Bài học cho tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Một là, Các cấp Hội tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, của hệ thống chính trị ở cơ sở, chú

trọng khâu phối hợp lông ghép thông tin, tuyên truyền, giải thích, học tập kinh nghiệm từ các mô hình Tổ vay vốn, hộ vay vốn có hiệu quả để nhân rộng.

Hai là, kinh nghiệm cho thấy địa phương nào thành lập được Ban chỉ đạo đầu tư cho vay theo Nghị định 55/CP, mà nòng cốt chủđạo là cán bộ Hội Nông dân và Ngân hàng Nông nghiệp các cấp tích cực tham mưu thì ởđó hoạt động tín dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Ba là, cán bộ tín dụng ngân hàng và cán bộ Hội được giao nhiệm vụ phải thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình gắn bó, có nhiều giải pháp giúp đỡ nông dân tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Bốn là, liên ngành phải luôn luôn tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo trong chỉđạo, lựa chọn các vấn đề trọng tâm để thống nhất triển khai thực hiện, nhất là phối hợp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, phân định địa bàn cho vay, về vấn đề nhân sự các tổ vay vốn, chi trả hoa hồng, xử lý nợ xấu,...

Năm là, Thường xuyên phối hợp tháo gỡ, giải quyết những khó khăn như: Thời gian cho vay theo các danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; gia hạn cho vay; quy định các món vay trong cùng thời điểm; bảo lãnh tín chấp không phải thế chấp tài sản để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tín dụng.

Với những bài học rút ra nêu trên, Thái Nguyên có thể xây dựng được một định hướng rõ ràng trong việc cho vay qua tổ để đạt được tối đa hiệu quả tín dụng, nhằm mục tiêu hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý ủy thác vốn vay tại Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019, từ đó nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạt động quản lý ủy thác vốn vay tại Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi về thời gian:

Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm từ năm 2017-2019;

Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2019.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên;

- Phân tích những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động ủy thác tín dụng tại tỉnh Thái Nguyên;

- Xây dựng giải pháp hoàn thiện hoạt động nhận ủy thác tín dụng Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn mu điu tra

Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là hộ nông dân có vay vốn ủy thác tín dụng thông qua Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là một tổng thể có thể xác định được trên cơ sở thông tin từ Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định cỡ mẫu. Căn cứ trên khả năng thực hiện và quỹ thời gian cho phép, chúng tôi quyết định chọn cỡ mẫu là 90 hộ nông dân có vay vốn ủy thác tín dụng thông qua Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Bước 2: Căn cứ vào điều kiện các vùng kinh tế và sinh thái của tỉnh Thái Nguyên và căn cứ vào hoạt động ủy thác tín dụng chúng tôi chọn 3 đơn vị gồm Thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương và Phú Bình.

Bước 3: Thu nhập số liệu: Phỏng vấn hộ nông dân bằng câu hỏi đã chuẩn hóa số lượng 90 hộ nông dân có vay vốn ủy thác. Trong đó có 30 hộ vay vốn từ nguồn Ngân hàng CSXH, 30 hộ vay vốn từ nguồn Ngân hàng NN&PTNT, 30 hộ vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ năm 2017 đến năm 2019. Kênh dẫn vốn Số hội viên có dư nợ Tỷ trọng hội viên có dư nợ trên tổng số hội viên Hội nông dân của tỉnh Số hộ hội viên được chọn để phỏng vấn- cỡ mẫu (n) Tỷ trọng số hội viên được chọn phỏng vấn trên tổng số hội viên có vay vốn Agribank 19.508 12,1% 30 0,15% Ngân hàng chính sách 27.721 17,3% 30 0,1% Quỹ hỗ trợ nông dân 808 0,5% 30 3,7% Tổng 48.037

(Nguồn báo cáo Hội Nông dân và thực tếđiều tra hộ 2019)

Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.

- Ngoài ra, cần cụ thể cỡ mẫu đối với các bên liên quan khác như chuyên gia, đối với ngân hàng, đối với cán bộ hội nông dân.

2.3.2. H thng thông tin cn thu thp t các nhóm đối tượng - Đối với thông tin của tổ chức nhận uỷ thác - Đối với thông tin của tổ chức nhận uỷ thác

+ Địa phương: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai.

+ Tổ chức Hội: Nhiệm vụ chức năng; Tình hình hoạt động ủy thác tín dụng qua các năm: tổng số dư nợ tín dụng; tổng hộ nông dân; theo ngành nghề cho vay mục đích làm gì; tổng số hoàn trả vốn vay; tổng nợ xấu…

- Đối với thông tin của tổ chức ủy thác: Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ HTND

Bộ máy tổ chức của ngân hàng; Chính sách ủy thác; Mối quan hệ giữa tổ chức ủy thác và ngân hàng; Sơđồ quản lý ủy thác tín dụng...

- Nhóm thông tin liên quan đến hộ vay vốn:

Nhu cầu vay vốn của hộ; Thực trạng vay vốn của hộ; Mức vay, hình thức vay…; Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ; Những hiểu biết về các tổ chức tín dụng; Kết quả hoạt động sản xuất của hộ khi sử dụng vốn vay; Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng của người dân: Thu nhập và cơ cấu thu nhập; Tình hình nhà ở; Sự thay đổi phương tiện sản xuất và sinh hoạt; Lợi nhuận/vốn. Hiệu quả xã hội, giải quyết việc làm...

