Việc XHTD doanh nghiệp của ngân hàng VIB được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm trong hệ thống nội bộ của ngân hàng. Các Quan hệ KHDN sau khi tiến hành thu thập thông tin tài chính và phi tài chính của KH sau đó sẽ nhập thông tin vào hệ thống nội bộ sau đó hệ thống sẽ trả về kết quả. Ngoài lần chấm lần đầu, số lần tối đa được sửa đối với mỗi KH là 2 lần sau đó việc chấm điểm và xếp hạng buộc phải thực hiện duyệt điểm. Việc xác nhận thông tin tài chính của KH chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần. Điều này tăng tính khách quan của mô hình xếp hạng và kết quả xếp hạng.
Hình 2.1 Phần mềm XHTD sử dụng trong hệ thống XHTD nội bộ
Nợ
nhóm 5 20 – 45 D KH mất khả năng trả nợ, tổn thất đã thực sự xảy ra.
Nguồn : Quy định số 203/2009/QĐ – VIB về XHTD nội bộ
Sơ đồ 2.3 Quy trình chấm điểm khi sử dụng phần mềm chấm điểm tại VIB
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn XHTD nội bộ của ngân hàng Quốc tế VIB
Hình 2.2 Bảng kết quả chấm điểm và XHTD doanh nghiệp của NH Quốc tế - VIB
2.2.3.3. Quy trình chấm điếm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (VIB)
Hệ thống mới này chia theo 3 đối tượng: KH doanh nghiệp; KH cá nhân và KH định chế tài chính, với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng. Việc chấm điểm tín dụng KHDN được phân chia thành 2 nhóm KH: Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp quy mô lớn, trung bình và nhỏ, nhóm 2 là các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định ngành kinh tế: Việc xác định ngành nghề kinh doanh dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà đem lại tổng doanh thu trong 3 năm liên tục của KH hoặc ngành mà DN có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà DN có tiềm năng phát triển.
- Bước 2: Xác định quy mô: Quy mô dựa trên các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, Số lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu được tính trên thang điểm 1 -8 điểm. Quy mô của KH sẽ được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của 4 tiêu chí trên. Quy mô lớn từ 22 -32 điểm, Quy mô trung bình 12 – 21 điểm, Quy mô nhỏ từ 11 – 6 điểm.
- Bước 3 – Xác định loại hình sở hữu của Doanh nghiệp
- Bước 4 – Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, Chỉ tiêu thu nhập.
- Bước 5 – Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của KH, Chỉ tiêu trình độ quản lý và mô trường nội bộ doanh nghiệp, Chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng, Chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng đến ngành kinh doanh, Chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Bước 6 – Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng: Điểm KH = Điểm các tiêu chí tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm các tiêu chí phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Quy trình giám sát:
- Tại Chi nhánh, đơn vị xếp hạng:
Quản lý Quan hệ KH thực hiện nhập thông tin chấm điểm. Trưởng Chi nhánh, đơn vị kinh doanh duyệt thông tin chấm điểm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước các thông tin đầu vào chấm điểm xếp hạng tín dụng KH. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm rà soát lại kết quả chấm điểm tín dụng, xếp loại KH, kiểm soát và phê duyệt kết quả xếp hạng.
- Tại phòng Giám sát tín dụng:
Tập hợp kết quả chấm điểm tín dụng, lập báo cáo phân loại phục vụ công tác trích lập dự phòng rủi ro và các mục đích khác theo yêu cầu.
- Tại phòng chính sách tín dụng: Lập báo cáo kết quả triển khai xếp hạng của toàn hệ thống, đánh giá và đề xuất điều trỉnh bổ sung, sửa đổi nội dung và tỷ trọng các bộ tiêu chí của Hệ thống xếp hạng tín dụng trình Hội đồng quản trị.
