Trong xu hướng chuyển dịch chung của hệ thống ngân hàng trong nước - đó là đưa nhóm KH cá nhân trở thành thành KH mục tiêu của ngân hàng – ngân hàng VIB cũng đưa KH cá nhân trở thành mục tiêu mũi nhọn của mình. Điều này có thể thấy rõ khi mà ngân hàng VIB bổ nhiệm ông Richard Harris - chuyên gia CBA sang Việt Nam theo chương trình chuyển giao năng lực (CTP), khi mà CBA trở thành cổ đông chiến lược của VIB - đảm nhận chức vụ Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ. Điều này cho thấy rõ chiến lược của VIB đưa dịch vụ ngân hàng bán lẻ trở thành một trọng tâm trong quá trình phát triển và hướng dịch vụ này theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cùng với đó, VIB đã áp dụng nhiều thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức
của Khối Ngân hàng bán lẻ để đảm bảo hiệu quả hoạt động các Phòng ban và đơn vị kinh doanh. VIB tiếp tục chuyển đổi thành công mô hình bán hàng và dịch vụ mới và đầu tư mạnh mẽ mở rộng hệ thống mạng lưới dịch vụ để đến gần KH hơn, nâng cao khả năng phục vụ nhu cầu KH một cách tối đa. Hệ thống đánh giá và quản trị hiệu quả làm việc đã được triển khai giúp cán bộ nhân viên đánh giá chính xác được hiệu quả công việc mà họ đạt được nhằm xây dựng văn hóa lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm và lấy sự hài lòng của KH làm thước đo thành công.
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên áp dụng mô hình kênh phân phối phi vật lý cùng với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường và cung cấp dịch vụ không hạn chế về không gian và thời gian cho KH, VIB đã không ngừng nỗ lực mở rộng phạm vi phục vụ KH thông qua kênh giao dịch trực tuyến và mạng lưới ATM.
2.2.2.3. Dịch vụ ngân hàng bán buôn – Khối KH doanh nghiệp:
Mảng dịch vụ KH doanh nghiệp (KHDN) luôn là thế mạnh và đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VIB. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động ở Việt Nam.
Sơ đồ 2.1 Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng Quốc tế
Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ và website của ngân hàng về sản phẩm dịch vụ
Biểu đồ 2.5 Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn trong 2010
Nhóm KH FDI và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Hai nhóm KH mà VIB đang đặc biệt hướng tới trong những năm qua đó là nhóm KH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Với những nỗ lực, chỉ qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 VIB đã bắt đầu bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường với việc phục vụ hơn 5000 KH doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mới, năng tổng số KH doanh nghiệp của VIB lên hơn 20.000 doanh nghiệp. Bên cạnh đó VIB không ngừng nâng cao năng lực trong việc phục vụ các KH doanh nghiệp lớn có chọn lục. Các chính sách sản phẩm và dịch vụ được phát triển, thiết kế phù hợp nhằm phục vụ theo đặc thù nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó chất lượng dịch vụ tập trung ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Dịch vụ thanh toán quốc tế hiện đại: Với mô hình thanh toán tập trung hiện đại, VIB liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong năm 2011 vừa qua, VIB tiếp tục đầu tư công nghệ, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm với mạng lưới ngân hàng đại lý uy tín rộng khắp toàn cầu. Với nguồn vốn ngoại tệ dồi dào, VIB đã cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế chất lượng cao cho các doanh nghiệp như: chuyển tiền quốc tế nhanh, phát hành, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu và phát hành bảo lãnh đối ứng nước ngoài…
Quản lý dòng tiền ngày càng hiệu quả cho doanh nghiệp:
Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm dành cho khách hàng DN của ngân hàng Quốc tế
Những gói giải pháp quản lý dòng tiền gồm quản lý các khoản phải thu, quản lý các khoản phải chi và quản lý tài khoản tập trung được VIB thiết kế để phục vụ theo đặc thù của từng doanh nghiệp phương châm: KH chỉ cần giao dịch với duy nhất một ngân hàng cho tất cả yêu cầu quản lý thanh khoản.
