Sau một bài thuyết trình báo cáo khoa học lúc nào cũng có phần vấn đáp (Q&A). Đây là phần quan trọng không kém phần nội dung. Sau đây là một vài nguyên tắc theo gợi ý của Giáo sƣ Nguyễn Văn Tuấn (2012):
- Mời khán giả đặt câu hỏi hay bình luận. Sau khi trình bày xong báo cáo và nói lời cám ơn khán giả, ngƣời báo cáo cần chủ động mời khán giả đặt câu hỏi và/hay bình luận về bài báo cáo của mình.
- Lắng nghe và hiểu rõ câu hỏi. Tập trung chú ý để nghe rõ các câu hỏi của khán giả và phải đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trƣớc khi trả lời. Nếu chƣa nghe rõ phải hỏi lại cho chắc chắn, nhất là khi có ngƣời hỏi nhiều câu hỏi một lúc hay trong hội thảo bằng ngôn ngữ nƣớc ngoài. Không đƣợc trả lời khi chƣa biết đƣợc ngƣời ta muốn hỏi gì.
- Lịch sự với khán giả. Khi khán giả đang hỏi hay bình luận, không đƣợc ngắt lời họ, mà phải chờ cho họ nói xong mình mới trả lời. Nếu có những câu hỏi “kém thông minh” thì ngƣời báo cáo cần phản ứng “lịch sự” bằng cách xin phép “không trả lời ở đây”. Tuyệt đối không lên lớp ngƣời hỏi mình dù cho câu hỏi có vô duyên hay kém cỏi đến đâu. Không bao giờ nổi nóng tranh cãi khi có ngƣời hỏi “xấc” hay muốn lên lớp
mình mà phải bình tĩnh tìm cách khéo léo “xua đuổi” câu hỏi/bài giảng của họ. Ví dụ, có thể nói “tôi xin phép không trả lời câu hỏi này ở đây vì thời gian không cho phép, nhƣng tôi đã đề cập đến vấn đề này trong bài viết đầy đủ của tôi rồi”. Đó là cách nói gián tiếp “anh hãy về đọc lại bài của tôi”.
- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Thông thƣờng chỉ có khoảng 5 phút cho hỏi và trả lời sau mỗi báo cáo. Do vậy trả lời phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.
- Biết xử lý câu hỏi khó. Nếu câu hỏi khó quá hay ngoài khả năng trả lời của mình thì ngƣời báo cáo có thể né tránh một cách lịch sự. Có một cách khác, nhất là đối với nghiên cứu sinh, là “đá bóng” sang nhờ thầy của mình hay một “cây đa, cây đề” nào đó đang có mặt.
- Chuẩn bị dự phòng. Nên chuẩn bị trƣớc một số bản chiếu dự phòng dành riêng cho những vấn đề không trình bày trong bài thuyết trình nhƣng có thể đƣợc hỏi đến.