Bộ tiêu chí đánh giá: Chỉ tiêu dùng để xếp hạnh tín dụng KH của VIB được chia thành 2 nhóm lớn: Chỉ tiêu tài chính và Chỉ tiêu phi tài chính. Bộ chỉ tiêu của VIB gồm 70 chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu tài chính gồm các hệ số phản ảnh về khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoat động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập. Các hệ số của các nhóm chỉ tiêu này là các hệ số quen thuộc theo lý thuyết thông thường.
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: bao gồm chỉ tiêu phản ảnh khả năng trả nợ; chỉ tiêu về trình độ quản lý và mô trường nội bộ doanh nghiệp, chỉ tiêu quan hệ KH; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu này được chia làm 3 nhóm nhỏ dựa trên nguồn thông tin nhập vào hệ thống: Nhóm chỉ tiêu nhập thông tin từ bên ngoài bằng tay sau đó hệ thống sẽ tín toán dựa trên công thức có sẵn (34 chỉ tiêu), Nhóm chỉ tiêu lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu của VIB (11 chỉ tiêu), Nhóm các chỉ tiêu lựa chọn (57 chỉ tiêu).
- Chỉ tiêu phản ảnh khả năng trả nợ như: tỷ trọng doanh thu chuyển qua VIB, Thu nhập thuần dự kiến, Chi phí khấu hao dự kiến, Vốn vay trung dài hạn đầu tư TSDH, tiền các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu có thể chuyển đổi thành tiền trong 06 tháng, ROA, ROE bình quân cả năm, 3 năm gần nhất, mức độ bảo hiểm tài sản, nguồn trả nợ…
- Chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý: Đánh giá định tính về năng lực của chủ sở hữu (vốn, quản trị điều hành, kinh nghiệm), lý lịch tư pháp, số năm kinh nghiệp người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trình độ học vấn, quan hệ của Ban lãnh đạo với cơ quan chủ quản, tổ chức phòng ban,, môi trường nhân sự, mục tiêu kinh doanh, thiện chí trả nợ, chiến lược Marketing …
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành: triển vọng của ngành, chính sách của chính phủ, nhà nước, đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, …
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp: vị thế cạnh tranh, quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh, sự ổn định của đầu ra, sự phụ thuộc của đầu vào, đánh giá về công tác xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm, ….
Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng:
- Là căn cứ để áp dụng các chính sách tín dụng khác nhau: mỗi nhóm KH sau khi được phân loại sẽ được ngân hàng VIB áp dụng các chính sách tín dụng về: chính sách tiếp thị KH, chính sách cấp tín dụng ( sản phẩm dịch vụ, hạn mức, thời gian phê duyệt), chính sách lãi suất ( KH có XHTD càng cao càng được hưởng ưu đãi về lãi suất với việc được áp dụng mức sinh lời tối thiểu nhỏ nhất), chính sách bảo đảm tiền vay, chinh sách về dịch vụ, phí dịch vụ, chính sách tiền gửi.
-Là căn cứ đế xác định giới hạn của tỷ lệ tài sản bảo đảm từ đó xác định giới hạn của hạn mức tín dụng được cấp.
-Là căn cứ để ra quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng cho KH.
