Nội dung và cách viết các phần chính của một luận án tiến sĩ về cơ bản cũng gần giống nhƣ các phần tƣơng tự của một bài báo khoa học. Học viện Nông nghiệp Việt Nam có “Hƣớng dẫn cách viết và trình bày Luận án tiến sĩ”, mỗi NCS có trách nhiệm tìm hiểu chi tiết của hƣớng dẫn này để tuân thủ đúng quy định.Nội dung luận văn/luận án thông thƣờng gồm nhiều phần và mỗi phần có thể cấu trúc nhƣ chƣơng hay phần và các tiểu mục và tiểu mục phụ đi kèm. Sau đây là nội dung và cách viết các phần chính của luận án tiến sĩ.
a. Phần mở đầu
Phần mở đầu cung cấp thông tin ngắn gọn nhƣng cần thiết để giúp cho ngƣời đọc hiểu ý tƣởng nghiên cứu (vấn đề, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu), mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài luận án. Phần mở đầu thƣờng chiếm khoảng 5% độ dài của luận án, trong đó tác giả phải trình bày các nội dung sau:
- Tính cấp thiết của đề tài luận án: Xác định vấn đề nghiên cứu, cụ thể là lập luận tại sao một vấn đề nào đó cần đƣợc quan tâm giải quyết và một số câu hỏi cụ thể cần đƣợc nghiên cứu trả lời. Do đó, phần này phải chứa đựng một số nội dung cốt lõi sẽ đƣợc đề cập tới ở chƣơng Tổng quan tài liệu. Tác giả phải tổng hợp cô đọng, súc tích, có trích dẫn những phát hiện chủ yếu, đặc biệt những phát hiện mới nhất, để thể hiện đƣợc tổng quan ngắn gọn về những gì đã biết, những gì chƣa biết, những gì còn tranh luận xung quanh vấn đề nghiên cứu để cuối cùng dẫn đến luận đề nghiên cứu (cần chứng minh điều gì?) nhằm lấp khoảng trống tri thức hiện tại hay tìm giải pháp cho vấn đề đang đƣợc quan tâm. Thông thƣờng một đề tài luận án quan tâm đến một vấn đề “cấp thiết” của ngành/lĩnh vực chuyên môn, từ đó đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu cho đề tài (nên 2-4) nhằm làm sáng tổ một số khía cạnh cụ thể của vấn đề đó.
- Giả thuyết khoa học: Nêu giả thuyết khoa học (sự tiên đoán hay câu trả lời ƣớm thử) cho từng câu hỏi nghiên cứu và phác thảo ngắn gọn cách kiểm định giả thuyết đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.
- Mục tiêu nghiên cứu: Nêu những điểm cụ thể cần đạt đƣợc thông qua thực hiện đề tài luận án nhằm kiểm định từng giả thuyết hay giải quyết vấn đề/câu hỏi nghiên cứu. Do đó các mục tiêu nghiên cứu cụ thể phải logic với tính cấp thiết và (các) câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết khoa học đã nêu.
- Những đóng góp mới: Luận án bắt buộc phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, do đó tác giả phải nêu bật đƣợc đâu là tính mới của đề tài luận án. Chú ý, đây không phải là những gì lần đầu tiên đƣợc thực hiện (new doings) ở đâu đó nhƣ nhiều luận án vẫn nêu mà phải là những phát hiện mới (new findings).
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Nêu rõ những phát hiện mới từ đề tài luận án có góp phần gì vào việc lấp khoảng trống tri thức hiện tại (ý nghĩa khoa học) hay tìm giải pháp hữu ích cho vấn đề đang đƣợc quan tâm, đặc biệt là những vấn đề nóng nảy sinh trong thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn).
b. Tổng quan tài liệu
Khác với bài báo khoa học trong luận án tiến sĩ cũng nhƣ luận văn thạc sĩ có một chƣơng riêng về tổng quan tài liệu. Chƣơng này nhằm phân tích, đánh giá có biện luận các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố (trong và ngoài nƣớc) có liên quan mật thiết đến đề tài luận án; chỉ ra đƣợc những gì đã biết, đã đƣợc giải quyết cũng nhƣ những gì chƣa biết, còn tồn tại mà luận án tập trung giải quyết. Vì đề tài luận án là một nghiên cứu gốc nhằm đóng góp vào tri thức khoa học hiện tại hay tri thức nghề nghiệp nên tổng quan tài liệu phải thiết lập đƣợc tính mới cho luận án. Nguyên tắc chung là “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết” (Khổng Tử, 551-479 TCN), nghĩa là trong chƣơng này nghiên cứu sinh phải thể hiện mình “thật là biết” về những gì đã biết và cả những gì chƣa biết xung quanh vấn đề quan tâm nhằm biện minh cho sự cần thiết và định hƣớng cho đề tài nghiên cứu của mình.