Ngoài những nỗ lực phục vụ doanh nghiệp ngày một tốt hơn, VIB còn xây dựng những chính sách, ưu đãi để cung cấp một dịch vụ toàn diện cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp với Dịch vụ Gói trả lương đa tiện ích Payroll. Tính đến cuối năm 2011, đã có hơn 600 doanh nghiệp mới sử dụng dịch vụ này, nâng tổng số doanh nghiệp sử dụng Payroll lên 2.000 doanh nghiệp
Ngân hàng trực tuyến VIB4U: Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VIB4u ngày càng tăng lên. Năm 2011 có gần 1.000 doanh nghiệp mới sử dụng, nâng tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tại VIB lên 5.000 doanh nghiệp. Bên cạnh việc không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng, công nghệ để phục vụ KH SME, năm 2011 đánh dấu một bước tiến lớn của dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VIB4U với việc triển khai thành công dịch vụ đối với các KH doanh nghiệp lớn, điển như: Tổng Công ty bảo hiểm AAA, Tổng Công ty Tin học HPT, Parkson Việt nam. Đồng thời, VIB cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ, tích hợp quản lý dòng tiền và thanh khoản của doanh nghiệp dưới dạng gói sản phẩm, đáp ứng các mô hình công ty Mẹ - Con, Tổng Công ty - Công ty thành viên
2.2.2.4. Quản trị rủi ro:
Trong bối cảnh nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của hệ thống, vấn đề Quản trị rủi ro đã được Ban lãnh đạo VIB đặt lên hàng đầu. Giữ được chất lượng tín dụng tốt, kiểm soát được nợ xấu và ngăn chặn được rủi ro hoạt động do các hành vi gian lận, lừa đảo, vi phạm đạo đức nghề nghiệp v.v… VIB sẽ trở nên an toàn hơn để đảm bảo phát triển bền vững trong những năm qua. Cùng với sự hỗ trợ thông qua chuyển giao năng lực từ cổ đông chiến lược CBA – một trong những Ngân hàng an toàn hàng đầu thế giới - VIB đang ngày càng hoàn thiện về cấu trúc, khung và chính sách quản trị rủi ro.
Quản lý rủi ro tín dụng: Nhận diện được những rủi ro và nguy cơ từ thị trường có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng và gây ra nguy cơ tổn thất cho VIB, Hội đồng quản trị và Ban điều hành VIB đã chú trọng đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống. Dự án Rà soát Danh mục
tín dụng của VIB đã được thực hiện bởi Công ty Kiểm toán Ernst & Young và dưới sự giám sát của các chuyên gia tư vấn đến từ CBA. Phạm vi công việc của dự án là rà soát toàn bộ danh mục tín dụng và kiểm tra các quy trình cấp tín dụng của VIB nhằm cung cấp những đánh giá độc lập về danh mục tín dụng của ngân hàng, xác định những điểm yếu làm suy giảm chất lượng tín dụng và tăng nợ xấu cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Quản lý rủi ro hoạt động (QTRRHĐ): Mô hình quản trị rủi ro hoạt động được triển khai theo mô hình 3 tầng bảo vệ.
- Tầng bảo vệ thứ nhất: Được thực hiện tại các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các bộ phận hỗ trợ vận hành.
- Tầng bảo vệ thứ hai: Được Được thực hiện tại các đơn vị quản lý trong đó phòng QLRRHĐ được tăng cường vai trò quản lý và là đơn vị chịu trách nhiệm chính, làm đầu mối phối hợp quản lý, kiểm tra hoạt động của các đơn vị trực tiếp kinh doanh.
- Tầng bảo vệ thứ ba: Được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện chức năng kiểm soát rủi ro độc lập, không tham gia hoạt động tác nghiệp và quản lý điều hành
VIB đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác QLRRHĐ như: Tổ chức rà soát, chỉnh sửa các quy trình quy định nội bộ nhằm phòng ngừa lỗ hổng gây rủi ro hoạt động; Chỉnh sửa bộ quy trình quy định hoạt động phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và trừng phạt kinh tế thương mại (AML/CTF/ETS) nhằm tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước …
2.2.3. Thực trạng hoạt động XHTD doanh nghiệp tại ngân hàng Quốc tế (VIB)
2.2.3.1. Văn bản quy định về xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quốc tế
Hoạt động xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quốc tế - VIB được thực hiện theo quy định số 203/2009/QĐ-VIB ngày 02/02/2009, ngoài ra còn căn cứ theo Quy chế Cho vay số 1356/2006/QC-VIB ngày 23/05/2006 của Hội đồng quản trị và được sửa đổi theo quyết định số 4862/2007/QĐ-VIB ngày 29/11/2007. Quy định này quy định gồm cả XHTD cá nhân và XHTD doanh nghiệp.
Tại quy định này, các khía cạnh cơ bản nhất của hoạt động xếp hạng tín dụng đều được nêu rõ như: Khái niệm XHTD, đối tượng và phạm XHTD, mục đích XHTD, các nguyên tắc XHTD, đồng thời quy định còn nêu rõ việc cho điểm tín dụng
căn cứ vào các tiêu chí nào, các tiêu chí đó được xác định ra sao, thang điểm được xác định và cho ra sao. Và phần quan trọng nhất đó là xác định việc xếp loại KH căn cứ vào điểm tín dụng.