-Đánh giá hiện trạng KH trong quá trình theo dõi vốn vay, và trích lập dự phòng rủi ro…
2.2.4. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động XHTD tại ngân hàng Quốc tế (VIB)
2.2.4.1. Những kết quả đạt được:
Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, ngân hàng Quốc tế thực hiện chấm điểm, XHTD cho KH theo 2 bộ chỉ tiêu đơn giản dành cho đối tượng KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Từ tháng 01/2009, ngân hàng Quốc tế (VIB) đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng mới với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng. Hệ thống xếp hạng mới ra đời với sự giúp đỡ xây dựng của công ty kiểm toán Ernst & Young đã góp phần đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại KH. Kết quả XHTD được nhà quản trị sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng KH, quy định về tài sản đảm bảo. Các mặt đã làm được của hệ thống xếp hạng hiện tại đó là:
Hệ thống xếp hạng là hiện đại và đã cố gắng khắc phục được chủ quan trong chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng được thực hiện tự động thông qua phần mền trên hệ thống sau khi được Quan lý Quan hệ KH nhập thông tin. Điều này làm giảm sự sai sót trong quá trình tính toán và tiết kiệm thời gian của việc xếp hạng. Đồng thời việc nhập thông tin tài chính chỉ được thực hiện một lần, và tối đa việc sửa đổi thông tin
khác không quá hai lần, điều này làm cho việc chấm điểm tránh được tình trạng cán bộ cố tình làm sai, sửa đổi thông tin để có được kết quả chấm điểm và xếp hạng cao. Điều này làm tăng tính khách quan của mô hình và độ tin cậy trong việc chấm điểm.
Ngân hàng VIB đã xây dựng được một hệ thống XHTD đồng bộ với khung pháp lý quy định, phân chia quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban trong việc xếp hạng tín dụng, và giám sát tính chính xác trong việc xếp hạng đó. Đặc biệt là xây dựng được quy trình phê duyệt điểm xếp hạng thông qua phần mền mạng nội bộ của ngân hàng một chi tiết và đưa ra một cuốn sổ tay hướng dẫn chấm điểm. Ngoài việc có một quy trình chuẩn trong việc chấm điểm cho từng khách, ngân hàng còn có hệ thống báo cáo tổng hợp xếp hạng của toàn bộ KH của hệ thống để đánh giá, xem xét mức độ rủi ro và đưa ra giải pháp.
Các chỉ số tài chính là các chỉ số phản ảnh tổng quát hiện trạng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số phi tài chính đa dạng phong phú, số lượng các chỉ tiêu lớn, đã đưa được một số biến phi tài chính mới có ý nghĩa vào trong mô hình xếp hạng. Đặc biệt có một số biến mà hiện nay các mô hình hiện đại đưa vào như: Mức độ bảo hiểm tài sản, Quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh, đánh giá về công tác xử lý chất thải và giảm mức độ ô nhiễm…Điều này cho phép mô hình xếp hạng có nhiều thông tin về KH hơn để đánh giá và đưa ra một kết quả xếp hạng có độ tin cậy cao hơn và hợp lý nhất đối với KH.
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tối đa cho công tác chấm điểm. Kết quả chấm điểm của KH được lưu trong hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng và kết quả đó được sử dụng chung trong toàn hệ thống, làm cho việc giao dịch của KH mở mọi nơi trong hệ thống đều được thông suốt và nhanh chóng.
Ngoài việc xây dựng hệ thống hoàn thiện, thì ngân hàng Quốc tế - VIB còn tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về hoạt động xếp hạng tín dụng, phân tích đánh giá doanh nghiệp như: phân tích báo cáo tài chính ngắn hạn, phân tích và quản lý nhóm nợ và NPL… cho các nhân viên tín dụng, nhằm năng cao vốn kiến thức lý thuyết cũng như thực tế giúp các cán bộ tín dụng này đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực hơn.
2.2.4.2. Những khó khăn và tồn tại
Độ tin cậy của nguồn thông tin đầu vào: Kết quả của việc xếp hạng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào các thông tin về KH khi nhập vào hệ thống. Kết quả xếp
hạng có khách quan và phản ảnh có xác thực tình trạng trả nợ của KH phụ thuộc vào chất lượng thông tin. Thông tin dùng để xếp hạng KH theo nguồn nhập vào hệ thống xếp hạng của VIB ta có thể chia thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất thông tin cứng do KH cung cấp (như thông tin tài chính) được Quan hệ KH nhập vào, thông tin trong hệ thống của VIB và thông tin dựa trên đánh giá của chính người xếp hạng… Qua phân tích ta thấy, từ người cung cấp thông tin (KH) đến người nhập thông tin vào hệ thống đều có động cơ làm sai lệnh các chỉ tiêu chấm điểm, dẫn đến kết quả xếp hạng tín dụng sai lệch.
