượng tổ viên tham gia sinh hoạt Tổ phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên hoặc tối đa không quá 60 tổ viên/tổ.

Tổ viên được kết nạp tham gia sinh hoạt Tổ chấp hành tốt, nội quy, quy ước Tổ đã xây dựng khi có nhu cầu vay vốn Tổ tổ chức họp bình xét công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đủ điều kiện vay vốn trên cơ sở nguồn vốn được UBND cấp xã thông báo. Tổ trưởng tổ TK&VV là người duy trì các cuộc họp của Tổ, Tổ trưởng do các tổ viên tín nhiệm bầu là người có uy tín, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về hoạt động của Ngân hàng CSXH và tích cực thực hiện nhiệm vụ của Tổ. Là người đại diện cho Tổ TK&VV ký Hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng CSXH là đầu mối kết nối giữa tổ viên với Ngân hàng CSXH các thông tin về vay vốn và trả nợ vốn vay..

Bảng 3.1. Số lượng và tỷ trọng số hội viên nông dân được vay vốn qua các năm

Đơn vị tính: Tổ, hộ, triệu đồng

(Báo cáo Hội Nông dân qua các năm từ 2017 – 2019)

Việc bình xét hộ vay có sự tham gia của Trưởng thôn và tổ chức Hội Nông dân cấp xã. Ban quản lý Tổ phải nắm đầy đủ các thông tin về phương án sản xuất, kinh doanh của hộ vay, tư vấn và đánh giá chi phí đầu tư, điều kiện, khả năng thực hiện để quyết định về mức vốn đề nghị Ngân hàng CSXH và

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số tổ 938 922 911 Tăng trưởng -16 -11 2 Số thành viên 28.126 27.600 27.005 Tăng trưởng -526 -595 3 Dư nợ 903.439 961.943 1.022.552 Tăng trưởng 58.504 60.609 4 Nợ quá hạn 348 424,45 431 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,04% 0,04% 0.04%

UBND cấp xã phê duyệt. Tuyệt đối Tổ trưởng không được vay ké với tổ viên hoặc các tổ viên vay chung, vay ké với nhau. Kết quả bình xét hộđủ điều kiện vay vốn được Tổ trưởng lập thành danh sách (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã phê duyệt trước khi chuyển Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH giải ngân. Sau khi giải ngân 30 ngày Tổ TK&VV kiểm tra 100% các hộ vay vốn. Sau kiểm tra thông báo kịp thời tình hình sử dụng vốn của các hộ vay không đúng mục đích như phương án sản xuất đã đề nghị tại phiên giao dịch xã liền kề với Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Theo dõi, quản lý tình hình sử dụng vốn của tổ viên trong suốt quá trình vay vốn từ khi hộ vay nhận tiền đến khi trả hết nợ vay

* Đặc điểm của các khoản vay:

Bảng 3.2. Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Đơn vị tính: triệu đồng TT Chương trình cho vay Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay

1 Cho vay hộ nghèo

NĐ 78/2002 1.025.809,32 26.296 976.363,47 23.514 870.075,69 20.080 2 Cho vay hộ cận nghèo QDD/2013 574.161,44 14.458 640.941,36 14.984 679.545,81 15.132 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo QĐ 28/2015 156.417,39 3.561 235.280,25 5.183 314.314,36 6.637 4 Cho vay HSSV – QĐ 157/2007 170.063,21 7.086 125.829,97 5.055 97.940,26 3.822 5 Cho vay NS&VSMTNT- QĐ 62/2004 297.304,00 26.846 353.427,96 30.250 446.749,04 32.179 6 Cho vay GQVL – NĐ 61/2015 103.481,62 3.367 138.329,72 3.710 199.989,76 4.723 7 Cho vay SKLĐ – NĐ 61/2015 3.347,00 67 4.882,00 103 6.883,25 138

TT Chương trình cho vay Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay 8 Cho vay DTCS đi LĐ có thời hạn ở nước ngoài – QĐ 365/2004 8.407,75 177 11.387,76 236 12.226,21 252 9

