Thái Nguyên
Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên là tổ chức chính trị - xã hội có 25 cán bộ, công chức trong đó có 21 biên chế, 03 cán bộ hợp đồng ngắn hạn làm việc tại Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, 01 cán bộ hợp đồng 68 theo quyết định của tỉnh ủy Thái Nguyên. Đảng đoàn có 04 đồng chí gồm: 01 đồng chí Bí thư, 03 đồng chí ủy viên. Có 01 chi bộ Đảng với 21 đảng viên chính thức. Có 01 tổ chức Đoàn thanh niên với 08 đoàn viên; 01 tổ chức Công đoàn với 25 đoàn viên.
Hệ thống tổ chức của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên có 06 Ban chuyên môn gồm: Văn phòng, Ban tuyên huấn, Ban tổ chức – kiểm tra, Ban kinh tế - xã hội, Ban điều hành Quỹ HTND, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân.
Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có 160.046 hội viên (chiếm gần 86% số hộ nông nghiệp trong toàn tỉnh) sinh hoạt tại 2.711 chi hội thuộc 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có hơn 269.592 hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho các hội viên. Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh với tổng dư nợ trên 2.047 tỷđồng cho 43.080 hộ vay vốn để triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp liên tục tăng trưởng qua các năm đến nay tổng nguồn vốn Quỹ Hố trợ nông dân toàn tỉnh đạt 40.240 triệu đồng, trong đó Quỹ Trung ương ủy thác 13.150 triệu đồng, Quỹ cấp tỉnh 21.270 triệu đồng, Quỹ cấp huyện 5.820 triệu đồng đã thực hiện luân chuyển cho vay hàng trăm dự án, cho hàng nghìn lượt hộ vay vốn qua đó đã góp phần quan trọng giúp đỡ hội viên nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đã có nhiều hộđã thoát nghèo vươn lên làm giàu trở thành hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Quỹ ủy thác cấp huyện: 5.820 triệu đồng
Quỹ Trung ương ủy thác: 13.150 triệu đồng
Quỹ cấp tỉnh ủy thác: 21.270 triệu đồng
3.3.1. Bộ máy Tổ chức Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Sơ đồ 3.2: Tổ chức Hội Nông dân từ Trung ương đến cơ sở
3.3.1.1. Chức năng:
Cơ quan Hội Nông dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉđạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
Ban Tuyên
huấn
Văn
phòng Ban Tkiểm tra ổ chức Ban Kinh tế xã hội
Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ
nông dân
Ban điều hành Quỹ HTND
Đảng, của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội Nông dân tỉnh.
3.3.1.2. Nhiệm vụ:
Tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh về các chương trình, kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, chương trình, kế hoạch công tác xây dựng Hội và tổ chức các phong trào nông dân trong tỉnh.
Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở trong việc thực hiện Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh.
Thực hiện công tác quản lý cán bộ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cán bộ, công chức cơ quan Hội Nông dân tỉnh theo quy chế về tổ chức và quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các quy định về chính sách đối với cán bộ hiện hành.
3.3.1.3. Nhiệm vụ, chức năng của Lãnh đạo và các Ban chuyên môn
a. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh:
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm cao nhất trước Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh về kết quả công tác Hội và phong trào nông dân.
- Chủ tài khoản, trực tiếp điều hành, quản lý tài chính, ngân sách và tài sản của tổ chức Hội Nông dân; trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý tổ chức và cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đối ngoại, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức trong biên chế của Hội Nông dân tỉnh. Là Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật của tổ chức Hội.
- Giữ mối liên hệ công tác với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, MTTQ và các đoàn thể tỉnh.
Chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Nông dân tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh.
- Ký các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các văn bản quan trọng của Đảng đoàn, BCH, BTV Hội Nông dân tỉnh; ký quyết định khen tưởng, kỷ luật của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh; các báo cáo về hoạt động của tổ chức Hội.
- Chỉđạo các Phó Chủ tịch giải quyết công việc của Đảng đoàn, của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh.
b. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh:
- Là cán bộ giúp việc Chủ tịch, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ công tác Hội do Chủ tịch phân công. Mỗi Phó chủ tịch được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác như: Công tác văn phòng; Công tác xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân; Công tác dạy nghề và Hỗ trợ nông dân...Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội; văn phòng; Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật của tổ chức Hội, công tác tổ chức, công tác kiểm tra của Hội; công tác phòng chống tham nhũng; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác giám sát và phản biện xã hội của Hội; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Tuyên huấn; Công tác Dân tộc, Tôn giáo; công tác Quốc phòng, an ninh.
- Chịu trách nhiệm giữ mỗi liên hệ với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các ban, ngành thuộc tỉnh để thực hiện chức trách, nhiệm vụđược giao.
- Thay mặt Chủ tịch điều hành, giải quyết công việc được phân công, ủy quyền khi Chủ tịch đi vắng.
c. Ban Tuyên huấn
* Chức năng
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổng hợp kết quả thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Hội.
- Thực hiện tốt chương trình phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng tuyên truyền, giáo dục vận động cán bộ, hội viên, nông dân.
* Nhiệm vụ
- Tham mưu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của hội viên, nông dân; đề xuất giải pháp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nông dân.
- Tham mưu giúp Ban biên tập xây dựng và tổ chức phát hành cuốn Bản tin nông dân Thái Nguyên hàng quý; duy trì các hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội.
- Tổ chức hướng dẫn các nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục của Hội. Vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện nếp sống văn hoá và xây dựng gia đình nông dân đạt gia đình văn hoá.