- Nguồn thông tin do KH cung cấp: Ta thấy rằng KH luôn mong muốn vay được vốn của ngân hàng với lãi suất thấp nhất, bởi vậy khi muốn vay vốn họ luôn cung cấp các thông tin có lợi nhất cho mình nhằm có được xếp hạng cao để hưởng những ưu đãi tín dụng, đồng thời trong quá trình vay vốn, họ cũng che dấu các thông tin về tình trạng kinh doanh yếu kém nhằm trốn nợ. Đối với thực tế tại ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm, sau thời gian thực tập em thấy, hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ doanh nghiệp tại chi nhánh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số năm hoạt động từ 2 – 5 năm, có hệ thống kế toán kiểm toán manh mún, việc ghi chép số liệu mang tính tường thuật. Đồng thời, các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp trong hồ sơ vay vốn hầu như không được kiểm toán, đều là các báo cáo tài chính nội bộ, hoàn toàn có thể được thay đổi bởi Doanh nghiệp mà không gặp khó khăn nào. Khi Chi nhánh Hoàn Kiếm yêu cầu họ cung cấp thông tin tài chính, để tăng tính trách nhiệm, ngân hàng chỉ yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu giáp lai lên báo cáo của mình. Vậy ta thấy thông tin tài chính KH cung cấp không thực sự đáng tin cậy. Ngoài báo cáo tài chính thì Ngân hàng Quốc tế - VIB còn yêu cầu KH cung cấp Báo cáo thuế hàng tháng, Các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn và hóa đơn giá trị gia tăng, tờ khai hải quan…song hầu hết các báo cáo này nhằm mục đích đánh giá xem doanh nghiệp có thực sự hoạt động không, mức độ hoạt động ra sao và có uy tín với bạn hàng hay không? Báo cáo thuế hàng tháng nhằm đánh giá doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Song nó không cho ta biết độ chính xác của các chỉ số tài chính.
- Nguồn thông tin do CBTD nhập vào hệ thống: Còn đối với cán bộ tín dụng, người trực tiếp nhập thông tin của KH vào hệ thống, thì ngoài áp lực doanh số, đồng thời có thể do những lợi ích mà việc cho KH vay vốn ở thời điểm chấm điểm, hoặc do trình độ còn hạn chế thì họ có thể nhập vào hệ thống những thông tin sai lệch do
cố tình hoặc vô tình dẫn đến kết quả xếp hạng không đúng thực tế…Ngoài các thông tin được nhập vào hệ thống còn nhiều bất cập thì việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính còn mang nhiều tính chủ quan của cán bộ chấm điểm, các tiêu chí chấm còn chung chung và người chấm có thể biết ngay chỉ tiêu như thế nào là một kết quả tốt khi cho điểm phi tài chính. Bởi rất nhiều chỉ tiêu phân cấp thành tốt, không tốt; hay rất phát triển, phát triển, kém phát triển, khó, rất khó, hay ổn định, không ổn định… Ngoài ra, có nhiều chỉ tiêu cán bộ tín dụng cũng không chắc chắn về thang chấm do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế như các chỉ tiêu về đánh giá ảnh hưởng của ngành, chính sách chỉnh phủ…
Sự ổn định của hệ thống phần mềm: Hệ thống phần mềm là trợ thủ đắc lực cho công tác chấm điểm xếp hạng, song việc thiết kế hệ thống phần mềm của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Trong quá trình XHTD, phần mềm hay xảy ra lỗi trong quá trình nhập thông tin, làm thông tin phải nhập lại nhiều lần, hoặc đường truyền của hệ thống yếu làm, dẫn đến khi nhập xong không gửi thông tin lên hệ thống được,