Đạo văn (plagiarism) là công bố ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tƣởng, hay cách diễn đạt của ngƣời khác nhƣ là những gì do mình tự tạo ra. Sao chép bất cứ thứ gì mà không ghi rõ tác giả của nó đều bị coi là đạo văn. Chẳng hạn nhƣ việc sử dụng ý tƣởng hay câu văn của ngƣời khác mà không ghi rõ nguồn gốc, đặc biệt là việc trình bày những ý tƣởng và từ ngữ của ngƣời khác trƣớc các diễn đàn khoa học và công cộng nhƣ là ý tƣởng và từ ngữ của chính mình. Xuất bản lại cùng dữ liệu đã công bố của chính mình cũng bị coi là đạo văn.
Theo Merriam-Webster Dictionary (http://www.merriam-webster.com), đạo văn nghĩa là:
- Ăn cắp và hình thành những ý tƣởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tƣởng của ai đó;
- Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn;
- Giới thiệu một ý tƣởng hay sản phẩm mới đƣợc chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trƣớc.
Thậm chí mặc dù ngƣời viết đã dẫn nguồn nhƣng vẫn bị coi là đạo văn trong những trƣờng hợp sau:
- Dẫn tên tác giả nhƣng không điền thông tin trích dẫn cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo nhƣ năm xuất bản, trang, chƣơng mục...
- Cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy đƣợc nguồn chính xác
- Có dẫn nguồn nhƣng không có dấu trích dẫn khi đoạn đó đƣợc sao chép nguyên văn
- Có chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo nhƣng không trích dẫn tiếp khi sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn
Đạo văn đƣợc xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật. Trong môi trƣờng học thuật và công việc, đạo văn là một hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng; một số trƣờng hợp đạo văn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền. Đạo văn đƣợc coi là lỗi nghiêm trọng, có thể chôn vùi sự nghiệp của bất cứ ai, không có ngoại lệ hay bất cứ biện hộ nào đƣợc chấp nhận. Ngƣời nào đạo văn sẽ bị phạt, bị đình chỉ và thậm chí bị đuổi học hay đuổi việc. Do đó, một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của ngƣời khác, tác giả phải ghi rõ nguồn và tên trích dẫn từng đoạn/từng ý một. Trong một số trƣờng hợp cần phải xin phép.
Có rất nhiều công cụ phát hiện đạo văn online, chẳng hạn nhƣ phần mềm CopyCatch Gold, các trang web tìm kiếm nhƣ Google hay AltaVista… Hiện nay, Turnitin là trang phát hiện đạo văn đƣợc sử dụng rộng rãi tại các trƣờng đại học trên thế giới. Ở nhiều trƣờng đại học, giáo viên luôn yêu cầu sinh viên nộp tiểu luận, luận văn hay luận án của mình qua một chƣơng trình chống đạo văn nào đó. Chỉ có những sinh viên đã qua đƣợc “kiểm duyệt đạo văn” đó mới đƣợc phép gửi bài đến giáo viên qua hình thức điện tử hay bản in.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu các phƣơng pháp trình bày kết quả nghiên cứu? 2. Thế nào là bảng số liệu? Cách trình bày?
3. Biểu đồ là gì? Cách chọn loại biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu? 4. Nguyên tác dùng văn viết mô tả số liệu?
5. Phƣơng pháp chuẩn bị báo cáo cáo khoa học trình bày trong hội nghị khoa học? 6. Nêu cách thuyết trình báo cáo khoa học trình bày trong hội nghị khoa học? 7. Yêu cầu và cách thức trả lời chất vấn sau thuyết trình cáo khoa học? 8. Khái niệm và phân loại bài báo khoa học?
9. Cấu trúc của bài báo khoa học gốc?
10. Cần chuẩn bị những gì trƣớc khi viết bài báo khoa học? 11. Cách viết từng phần của bài báo khoa học?
12. Luận án tiến sĩ là gì? Sự giống và khác nhau giữa luận án tiến sĩ và bài báo khoa học? 13. Yêu cầu chung đối với luận án tiến sĩ?
14. Cấu trúc của luận án tiến sĩ?
15. Nội dung và cách viết các phần chính của luận án? 16. Nêu nhƣng yêu cầu cơ bản của văn phong khoa học.
Chƣơng 4
THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Theo Quy chế đào tạo tiến sĩ phần quan trọng nhất trong chƣơng trình đào tạo mà mọi nghiên cứu sinh đều phải thực hiện là đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh không những phải biết thực hiện thí nghiệm, mà phải có kỹ năng phân tích kết quả và công bố kết quả nghiên cứu. Do vậy, mục đích của Chƣơng này là giúp nghiên cứu sinh “học qua hành” để củng cố các kỹ năng quan trọng đó sau khi đã có các kiến thức học từ các chƣơng trƣớc.