Tổng quan tài liệu chiếm khoảng 25-30% của luận án, trong đó thông qua tổng hợp tài liệu và tƣ duy biện luận, nghiên cứu sinh cần:
- Xác định những khoảng trống trong tri thức hiện tại về vấn đề nghiên cứu; - Chỉ rõ những nhận thức về những phát triển quan trọng trong lĩnh vực đó; - Nêu rõ những quan điểm khác nhau và những vấn đề còn tranh luận;
- Đánh giá có biện luận những điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu trƣớc của các tác giả khác và cả của chính mình (nếu có);
- Chứng minh nghiên cứu của mình là sự tiếp nối/dựa trên những công trình trƣớc đây và đề ra điểm xuất phát của vấn đề nghiên cứu của chính mình;
- Chứng minh tầm quan trọng và sự phù hợp của đề tài luận án; - Định hƣớng giải quyết vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án.
Nghiên cứu sinh cần tránh viết tổng quan tài liệu theo kiểu liệt kê rời rạc các công trình nghiên cứu trƣớc đây mà không sắp xếp theo một thiết kế tổ chức ý tƣởng nào cả hay không có đánh giá, biện luận của chính mình. Mặt khác, những kiến thức chung và phổ biến nhƣ trong giáo trình và sách phổ biến kiến thức chuyên môn cũng không đƣa vào phần này vì yêu cầu là phải cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hẹp để đảm bảo rằng đề tài luận án không lặp lại mà chỉ là sự tiếp nối nhằm bổ sung thêm kiến thức mới.
Để viết tổng quan tài liệu, nghien cứu sinh phải sƣu tầm tài liệu, tổng hợp, đánh giá có biện luận các công trình đã đƣợc tiến hành, nhất là những công trình nổi bật trong thời gian gần đây trong phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài, từ đó rút ra những điểm chính và dự đoán xu hƣớng của các nghiên cứu trong tƣơng lai. Các nội dung trong tổng quan tài liệu phải đƣợc sắp xếp một cách logic xung quanh một luận đề chính nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cần thiết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu của đề tài luận án. Cần phải nhóm lại thành các nhóm ý tƣởng của các tác giả khác nhau, trên cơ sở đó hình thành những quan điểm/đánh giá của chính mình. Thông
thƣờng thì tổng quan tài liệu đƣợc thiết kế theo dạng hình phễu: bắt đầu ở mức tổng quát, thu hẹp dần để dẫn dắt đến từng câu hỏi nghiên cứu.
Về mặt cấu trúc viết, một tổng quan tài liệu là một chỉnh thể thống nhất và có hình thức giống nhƣ một bài báo khoa học tổng quan (review paper). Mặc dù không có một quy định thống nhất nào, nhƣng thông thƣờng thì chƣơng tổng quan tài liệu gồm có phần mở đầu/giới thiệu, phần thân và phần kết luận; tất cả gắn kết với nhau một cách logic xoay quanh một trục luận điểm chính hƣớng tới câu hỏi nghiên cứu. Phần mở đầu viết ngắn gọn nhằm giới thiệu vấn đề nghiên cứu và dàn ý của chƣơng tổng quan tài liệu. Phần thân đƣợc chia thành nhiều tiểu mục nhằm tổng hợp và đánh giá hiện trạng tri thức về các khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề nghiên cứu (liên quan đến các mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài). Phần kết luận tóm tắt lại những bằng chứng đã trình bày, ý nghĩa của chúng và dẫn ra những khoảng trống kiến thức hiện tại (những gì chƣa biết), từ đó định hƣớng cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua đề tài luận án nhƣ là một sự tiếp nối các công trình nghiên cứu trƣớc đó nhằm bổ sung kiến thức mới.
c. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng/phần này nhằm mô tả cách tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra,... để thu thập thông tin, số liệu trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Về căn bản, phần này cần mô tả theo trình tự logic: nội dung nghiên cứu, cách thiết kế và tiến hành nghiên cứu, những vật liệu và phƣơng pháp nào đã đƣợc sử dụng, cách thu thập, xử lý và phân tích số liệu. Nói một cách khác, chƣờng/phần này nhằm trả lời đƣợc những câu hỏi: Làm những gì (what)? Làm nhƣ thế nào (how)? Tại sao lại sử dụng phƣơng pháp đó (why)? Tiến hành khi nào (when)? Và ở đâu (where)? Để đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể của đề tài.
Do đó, chƣơng/phần này thƣờng chiếm tối đa 15% độ dài của luận án và có các tiểu mục sau:
- Đối tƣợng/Vật liệu nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu là sự vật, hiện tƣợng đƣợc lựa chọn để xem xét trong đề tài nghiên cứu. Cách viết mục này tƣơng tự nhƣ đối với bài báo khoa học (xem mục 3.3.3).
- Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn nghiên cứu của đề tài, bao gồm giới hạn về đối tƣợng, thời gian và không gian/địa điểm nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu. Trả lời câu hỏi đã làm những gì để đạt đƣợc mục tiêu của đề tài luận án này? Do đó, nội dung nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu của đề tài: có mục tiêu nghiên cứu thì phải có nội dung nghiên cứu để đạt đƣợc, và ngƣợc lại. Do đó các nội dung nghiên cứu phải đƣợc sắp xếp tƣơng ứng với từng mục tiêu cụ thể của đề tài, có bao nhiêu mục tiêu thì có bấy nhiêu nhóm nội dung nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu. Cách viết mục này tƣơng tự nhƣ đối với bài báo khoa học (xem mục 3.3.3) nhằm làm rõ: (1) Thiết kế thí nghiệm, (2) Quy trình thực hiện, (3) Phƣơng pháp thu thập số liệu (trong quá trình thí nghiệm và cách tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu) và (4) Phƣơng pháp xử lý thống kê số liệu. Việc mô tả phƣơng pháp phải
đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và cụ thể để đồng nghiệp có thể tham khảo và lặp lại đƣợc nghiên cứu một cách chính xác.
d. Kết quả và thảo luận
Kết quả và thảo luận có thể trình bày trong cùng chƣơng hay cùng trong mỗi mục/tiểu mục, trình bày kết quả trƣớc và thảo luận sau đó. Tuy nhiên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến khích (không bắt buộc) nghiên cứu sinh viết tách kết quả (mang tính khác quan) và thảo luận (mang tính chủ quan) thành 2 phần hay chuơng riêng. Phần kết quả và thảo luận thƣờng chiếm tối thiểu 50% độ dài của của luận án. Nguyên tắc chung để viết kết quả và thảo luận cũng tƣơng tự nhƣ đối với bài báo khoa học (xem Mục 3.3.3).
Kết quả phải đƣợc trình bày đƣợc chính xác và nêu bật đƣợc những phát hiện chính của đề tài và phải đƣợc tổ chức theo trình tự thông tin phù hợp với câu hỏi/mục tiêu nghiên cứu đề ra. Do đó, cần trình bày kết quả theo các tiểu mục tƣơng ứng với các nội dung nghiên cứu nhằm trả lời từng câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, một điều cần đặc biệt lƣu ý là các kết quả trình bày trong luận án phải nhất quán với những kết quả đã đƣợc công bố trƣớc đó trong các bài báo nhƣ là một điều kiện để bảo vệ luận án.
Thảo luận là phần đƣợc coi là khó nhất đối với nghiên cứu sinh vì nó đòi hỏi tác giả phải am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu để biết cách giải thích kết quả, trả lời câu hỏi nghiên cứu, biện minh cho phƣơng pháp và đánh giá có biện luận nghiên cứu của mình. Hơn thế, tác giả phải giải thích và khái quát hoá đƣợc kết quả nghiên cứu, đƣa ra những luận điểm, nhận thức mới và chỉ ra ý nghĩa của các phát hiện mới. Việc đƣa ra luận điểm phải dựa trên luận cứ cụ thể, đáng tin cậy với các luận chứng hợp lý3. Ngoài ra, tác giả cần phân tích, nhận biết đƣợc cả những hạn chế và tồn tại của đề tài luận án.
e. Kết luận và kiến nghị
Kết luận phải rút ra đƣợc những câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của đề tài và nêu đƣợc sự đóng góp cho tri thức khoa học, thực tiễn hay khả năng ứng dụng vào những lĩnh vực liên quan. Kết luận phải mang tính khái quát hóa, đảm bảo độ tin cậy và có giá trị trên cơ sở suy luận quy nạp từ chính kết quả nghiên cứu của đề tài luận án (với bằng chứng cụ thể). Tránh viết kết luận theo kiểu tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu (nêu những con số) mà phải làm rõ những kết quả đó nói lên điều gì theo mục tiêu đặt ra của đề tài. Phần kết luận cũng có thể gồm những hạn chế của nghiên cứu.
Kiến nghị phải đƣa ra những đề xuất cụ thể cho nghiên cứu tiếp theo để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu mới nảy sinh từ đề tài luận án. Tác giả cũng có thể đề nghị sử dụng những kết quả nghiên cứu mới từ đề tài luận án. Các kiến nghị phải nêu cụ thể nhƣ là sản phẩm có ý nghĩa của đề tài luận án, chứ không nêu chung chung dạng nhƣ “Đề
3
Luận điểm là ý kiến của ngƣời viết về vấn đề/câu hỏi đƣợc đặt ra. Luận cứ là những bằng chứng, lý lẽ đƣợc dùng để thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng là cách thức phối hợp, tổ chức các bằng chứng và lý lẽ để thuyết minh cho luận điểm.
nghị tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để có kết luận chính xác hơn” (ngƣời đọc sẽ hiểu là đề tài luận án thực hiện chƣa đƣợc tốt) hay “Đề nghị cho áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài này vào sản xuất” (không biết áp dụng cái gì vào cái gì?).