Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của ha

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (bản docx) (Trang 86 - 99)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tá

4.3.4 Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của ha

dự án

4.3.4.1. Những kết quả đạt được

Với phương án bồi thường của hai dự án trên đây, Nhà nước đã thu hồi được một diện tích đất đáng kể phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Yên Phong nói riêng và của tồn tỉnh Bắc Ninh nói chung. Tổng diện tích thu hồi theo quyết định được phê duyệt của hai dự án là 233.180,0 m2, trong đó chủ yếu là thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản), đất chuyên dùng do UBND xã quản lý và có một phần diện tích nhỏ là đất ở.

Tính đến thời điểm hiện nay, phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của hai dự án trên đã xong, đã GPMB và giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư được tiến hành thuận lợi.

Đối với dự án xây dựng Nút giao liên thông giữa Khu công nghiệp Yên Phong, Tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 còn gặp một số vướng mắc sau:

- Năm 1992 UBND xã Long Châu có bán đất ở cho các hộ dân thôn Chi Long vên trục đường tỉnh lộ 286 tại thời điểm đó thì hành lang đường tỉnh lộ 286 chỉ là 10 m (tính từ tim đường). Nhưng theo quy hoạch mới mở rộng đường tỉnh lộ 286 thì hành lang đường là 14,5 m (tính từ tim đường). Do đó khi cấp GCNQSDĐ cho các hộ phải trừ đi 4,5 m so với thời điểm năm 1992, vì vậy khi lập hồ sơ thu hồi, bồi thường GPMB các hộ gia đình đề nghị Nhà nước xem xét bồi thường, hỗ trợ phần diện tích đất các hộ đã nộp tiền mua năm 1992.

- Việc tính áp giá tài sản trên đất cũng gặp khó khăn, nếu chỉ căn cứ vào quyết định 1132/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 28/8/2008 về việc ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trên thực tế chưa đủ để xây dựng mức giá

bồi thường phù hợp với nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi.

4.3.4.2. Đánh giá cơng tác bồi thường GPMB

a-Về chính sách bồi thường:

+ Đối với đất nơng nghiệp, diện tích đất được bồi thường phải là diện tích đất đo đạc thực tế theo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định tại điều 47 Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Diện tích đất bị thu hồi của hai dự án chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, do vậy được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Trong q trình xây dựng phương án bồi thường đất nông nghiệp phát sinh một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc bồi thường như sau:

Tại khoản 1- Điều 47 Nghị định 84/NĐ-CP quy định “Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế”. Nhưng nhiều hộ gia đình có diện tích đo đạc nhỏ hơn trong giấy tờ mà họ được chứng nhận quyền sử dụng đất đã không đồng ý với phương án bồi thường bằng với diện tích đo đạc thực tế.

Trên thực tế, trong quá trình sử dụng đất, những hộ gia đình này vẫn được cơng nhận diện tích như trong GCN QSDĐ và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm so với thực tế. Chỉ khi có dự án, cần thu hồi đất để GPMB thì thửa đất mới được đo đạc chính xác, dẫn đến sự chênh lệch về diện tích và những khúc mắc nảy sinh trong xây dựng phương án bồi thường. Để giải quyết vướng mắc này, tại điều 3 - Quyết định 171/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã quy định cụ thể như sau: Trường hợp diện tích thửa đất đo đạc thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà Uỷ ban nhân dân

cấp xã không xác định được phần diện tích lớn hơn đó là đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng

ích thì tồn bộ diện tích đo đạc thực tế của thửa đất được bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân như diện tích giao đất ổn định lâu dài. Theo quyết định trên thì những hộ gia đình có diện tích chênh lệch so với đo đạc vẫn được tính bồi thường như diện tích trong GCN QSDĐ, điều này mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân có đất bị thu hồi trong các dự án trên địa bàn huyện Yên Phong cũng như tại các địa phương khác của tỉnh Bắc Ninh.