- Tham mưu quản lý, khai thác sử dụng trang website của Hội, hệ thống mạng và phối hợp với Văn phòng tham gia vận hành thiết bị công nghệ thông tin của cơ quan.
- Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện chương trình phối hợp như: Ban Dân tộc, Tôn giáo, An ninh quốc phòng và Ban tuyên huấn TW Hội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Quân sự, Công an tỉnh, Báo Thái Nguyên, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, Sở Thông tin & truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ và các đơn vị khác theo sự chỉ đạo của Thường trực.
d. Ban Tổ chức - Kiểm tra
- Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội về công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội; giám sát và phản biện xã hội, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng thực hiện tốt công tác tổ chức, kiểm tra.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tổ chức Hội và hội viên; hướng dẫn của cấp trên về công tác tổ chức, kiểm tra; xây dựng hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của TW Hội và Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; kiện toàn BCH, Ban Thường vụ tỉnh Hội, tham mưu tổ chức bộ máy cơ quan; công tác sơ tuyển, quy hoạch, đề bạt, luân chuyển cán bộ và các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, hợp đồng lao động. Hiệp y công tác cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội theo phân cấp.
- Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội; các chỉ thị, nghị quyết trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; giám sát và phản biện xã hội trong việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Tham mưu giúp Ban Thường vụ giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân.
- Tham mưu thực hiện, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, công chức viên chức cơ quan như: chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
- Hướng dẫn việc theo dõi, quản lý, phát triển hội viên; tham mưu cho Hội đồng thi đua khen thưởng về công tác khen thưởng của Hội. Tổng hợp,
thống kê, lưu trữ tình hình tổ chức Hội (tỉnh, huyện, cơ sở); tiếp nhận và tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại của hội viên nông dân theo thẩm quyền; hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân thực hiện pháp lệnh dân chủở cơ sở.
- Phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra, Trường cán bộ TW Hội; Ban Tổ chức , Ủy ban kiểm tra, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Sở Nội Vụ, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, và các đơn vị khác theo chỉđạo của Thường trực tỉnh Hội.
e. Ban Kinh tế - Xã hội
* Chức năng
- Tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức và biện pháp vận động nông dân thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết TW Hội và của Tỉnh ủy, BCH Hội Nông dân tỉnh.
- Phối kết hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế - xã theo chức năng, nhiệm vụ của Hội.
* Nhiệm vụ
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, các mô hình, các dự án về kinh tế - xã hội của TW và của tỉnh.
- Tham mưu hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết của BCH HND tỉnh về tiếp tục nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Tham mưu triển khai chương trình phối hợp với Ban Kinh tế, Ban Xã hội; Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở LĐTB&XH, Sở Khoa học & công nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường, Liên minh HTX tỉnh và các đơn vị khác theo chỉ đạo của Thường trực tỉnh Hội.
g. Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân
* Chức năng
- Tham mưu, triển khai và thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh.
- Phối hợp các ngành tổ chức dạy nghề, tư vấn việc làm và dịch vụ hỗ trợ cho hội viên nông dân.
* Nhiệm vụ
- Triển khai, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dạy nghề và phối hợp với các Ban, ngành Trung ương và địa phương dạy nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ.
- Tham mưu, triển khai thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kế luận 61 của Ban Bí thư.
- Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp… tổ chức thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà giúp nông dân liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT và dịch vụ vật tư cho sản xuất nông nghiệp.
- Triển khai các chương trình phối hợp với: Trung tâm hỗ trợ nông dân nông thôn, Quỹ HTND, Trường trung cấp dạy nghề TW Hội; Sở LĐTB&XH, Sở Nông nghiệp&PTNT và các nhiệm vụ khác do Thường trực phân công.
h. Văn phòng tổng hợp
* Chức năng
- Tham mưu, tổng hợp cho BCH, Ban Thường vụ, Thường trực cơ quan triển khai công tác đảm bảo việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước; đảm bảo cơ sở vật chất, công tác nội vụ của cơ quan hoạt động theo quy định của Nhà nước và của ngành; quản lý, triển khai thực hiện đảm bảo các nguồn lực tài chính của cơ quan, của ngành đáp ứng yêu cầu cho các nội dung công việc của BCH, BTV, cơ quan tỉnh Hội.
- Tổ chức thực hiện, phối hợp với các Ban chuyên môn, các cơ quan, đơn vị thực hiện các quyết định của BTV, BCH, lãnh đạo cơ quan, của ngành về các lĩnh vực xử lý thông tin, soạn thảo văn bản, quản lý tài chính, công tác nội vụ và công tác đối ngoại.
* Nhiệm vụ
- Tham mưu xây dựng chương trình công tác của cơ quan hàng tuần, tháng, quý, năm. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chương trình công tác đã được phê duyệt.
- Thu thập, xử lý thông tin, soạn thảo các báo cáo sơ, tổng kết, công tác tuần, tháng, quý, năm để trình BTV, lãnh đạo cơ quan. Thông báo, truyền đạt các văn bản chỉ thị của BCH, BTV, lãnh đạo cơ quan đến các Ban chuyên môn, các huyện, thành Hội và các đơn vị liên quan.
- Thực hiện công tác Văn thư, Lưu trữ của ngành và của cơ quan, quản lý công tác quản trị mạng và công nghệ thông tin, quản lý và phát hành các văn bản đi, đến theo đúng quy định. Tham mưu, chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức các cuộc họp của ngành và của cơ quan.
- Trực tiếp điều hành công tác hành chính, nội vụ, tham mưu giúp