Cho vay hộ gia

đình SXKD tại vùng khó khăn – QĐ 31/2007

421.835,90 13.060 492.980,19 13.446 594.541,96 14.713

10

Cho vay thương nhân vùng khó khăn – QĐ 92/2009

13.240,00 353 13.189,95 311 11.578,75 252

11

Cho vay hộ nghèo về nhà ở QĐ

167/2008

92.184,26 11.650 86.328,69 10.957 60.185,24 7.684

12

Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 33/2015 27.995,00 1.120 37.979,06 1.521 46.385,06 1.859 13 Cho vay hộ DTTS ĐBKK – QĐ 32/2007 23,00 5 15,00 3 10,00 3 14 Cho vay hộ DTTS ĐBKK – QĐ 54/2015 48.806,90 6.129 40.772,51 5.120 32.241,31 4.067 15

Cho vay hô

ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn - QĐ 755/2013 67.527,00 4.564 59.112,50 4.006 44.563,33 3.034 16 Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi - NĐ 7.000,00 179 7.000.000 179 7.130,00 181

TT Chương trình cho vay Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay Tổng dư nợ Số hộ vay 75/2015 17 Cho vay khác 6.000,00 166 6.000.000 153 6.000,00 140 Tổng cộng 3.023.603,79 119.084 3.251.118,30 118.767 3.470.517,71 115.314

Căn cứ bảng số liệu trên có thể thấy cho vay hộ nghèo luôn có tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm. Mức lãi xuất cho vay hộ nghèo 0,55%/tháng (6,6%/năm), thời hạn cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ vay, thời gian vay tối đa lên đến 10 năm, mức vay tối đa 100 triệu không phải bảo đảm bằng tài sản (theo văn bản số 866/NHCS- TDNN ngày 22/02/2019 của Ngân hàng CSXH về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa) đã giúp hộ nghèo ổn định phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo. Tiếp đến là cho vay hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng thứ hai, điều đó cho thấy số lượng hộ cận nghèo rất lớn có nhu cầu vay vốn. Mức lãi xuất cho vay hộ cận nghèo 0,66%/tháng (7,92%/năm) phù hợp giúp hộ vay phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Cho vay hộ mới thoát nghèo có xu hướng năm sau cao hơn năm trước có thể thấy số lượng hộ nghèo đã giảm đi, hộ mới thoát nghèo tăng lên đạt được mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ. Cho vay hộ mới thoát nghèo mức lãi xuất 0,68%/tháng (8,25%/năm) phù hợp giúp hộ vay ổn định sản xuất vươn lên làm giàu. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng khá cao trong các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH với mức lãi xuất cho vay bằng cho vay hộ nghèo 0,55%/tháng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được lĩnh tiền hàng tháng trong suốt thời gian đi học, thời gian trả gốc và lãi sau khi ra trường có việc làm đã giúp hộ vay có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện cho con em đi học có việc làm ổn định cuộc sống.

*Đánh giá hiệu quả chương trình cho vay ủy thác:

Để cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng nói riêng hiểu đúng và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, các cấp Hội Nông dân đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin công tác Hội, website của Hội, các buổi họp, sinh hoạt chi hội, giao ban công tác Hội và các hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị tập huấn chuyển giao KHKT để tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nông dân. Tiến hành sắp xếp củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV do Hội Nông dân quản lý luôn được duy trì ổn định hàng năm xếp loại tốt đạt 96%, tổ xếp loại khá 3%, tổ xêp loại trung bình 1%, tổ xếp loại yếu kém 0,1%. Các chương trình tín dụng của Hội luôn chiếm tỷ trọng bình quân 30,2%/tổng dư nợ NHCSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Tỷ lệ nợ quá hạn trong mức cho phép duy trì mức 0,04%/tổng dư nợ. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác được các cấp Hội chú trọng duy trì thường xuyên thực hiện kiểm tra cấp tỉnh 01 lần/năm đối với các huyện, thành, thị; cấp huyện ít nhất 2 lần trong năm đối với 100% Hội Nông dân cấp xã; Hội Nông dân cấp xã thực hiện kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần đối với 100% Tổ TK&VV do Hội Nông dân quản lý. Hội Nông dân cấp tỉnh và cấp huyện tham gia Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát theo quy định. Hội Nông dân cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, tham gia cùng Tổ TK&VV tại buổi giao ban của Ngân hàng vào ngày giao dịch tại xã. Hàng năm Hội Nông dân các cấp, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh còn chủđộng phối hợp với ngành Nông nghiệp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, Trạm khuyến nông, thú y, Phòng nông nghiệp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn. Nhờđó trong thời gian qua tỷ lệ hội viên nông dân được vay vốn khi đủ điều kiện luôn đạt

100%/tổng số hồ sơ xin vay, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn.