2.3.3. Mt s phương pháp khác

Ngoài việc sử dụng phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác, đó là:

- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia: phương pháp này được sử dụng nhằm có một bức tranh toàn cảnh về nông thôn của địa phương nơi nghiên cứu.

- Nghiên cứu phân tích thể chế: những nghiên cứu này cho phép đánh giá các thể chế trong ngành hàng, đặc biệt là sự phức tạp trong quan hệ giao dịch, quan hệ sản xuất, trao đổi thông tin, quản lý trong sản xuất.

2.3.4. Phân tích và x lý s liu

2.3.4.1. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của tỉnh Thái Nguyên, các số liệu có liên quan; Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán để đánh giá công tác nhận ủy thác tín dụng của Hội tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, Quỹ HTND tỉnh.

Đồng thời trên cơ sở số liệu điều tra, phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng ý kiến, quan điểm, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá, quan điểm đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng hỏi đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

2.3.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi qua các năm

2.3.4.3. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên

môn,... nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3.4.4. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dung phương pháp này để phân tích những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động ủy thác tín dụng tại tỉnh Thái Nguyên.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu nêu lên tình hình cơ bản và hoạt động kinh doanh của các hộ nông dân;

- Nhóm chỉ tiêu về tình hình chung của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên; - Nhóm chỉ tiêu về thực trạng ủy thác tín dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên: hoạt động cho vay, dư nợ, tình hình trả nợ…

- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh thực trạng về hoạt động cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên;

- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả vốn vay của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên;

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu về mô hình tổ chức, hoạt động của Hội nông dân

- Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị- xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam Lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân: - Chức năng của Hội:

+ Tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

+ Chăn lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

+ Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Nhiệm vụ của Hội:

+ Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý trí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.

+ Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới.

+ Chăn lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề chuyển giao KHKT giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

+ Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

+ Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

+ Mở rộng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác, khai thác nguồn lực, học tập, trao đổi kinh nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

* Hệ thống tổ chức của Hội tổ chức theo bốn cấp hành chính:

Trung ương; Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

3.2. Thực trạng ủy thác cho vay qua hội nông dân tỉnh Thái Nguyên

3.2.1 y thác cho vay t ngun vn ngân hàng chính sách xã hi

* Quy trình xét duyệt cho vay

Với cơ chế cho vay thông qua hoạt động ủy thác, việc bình xét điều kiện cho vay, mức duyệt cho vay…được thực hiện tại các thôn, xóm thông qua hoạt động ủy nhiệm qua Tổ TK&VV. Tổ TK&VV có vai trò rất quan trọng giải quyết từ gốc chất lượng tín dụng ủy thác. Tổ TK&VV được UBND cấp xã thành lập theo địa giới hành chính, số lượng tổ viên tham gia sinh hoạt Tổ phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên hoặc tối đa không quá 60 tổ viên/tổ.

Tổ viên được kết nạp tham gia sinh hoạt Tổ chấp hành tốt, nội quy, quy ước Tổ đã xây dựng khi có nhu cầu vay vốn Tổ tổ chức họp bình xét công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đủ điều kiện vay vốn trên cơ sở nguồn vốn được UBND cấp xã thông báo. Tổ trưởng tổ TK&VV là người duy trì các cuộc họp của Tổ, Tổ trưởng do các tổ viên tín nhiệm bầu là người có uy tín, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về hoạt động của Ngân hàng CSXH và tích cực thực hiện nhiệm vụ của Tổ. Là người đại diện cho Tổ TK&VV ký Hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng CSXH là đầu mối kết nối giữa tổ viên với Ngân hàng CSXH các thông tin về vay vốn và trả nợ vốn vay..

Bảng 3.1. Số lượng và tỷ trọng số hội viên nông dân được vay vốn qua các năm

Đơn vị tính: Tổ, hộ, triệu đồng

(Báo cáo Hội Nông dân qua các năm từ 2017 – 2019)

Việc bình xét hộ vay có sự tham gia của Trưởng thôn và tổ chức Hội Nông dân cấp xã. Ban quản lý Tổ phải nắm đầy đủ các thông tin về phương án sản xuất, kinh doanh của hộ vay, tư vấn và đánh giá chi phí đầu tư, điều kiện, khả năng thực hiện để quyết định về mức vốn đề nghị Ngân hàng CSXH và

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số tổ 938 922 911 Tăng trưởng -16 -11 2 Số thành viên 28.126 27.600 27.005 Tăng trưởng -526 -595 3 Dư nợ 903.439 961.943 1.022.552 Tăng trưởng 58.504 60.609 4 Nợ quá hạn 348 424,45 431 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,04% 0,04% 0.04%

UBND cấp xã phê duyệt. Tuyệt đối Tổ trưởng không được vay ké với tổ viên hoặc các tổ viên vay chung, vay ké với nhau. Kết quả bình xét hộđủ điều kiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 51)