+ Đối với đất phi nông nghiệp: các loại đất chuyên dùng đều không lập phương án bồi thường vì do UBND xã quản lý. Trong hai dự án trên, chỉ có dự án xây dựng Nút giao liên thông giữa Khu công nghiệp Yên Phong, Tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 có thu hồi đất ở. Do điều kiện quỹ đất địa phương có hạn nên chưa có dự án tái định cư cho những hộ bị thu hồi đất ở.

+ Đối với tài sản trên đất bao gồm nhà cửa, cơng trình xây dựng, cây trồng, vật ni và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo Quyết định 1132/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Những tài sản là cây trồng, vật ni, cơng trình xây dựng trên đất phát sinh sau khi có thơng báo thu hồi đất thì khơng được tính bồi thường hỗ trợ.

b-Về chính sách hỗ trợ

Theo Quyết định 171/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2009 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh quy định một số nội dung thực hiện các nghị định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tại khoản 1 - Điều 8 quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp giao ổn định lâu dài thì được hỗ trợ để ổn định đời sống, ổn định sản xuất là 10.000 đồng/m2. Song trên thực tế phương án bồi thường của dự án xây dựng Nút giao liên thông giữa Khu công nghiệp Yên Phong, Tỉnh lộ 286

và Quốc lộ 18 (được lập trước khi ban hành Quyết định 171) có mức hỗ trợ ổn định đời sống cho nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp là 5.300 đồng/m2. Mức hỗ trợ này còn thấp so với mặt bằng chung giá cả thị trường hiện nay.

c-Về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB

Đối với hai dự án trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nói trên, việc tổ chức thực hiện cơng tác bồi thường, GPMB tương đối đúng quy trình, thể hiện ở ba giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1 - Lập phương án tổng thể

- UBND tỉnh ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất (văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư)

- Sở TN và MT chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của Chủ đầu tư) lập phương án tổng thể và nộp 01 bộ tại Sở Tài chính để thẩm định.

- Cơ quan tài chính phối hợp với Sở TN và MT cùng các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình UBND tỉnh xét duyệt.

- Căn cứ vào Tờ trình của Cơ quan tài chính, UBND tỉnh ký QĐ phê duyêt phương án tổng thể

+ Giai đoạn 2 - Quyết định thu hồi đất:

- Tổ chức giải phóng mặt bằng thơng báo với người đang sử dụng đất về Phương án tổng thể

- Sở TN & MT trình UBND tỉnh về QĐ thu hồi đất, căn cứ vào đó UBND tỉnh ký QĐ thu hồi đất

- QĐ thu hồi đất gửi đến người có đất bị thu hồi và niêm yết tại trụ sở UBND xã, Hội trường các thơn có đất bị thu hồi

khai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai + Giai đoạn 3 - Lập phương án chi tiết

- Tổ chức giải phóng mặt bằng lập Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Căn cứ Tờ trình của Sở tài chính, UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường chi tiết

- Phổ biến và niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường chi tiết tại UBND xã, Hội trường các thôn và người sử dụng đất

- Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường

4.3.4.3. Nhận xét chung

Qua tìm hiểu, phân tích việc triển khai cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 2 dự án xây dựng Nút giao liên thông giữa đường giao thông Khu công nghiệp Yên Phong, Tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 và dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong, tôi nhận thấy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua có những ưu điểm và tồn tại sau:

a- Những hạn chế của chính sách hiện hành:

- Qua q trình phân tích, xử lý số liệu, tôi nhận thấy việc thực hiện các nội dung xung quanh vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã cơ bản thực hiện theo đúng chính sách pháp luật hiện hành (Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP và các quyết định của UBND tỉnh…). Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất ngày càng được quan tâm và hoàn thiện để đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong công tác GPMB, Đối tượng được bồi thường thiệt hại do thu hồi đất ngày càng được xác định đầy đủ, chính xác và phù hợp hơn với tình hình thực tế của xã hội. Mức bồi thường thiệt hại ngày càng cao, tạo điều kiện cho những người bị ảnh hưởng

khi thu hồi đất có thể đảm bảo được một phần cuộc sống.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật, chính sách bồi thường, hỗ trợ vẫn cịn có những hạn chế và khó khăn nhất định. Cho đến nay các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tuy đã có quy định, hướng dẫn một cách chi tiết về công tác thu hồi đất để GPMB song vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể có một số tồn tại trên địa bàn như sau:

+ Các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương và của tỉnh còn thiếu đồng bộ, chưa chi tiết cụ thể tới từng trường hợp, nhất là đối với đất tạm giao, đất khốn giao thầu cho các hộ gia đình cá nhân (chính sách bồi thường đất cơng ích 30% chưa cụ thể rõ ràng theo từng năm).