Tuy nhiên còn một số khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: Tình hình nợ xấu còn cao do có một số khoản nợ khó đòi từ Ngân hàng Người nghèo chuyển sang chưa được giải quyết triệt để; một số khoản nợ do hộ vay không có việc làm ổn định, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, làm ăn không hiệu quả, đặc biệt ngày càng gia tăng hộ vay bỏđi khỏi địa phương không có địa chỉ liên lạc đây là nguyên nhân tiềm ẩn nợ quá hạn tăng cao; một số nơi cán bộ Hội cấp cơ sở công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình hộ vay sử dụng vốn chưa thường xuyên, cán bộ tổ trưởng Tổ TK&VV ở một số nơi việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ vay chưa kịp thời dẫn đến hộ vay bỏ đi khỏi địa phương tổ trưởng không nắm được...Tình trạng vay hộ vay ké vẫn còn diễn ra tại một số địa phương đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Công tác thông tin, báo cáo hai chiều giữa Tổ TK&VV, Hội Nông dân cơ sở và cán bộ tín dụng Ngân hàng chưa thường xuyên nên còn có tình trạng bình xét hộ vay vốn không đủ điều kiện như mắc tệ nạn xã hội, hộ vay không còn khả năng lao động...được vay vốn dẫn đến nợ quá hạn tăng cao.

* Phương thức phối hợp và chia sẻ rủi ro giữa Hội và ngân hàng chính sách xã hội

- Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội các cấp phụ trách công tác ủy thác Ngân hàng CSXH, Tổ trưởng Tổ TK&VV.

- Phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp tổ chức giao ban giữa 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng.

- Phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ chây ỳ; hướng dẫn Tổ tiết kiệm và vay vốn lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan, tham gia tổ đôn đốc thu hồi nợ do UBND xã thành lập.

- Phối hợp thực hiện đánh giá, phân loại, xếp loại Tổ TK&VV theo quy định, đề xuất nguyên nhân, giải pháp củng cố.

* Phản hồi của các bên liên quan (hội nông dân, hội viên vay vốn, Ngân hàng chính xã hội…) về ưu điểm, hạn chế, qua kênh này

Ưu điểm: Việc cho vay đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Hội Nông dân có điều kiện tiếp cận gần hơn đối với hộ viên nông dân, hoạt động Hội được phong phú, các cấp Hội có thêm nguồn lực để hoạt động. Ngân hàng CSXH có điều kiện chuyển tải nguồn vốn nhanh hơn đến người dân, thông qua việc bình xét cho vay của tổ vay vốn đã lựa chọn những hội viên nông dân tiêu biểu, có ý trí vươn lên làm giàu tham gia vào quá trình vay vốn, chất lượng tín dụng được đảm bảo, hạn chế được nhiều rủi ro đối với Ngân hàng. Hội viên nông dân tiếp cận được nhanh nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, được hướng dẫn khi tham gia vào hoạt động vay vốn, được tập huấn chuyển giao KHKT giúp sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.Hạn chế: đối tượng cho vay là hộ nghèo, hộ chính sách do vậy nhận thức, trình độ, năng lực trong hoạch định phương hướng, cách thức làm kinh tế còn nhiều hạn chế nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Vì là nguồn vốn vay ưu đãi nên công tác bình xét cho vay nhất là ở cơ sở còn tình trạnh nể nang, bình xét hộ vay không đúng đối tượng, không có khả năng vay vốn, bình xét người nhà, người thân tham gia vay vốn dẫn đến những hộ thuộc đối tượng, có nhu cầu vay vốn khó tiếp cận nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)