Văn viết mô tả số liệu

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích số liệu SAS (Trang 134 - 135)

Không phải tất cả các số liệu phân tích hay kết quả nghiên cứu đều phải trình bày ở dạng bảng hay biểu đồ. Những số liệu đơn giản, chỉ nên trình bày ở dạng văn viết và cho các số liệu vào trong ngoặc. Ví dụ, “Số con đẻ ra trên lứa của lợn Móng Cái (11,3 ± 0,8) cao hơn lợn Landrace (10,1 ± 0,7), (P <0,01)”. Hoặc với một kết quả khảo sát chỉ có một vài con số kiểu nhƣ trong một đàn vật nuôi có 45% đực và 55% cái thì không cần thiết phải dùng bảng hay biểu đồ vì có thể viết ngắn gọn hơn. Ví dụ, có thể viết “Theo kết quả khảo sát thì đàn vật nuôi có 45% đực” (đƣơng nhiên là có 55% cái, cũng không cần phải viết).

Mặt khác, vì dữ liệu là “bột” để “gột” thành một công bố khoa học nên đối với các số liệu quan trọng thì ngoài việc trình bày trong các bảng hay biểu đồ (gọi chung là

bảng biểu) chúng cũng cần đƣợc diễn giải bằng lời để hƣớng dẫn cho ngƣời đọc dễ theo dõi. Tác giả phải viết sao cho ngƣời đọc không cần nhìn vào bảng biểu vẫn có thể nắm đƣợc nội dung và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Do vậy, khi mô tả một bảng biểu, tác giả cần tìm những câu từ rõ ràng và súc tích nhất mà không cần viết lại những con số đã có trong bảng biểu để trả lời những câu hỏi quan trọng sau:

1. Bảng biểu đó nói về nội dung gì?

2. Những thông tin chính trên bảng biểu đó là gì? 3. Thông điệp chính của bảng biểu đó là gì?

Ví dụ, để mô tả biểu đồ 3.5 ở trên có thể viết theo hai cách nhƣ sau:

Cách 1: “Biểu đồ 3.5 cho thấy tần số xuất hiện của 3 kiểu gen Halothane (NN, Nn và nn) ở lợn sơ sinh Pietrain. Trong tổng số 2.760 lợn con theo dõi có 668 con (chiếm 24,2%) mang kiểu gen NN, 1.368 con (chiếm 49,6%) mang kiểu gen Nn và 724 con (chiếm 26,2%) mang kiểu gen nn. Như vậy, lợn con mang kiểu gen Nn chiếm tỷ lệ cao

nhất.” Cách viết này rất phổ biến hiện nay trong các luận án, nhƣng thực ra đó chỉ là cách mất thời gian “phiên dịch” lại biểu đồ sang văn viết mà không nói thêm đƣợc thông tin gì, không nêu đƣợc đâu là thông điệp chính, nên không cần thiết vì ngƣời đọc đã có thể dễ dàng đọc và thấy đƣợc những gì vừa viết lại ngay trên biểu đồ rồi.

Cách 2: “Theo biểu đồ 3.5, tần số xuất hiện của 3 kiểu gen Halothane NN, Nn và nn ở lợn sơ sinh Pietrain xấp xỉ với tỷ lệ 1:2:1”. Cách viết này ngắn gọn, khách quan, không lặp lại các con số trong biểu đồ mà vẫn đáp ứng đƣợc 3 câu hỏi nêu trên, cụ thể là biểu đồ 3.5 có (1) nội dung về “…kiểu gen Halothane … ở lợn sơ sinh Pietrain…”

với (2) thông tin chính là “…, tần số xuất hiện của 3 kiểu gen… NN, Nn và nn…” và (3) thông điệp chính là “…, tần số xuất hiện... xấp xỉ với tỷ lệ 1:2:1”. Đây là một thông điệp để làm tiền đề cho trong phần Thảo luận có thể đặt câu hỏi chẳng hạn nhƣ “Phải chăng đàn lợn bố mẹ Pietrain ở đây có cùng kiểu gen Nn nên mới có tỷ lệ phân ly như vậy ở đời con? Nếu tác giả chứng minh đƣợc không phải vậy (đã biết chính xác kiểu gen của đàn bố mẹ chẳng hạn) nhƣng cũng chƣa tìm đƣợc lý do nào khác để trả lời xác đáng thì đó có thể lại là cơ sở để hình thành nên một câu hỏi nghiên cứu mới.

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích số liệu SAS (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)