Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (bản docx) (Trang 63 - 69)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện đã có những bước đột phá mới và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Tổng sản phẩm GDP năm 2011 (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 1.013,5 tỷ đồng (đạt 100 % kế hoạch năm), tăng 19,9 % so với năm 2010. Trong đó: Khu vực nơng nghiệp 225 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 22,2 %); khu vực CN-XD 541,2 tỷ đồng (53,4 %); khu vực dịch vụ 247,3 tỷ đồng (24,4 %). Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 70 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 17,2 % so với năm 2010.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,3 triệu đồng (giá cố định năm 1994), tăng 20,3 % so với năm 2010, bằng 16,9 triệu đồng (giá hiện hành).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp:

đạt 366 tỉ đồng, tăng 5,6 % so với năm 2010; trong đó: trồng trọt 161 tỉ đồng (chiếm 44%), chăn nuôi - thuỷ sản 193,3 tỉ đồng (chiếm 52,8 %), dịch vụ nông nghiệp 11,7 tỉ đồng (chiếm 3,2 %).

* Về Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng 11,665 ha, đạt 97,2 % kế hoạch. Diện tích gieo cấy lúa là 10,410 ha (đạt 100 % kế hoạch), bằng 98% năm 2010; trong đó có 3,171 ha lúa hàng hóa (chiếm 30,4 % diện tích) và 3,962 ha lúa lai (chiếm 38 % diện tích). Năng suất lúa bình quân đạt 60 tạ/ha (tăng 0,7 tạ/ha = 1,2 % so với năm 2010). Trồng 1.260 ha cây màu các loại, đạt 86 % kế hoạch, tương đương năm 2010. Tổng sản lượng lương thực 62.562 tấn, đạt 101,6 % kế hoạch (trong đó thóc 62.460 tấn). Cơng tác khuyến nơng, tưới tiêu, phịng trừ sâu bệnh thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Trồng cây xanh phân tán được 36.750 cây, đạt 144 % kế hoạch.

* Về chăn ni - thủy sản:

Mặc dù trong năm có xảy ra dịch tai xanh ở lợn, nhưng nhìn chung chăn ni tiếp tục phát triển: đàn bò 9.075 con (tăng 4 %), đàn lợn 81.875 con (tăng 8,5%), đàn gia cầm 921.192 con (tăng 20 % so với năm 2010), riêng đàn trâu 909 con giảm 26,8 % so với năm 2010. Tích cực tiếp thu các giống cá mới; tổng sản lượng cá ước đạt 4.100 tấn (tăng 300 tấn = 7,3% so với năm 2010).

b. Sản xuất công nghiệp - TTCN

Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2011 (giá cố định năm 1994) ước đạt 1.616 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 khu cơng nghiệp tập trung là khu công nghiệp I và Khu cơng nghiệp II. Trong đó khu cơng nghiệp I do cơng ty Viglacera làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành và thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như: Samsung, ORION, Rượu Hà Nội …cùng với các đơn vị quốc doanh địa phương, làng nghề và các làng nghề thủ cơng truyền thống, doanh nghiệp

ngồi quốc doanh với hàng trăm hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong năm qua tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN năm 2011 và mở ra hướng phát triển mới.

c. Hoạt động thương mại, dịch vụ

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt trên 800 tỷ đồng tăng bình quân 16,4% tăng 1,7 lần so với năm 2005; hàng hoá trên thị trường phong phú cả về số lượng và chủng loại.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội a.Giao thông.

Mạng lưới giao thơng phân bố tương đối hợp lý và được hình thành từ nhiều năm trước đây.

+ Đường bộ: có 3 đường tỉnh lộ (286, 295, 277) dài trên 40km, chất lượng thấp, nền đường, mặt đường hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 đồng bằng (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 3,5 m). Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nội thị đã bê tơng hố, trải nhựa trên 15% chiều dài các tuyến, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đạt cấp 6 (nền rộng 6 m; mặt rộng 3,5 m).

+ Đường sông: Đường sông cũng là một lợi thế đáng kể của Yên Phong, 3 con sông: sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê chảy qua Yên Phong tạo ra một mạng lưới đường thủy nối liền với các huyện và tỉnh bạn.

b. Thuỷ lợi

Các cơng trình thuỷ lợi ở huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ.

Bên cạnh việc thực hiện chương trình kiên cố hố kênh mương, hằng năm tỉnh có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng nhưng hệ

thống kênh tưới tiêu ở một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục do khơng được tu bổ, nạo vét, khơi thơng thường xun nên vẫn cịn xảy ra hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng. Ngoài ra một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng, nứt vỡ bê tong, thiết bị máy móc phần nào hư hỏng, việc thay thế khơng đồng bộ, không được bảo dưỡng thường xun làm cho hiệu quả hoạt động khơng cao.

