Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)

Bám sát đặc điểm về thu nhập, trình độ canh tác, thói quen sản xuất của hội viên, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên xác định cho vay hộ nghèo và các

đối tượng chính sách khác là một trong những chương trình công tác trọng tâm. Các cấp Hội từ tỉnh đến các phường, xã, thị trấn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ HTND tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân.

Bảng 3.15: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn

STT Chỉ tiêu

Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn Thu nhập (tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (tr.đ) Tỷ lệ (%) 1 Trồng trọt 13,86 41,08 14,09 38,39 2 Chăn nuôi 8,49 25,16 10,63 28,96 3 Buôn bán 4,86 14,40 5,23 14,25 4 Ngành nghề 5,18 15,35 5,36 14,60 5 Khác 1,35 4,00 1,39 3,79 Tổng 33,74 100,00 36,7 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Phòng nghiệp vụ Ngân hàng CSXH tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh, Quỹ HTND thực hiện tốt việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm đưa đồng vốn ưu đãi đến tận tay người thụ hưởng, giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương, đưa mức thu nhập của người dân lên mức độ mới, tại mức này các hộ nông dân có thể đảm bảo về cuộc sống của mình, an tâm làm ăn trên đồng vốn vay và trả nợ lại cho ngân hàng.

Qua số liệu bảng 3.15 cho thấy thu nhập trước khi vay vốn và sau khi vay vốn thì tỷ lệ của ngành chăn nuôi và trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng thu nhập, và con số này qua điều tra về cơ bản đều tăng. Cụ thể trước khi vay vốn thu nhập của các hộ dân từ trồng trọt chiếm 41,08%, từ chăn nuôi chiếm 25,16%. Sau khi vay vốn làm ăn thu nhập từ trồng trọt có tỷ lệ giảm trong tổng cơ cấu song giá trị tuyệt đối vẫn cao hơn trước đó, còn thu nhập từ chăn nuôi có sự tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng thu nhập.

Để thấy rõ hơn tiến hành phân tích biểu đồ 3.3, kết quả cho thấy mức thu nhập có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên tại các hộ dân vay vốn làm ăn. Lĩnh vực trồng trọt thu nhập sau khi vay vốn làm ăn tăng 1,66%, lĩnh vực chăn nuôi tốc độ tăng 25,21%, Lĩnh vực buôn bán con số này là 7,61%, ngành nghề là 3,47%. Điều đó là sự nỗ lực không chỉ của các cấp Hội Nông dân, sự quan tâm của ngân hàng mà còn là sự cố gắng của toàn thể các hộ nông dân với quyết tâm thoát nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Biu đồ 3.3: Bình quân thay đổi thu nhp ca các h vay vn

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Nông dân, đến nay đánh giá chung các chương trình tín dụng, vay vốn đều được thực hiện đúng tiến độ; các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả khai thác vốn vay khá; nhiều địa phương, hội viên đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục phối hợp cùng ngân hàng CSXH tháo gỡ “nút thắt” về vốn vay để phát triển sản xuất. Cùng với đó, Hội cũng sẽ gắn việc khai thác, sử dụng vốn vay ưu đãi găn với phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi và giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)