Bảng 2.7 Bảng phân loại XHTD DN của ngân hàng Quốc tế
Nhóm nợ Điểm TD Hạng TD Mức độ rủi ro Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
90 – 100 AAA Đây là nhóm KH có khả năng hoàn trả khoản vay đặc biệt tốt
81 – 90 AA
KH có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản vay được xếp này là rất tốt
75 – 80 A
KH có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế. Khả năng hoàn trả được đánh giá là tốt
Nhóm 2 – Nợ cần chú
ý
70 – 75 BBB
KH có các chỉ số cho thây KH hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nghiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của KH
65 – 70 BB
KH ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên KH này đang đối mặt với với nhiều rủi ro tiềm ăn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 60 – 65 B
KH có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ nhiều hơn KH nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời KH vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH
56 -60 CCC KH hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, nó phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính kinh tế.
53 -56 CC
Nợ
nhóm 4 45 – 53 C
KH đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn được duy trì.
2.2.3.2. Hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm chấm điểm
Việc XHTD doanh nghiệp của ngân hàng VIB được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm trong hệ thống nội bộ của ngân hàng. Các Quan hệ KHDN sau khi tiến hành thu thập thông tin tài chính và phi tài chính của KH sau đó sẽ nhập thông tin vào hệ thống nội bộ sau đó hệ thống sẽ trả về kết quả. Ngoài lần chấm lần đầu, số lần tối đa được sửa đối với mỗi KH là 2 lần sau đó việc chấm điểm và xếp hạng buộc phải thực hiện duyệt điểm. Việc xác nhận thông tin tài chính của KH chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần. Điều này tăng tính khách quan của mô hình xếp hạng và kết quả xếp hạng.
Hình 2.1 Phần mềm XHTD sử dụng trong hệ thống XHTD nội bộ
Nợ
nhóm 5 20 – 45 D KH mất khả năng trả nợ, tổn thất đã thực sự xảy ra.
Nguồn : Quy định số 203/2009/QĐ – VIB về XHTD nội bộ
Sơ đồ 2.3 Quy trình chấm điểm khi sử dụng phần mềm chấm điểm tại VIB
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn XHTD nội bộ của ngân hàng Quốc tế VIB
Hình 2.2 Bảng kết quả chấm điểm và XHTD doanh nghiệp của NH Quốc tế - VIB
2.2.3.3. Quy trình chấm điếm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (VIB)
Hệ thống mới này chia theo 3 đối tượng: KH doanh nghiệp; KH cá nhân và KH định chế tài chính, với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng. Việc chấm điểm tín dụng KHDN được phân chia thành 2 nhóm KH: Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp quy mô lớn, trung bình và nhỏ, nhóm 2 là các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định ngành kinh tế: Việc xác định ngành nghề kinh doanh dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà đem lại tổng doanh thu trong 3 năm liên tục của KH hoặc ngành mà DN có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà DN có tiềm năng phát triển.
- Bước 2: Xác định quy mô: Quy mô dựa trên các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, Số lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu được tính trên thang điểm 1 -8 điểm. Quy mô của KH sẽ được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của 4 tiêu chí trên. Quy mô lớn từ 22 -32 điểm, Quy mô trung bình 12 – 21 điểm, Quy mô nhỏ từ 11 – 6 điểm.
- Bước 3 – Xác định loại hình sở hữu của Doanh nghiệp
- Bước 4 – Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, Chỉ tiêu thu nhập.
- Bước 5 – Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của KH, Chỉ tiêu trình độ quản lý và mô trường nội bộ doanh nghiệp, Chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng, Chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng đến ngành kinh doanh, Chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Bước 6 – Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng: Điểm KH = Điểm các tiêu chí tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm các tiêu chí phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Quy trình giám sát:
- Tại Chi nhánh, đơn vị xếp hạng:
Quản lý Quan hệ KH thực hiện nhập thông tin chấm điểm. Trưởng Chi nhánh, đơn vị kinh doanh duyệt thông tin chấm điểm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước các thông tin đầu vào chấm điểm xếp hạng tín dụng KH. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm rà soát lại kết quả chấm điểm tín dụng, xếp loại KH, kiểm soát và phê duyệt kết quả xếp hạng.
- Tại phòng Giám sát tín dụng:
Tập hợp kết quả chấm điểm tín dụng, lập báo cáo phân loại phục vụ công tác