Vì vậy trong những năm tới để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất UBND huyện cần phải cải tạo, cứng hoá một số tuyến kênh mương.

c. Giáo dục - đào tạo

Mạng lưới giáo dục khá đầy đủ với các loại hình giáo dục như nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học... song về cơ sở vật chất trường lớp cịn hạn chế Đến nay, tồn huyện có 31 trường đạt chuẩn quốc gia (THCS: 6, TH: 15, MN: 10), tăng 2 trường so với năm 2010. Triển khai Đề án đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất trường học huyện Yên Phong giai đoạn 2010-2015. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn huyện đạt 99,75 % (mặt bằng chung của tỉnh là 99,28 %).

Trung tâm dạy nghề huyện hoàn thành 27 lớp dạy nghề (818 học viên- trong đó 155 học viên là hộ nghèo và 32 học viên là người tàn tật). Triển khai 3 Đề án đào tạo nghề của Thủ tướng Chính phủ đến các ngành, các xã, thị trấn.

d. Y tế

Tồn huỵên hiện có 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng 8 xã so với năm 2005; có 135 người đang làm nghề y dược tư nhân. Nhìn chung các cơ sở vật chất khám chữa bệnh được xây dựng kiên cố và trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ khá tốt việc khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được y tế huyện Yên Phong vẫn còn gặp phải một số khó khăn cần giải quyết cơ sở vật chat một số trạm y tế xã đã

xuống cấp cần vốn đầu tư xây dựng, trang thiết bị đồng bộ.

e. Văn hoá thể thao

Năm 2011, có 35/74 làng, khu phố văn hố (tỷ lệ 47 % ); 71/109 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơng sở văn hố (tỷ lệ 65 %); 25.905/29.715 gia đình văn hố (tỷ lệ 87 %). Cơng tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, quản lý văn hoá và dịch vụ văn hoá được chú trọng. Các hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra khá sôi nổi từ huyện đến cơ sở.

g. Bưu chính viễn thơng:

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, thu nhập dân cư tăng, giao dịch làm ăn kinh tế ngày càng nhiều nên nhu cầu thông tin liên lạc trong sản xuất kinh doanh và đời sống tăng mạnh. Các xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hố đáp ứng nhu cầu thơng tin và đọc sách báo của nhân dân. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được xây dựng, sửa chữa nâng cấp bảo đảm cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước

h. Quốc phòng - An ninh

Cơng tác quốc phịng an ninh của huyện những năm qua được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ an ninh quốc phịng tồn dân.

Lực lượng cơng an chuyên trách thường xuyên được củng cố, làm nòng cốt trong phong trào quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục cảm hố người lầm lỗi tại cộng đồng. Cơng tác quản lý hộ khẩu đã từng bước đi vào nề nếp, việc quản lý hộ khẩu đều đảm bảo đúng qui trình, thủ tục của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực thi quyền và nghĩa vụ công dân theo đúng pháp luật.

4.1.2.4. Dân số, lao dộng, việc làm và thu nhập

người, thấp hơn dự báo dân số đến năm 2007 theo quy hoạch 113 người (dự báo dân số năm 2007 là 105.736 người) nên khơng có sự đột biến về dân số; mật độ dân số trung bình là 964 người/km2. Trong đó khu vực nơng thơn có 98.768 người chiếm tới 93,51% dân số; khu vực thành thị 6.855 người chiếm 6,49%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 0,99% năm 2000 xuống còn 0,77% năm 2007 (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2011 là 1%).

Tổng số lao động năm 2007 là 54.429 lao động chiếm 51,53% dân số, so với năm 2000 tăng 5.149 lao động (năm 2000 có 49.280 lao động chiếm 49,2% tổng dân số). Hiện nay, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 66,5%, các ngành kinh tế khác chiếm 33,5%. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm khoảng 26,9% và số lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm 27% so với tổng số lao động. Điều đó chứng tỏ rằng ở khu vực nghiên cứu, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo và chất lượng lao động chưa cao.

5 năm, giải quyết việc làm cho gần 8 nghìn lao động, tăng bình quân 7%/năm, tăng 45% so với 5 năm trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2006 lên 45% năm 2011 vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 5% vượt chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt đã hoàn thành việc xây nhà cho 120 hộ nghèo và diện bảo trợ xã hội

Thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn cịn thấp so với mức bình quân chung của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3.48 triệu đồng (giá cố định năm 1994) năm 2005 lên 4.9 triệu đồng năm 2007 (giá cố định 1994) tăng 1.41 lần so với năm 2005.

* Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế

tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; CN-TTCN và XD, dịch vụ có bước tăng trưởng khá.

Để thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm tới là rất lớn. Đây là một sức ép về đất đai cần được giải quyết, quỹ đất để làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thơng, các cơng trình thủy lợi, các cơng trình cơng cộng khác là rất lớn, quỹ đất này lại chủ yếu lấy vào đất nơng nghiệp. Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phải hết sức tiết kiệm đất.

Trong thời gian tới với định hướng phát triển kinh tế là đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ thì nhu cầu chuyển đất nơng nghiệp sang xây dựng các cơng trình phục vụ phát triển cơng nghiệp và dịch vụ là rất lớn. Đất nơng nghiệp bình qn đầu người sẽ phải tiếp tục giảm. Do đó để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao và giá trị hàng hóa lớn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (bản docx) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w