+ Do công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo xuất phát từ khi giao ruộng năm 1993 đến nay chưa có điều kiện kiểm tra xem xét thực tế của các hộ gia đình nhất là đối với cán bộ thơn, xã cịn có biểu hiện gíấu ruộng, thơng đồng với nhau để trốn thuế nơng nghiệp và các nghĩa vụ khác nên khi thu hồi đất phần diện tích dư thừa thường là cán bộ thơn, xã hoặc người thân của họ, gây nên mâu thuẫn trong nhân dân.

- Về giá đất bồi thường:

Nhìn chung giá đất bồi thường thiệt hại đã được điều chỉnh linh hoạt với mỗi dự án trên cơ sở khung giá đất do UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên chính sách của Nhà nước về bồi thường cịn chậm đổi mới, nhất là chính sách về giá cả bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện theo đúng quy định, các mức hỗ trợ được tính cho từng cơng việc và từng đối tượng. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung nhằm giúp các hộ bị di chuyển có nơi ở mới, ổn định đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách về trợ cấp khó khăn cho các đối tượng khơng cịn đất để sản xuất

nông nghiệp, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm dự án phục hồi, tái tạo thu nhập

cho những hộ nơng dân ở khu vực có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi lớn bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới, ổn định đời sống.

- Về công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ:

Công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ hiện nay còn nhiều yếu kém, biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

+ Hồ sơ, tài liệu ban đầu xác định quyền sử dụng đất đối với từng loại đất cụ thể còn thiếu. Hồ sơ về đất đai là cơ sở quyết định tình trạng pháp lý của đất đai theo từng chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, do trải qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách pháp luật đất đai... nhiều hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nhưng khơng có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng trên đó khơng ghi đầy đủ các yếu tố thơng tin cần thiết, cịn tồn tại nhiều vấn đề về xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất chưa được giải quyết dứt điểm.

+ Cơng tác quy hoạch của từng cơng trình, từng dự án cịn nhiều thay đổi trong q trình thi cơng dẫn đến việc thực hiện bồi thường GPMB bị động, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

+ Hiện nay, hầu hết quỹ đất của địa phương đã được giao hoặc cho thuê và đã có chủ sử dụng nên khơng cịn quỹ đất để thực hiện việc hỗ trợ bằng bố trí đất dịch vụ hoặc đất ở. Trường hợp vẫn thực hiện hình thức hỗ trợ này thì lại phải tiếp tục thu hồi đất của người khác. Điều đó khiến việc thu hồi đất trở thành một cái vòng luẩn quẩn, phát sinh thêm nhiều vấn đề xã hội cần phải xử lý.

+ Các chính sách hỗ trợ đều chưa quy định biện pháp có tính pháp lý cao và cụ thể (về mặt định lượng) đối với việc bố trí tạo việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất nên trong thực tế nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất chưa được chuyển đổi nghề. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp nhận tuyển dụng số lao động địa phương. Nhiều hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp khi muốn chuyển sang sản xuất kinh doanh nhưng thiếu mặt bằng, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.

thường, hỗ trợ trong nhân dân để chính họ có thể am hiểu và tự giác thực hiện.

b- Ưu điểm:

Bên cạnh những hạn chế về mặt chính sách, khơng thể khơng kể đến những mặt tích cực trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện Yên Phong trong thời gian qua. Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- UBND tỉnh cùng với UBND huyện Yên Phong đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn. Nội dung văn bản của địa phương phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành và có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương.

- Các nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của chính phủ và các quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, cụ thể:

+ Đối tượng và điều kiện để được bồi thường hỗ trợ được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, có lý, có tình và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (bản docx) (Trang 86 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w