Giải pháp từ phía ngân hàng Quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 89)

Qua nghiên cứu em thấy mô hình xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc tế - VIB là một mô hình chấm điểm hiện đại và khoa học. Mô hình đã xây dựng được bộ chỉ tiêu chấm điểm toàn diện, bao quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp ( 70 chỉ tiêu), có tính đến một số đặc thù riêng của từng ngành. Hơn nữa, với quy trình chấm điểm đầy đủ và khoa học cộng với sự trợ giúp đắc lực của phần mềm chấm điểm làm cho hiệu suất chấm điểm càng chính xác, khách quan và hiệu quả. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế VIB, em đề xuất một số giải pháp như sau.

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào

Nguồn thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi xếp hạng tín dụng. Chất lượng thông tin ảnh hưởng rất lớn để chất lượng xếp hạng. Vậy làm thế nào để ngân hàng có được những thông tin xác thực nhất từ KH? Em thấy rằng, có những biện pháp sau để có được nguồn thông tin tốt: Thứ nhất, dựa trên những thông tin KH cung cấp và cán bộ tín dụng thu thập được, ta đi kiểm chứng tính chính xác của các thông tin đó. Thứ hai, ngân hàng xây dựng những ràng buộc, những trách nhiệm cho doanh nghiệp, để từ đó làm cho KH phải cung cấp cho ngân hàng những thông tin xác thực nhất. Ngân hàng nên kết hợp nhuần nhuyễn hai cách thức này để có được nguồn thông tin trung thực nhất

 Để đánh giá đúng đắn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta cần số liệu của doanh nghiệp ít nhất 3 năm hoạt động. Bởi có như vậy chúng ta mới thấy được xu hướng hoạt động của doanh nghiệp, những tồn tại, và những lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh. Hơn nữa, có như vậy chúng ta sẽ có nhiều thông tin để kiểm chứng tính đúng đắn của các thông tin KH cung cấp. Do đó ngân hàng cần yêu cầu KH nộp đầy đủ báo cáo tài chính của ít nhất 3 năm gần nhất, đối với các doanh nghiệp thành lập chưa được 3 năm thì phải nộp đầy đủ BCTC của các năm hoạt động. Nộp BCTC thì phải đi kèm các tài liệu khác. Chúng ta có thể đánh giá độ chính xác của chỉ tiêu tiền và tương đương tiền (dùng tính biến X6 - Khả năng thanh toán tức thời) bằng cách yêu cầu KH cung cấp các chứng từ liên quan như: hóa đơn VAT mua và bán, phiếu thu, phiếu chi kèm theo, bản sao kê các tài khoản ngân hàng của KH…. Đối với hàng tồn kho DN phải cung cấp các thông tin về hàng nhập, hàng xuất kho, cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra kho và đánh giá tính đúng đắn của thông tin về hàng tồn kho. Đối với khoản phải trả và khoản phải thu xác định bằng các biên bản xác nhận công nợ, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán…Khi có được các thông tin đó thì cần phải biết xử lý thông tin để tính toán, ước lượng độ chính xác của báo cáo tài chính. Đối với các chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà KH nộp cho ngân hàng và báo cáo KH nộp cho cơ quan thuế, bởi lẽ lợi ích mà KH có được khi nộp báo cáo này cho NH và cơ quan thuế là trái ngược. Bởi lẽ, đối với cơ quan thuế, doanh nghiệp có xu hướng tìm cách làm giảm lợi nhuận trước thuế để phải nộp thuế ít, nhưng đối với ngân hàng thì KH nộp tăng cao lợi nhuận để dễ dàng được vay vốn. Ngoài ra từ các thông tin về hàng tồn kho, nợ và khoản phải thu, tiền và tương đương tiền ta có thể ước lượng mức độ của lợi nhuận.

 So sánh các báo cáo mà KH nộp cho ngân hàng với các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp cho các cơ quan nhà nước như thuế, công ty chứng khoán, tổ chức khác…để xem xét mức độ chính xác của thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.

 Tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp đối tác của công ty đó, tuy việc này không phải lúc nào cũng khả thi nhưng nó cũng là một kênh thông tin có thể tham khảo. Bởi lẽ hiện nay, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng là rất hạn

chế, chủ yếu thông tin trên đó là các thông tin quảng cáo về công ty. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng hiếm khi tìm được thông tin của công ty trên mạng. Song thông qua mức độ thông tin có được trên mạng ta cũng có thể đánh giá được phần nào uy tín và tên tuổi công ty trên thị trường.

 Ngân hàng Quốc tế VIB cần tạo một hệ thống dữ liệu về đặc điểm của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cùng ngành nghề, xác định trung bình các giá trị của các doanh nghiệp này để so sánh đánh giá tính chính xác các thông tin, sau đó kiểm chứng lại các thông tin đó từ doanh nghiệp. Việc này có thể được tổng hợp từ các KH đã giao dịch với ngân hàng, và các nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khác. Hệ thống này cần được cập nhật thường xuyên và có những điều chỉnh thích hợp với thực tế của thị trường. Việc so sánh này sẽ được dùng để chấm điểm chỉ số mức độ chính xác của thông tin – một chỉ tiêu chấm điểm mới mà em đề nghị đưa thêm vào mô hình xếp hạng của VIB

Xây dựng chế tài để KH buộc phải cung cấp các thông tin chính xác

 Gắn trách nhiệm của công ty khi cung cấp thông tin như việc đóng dấu giáp lai, doanh nghiệp cam kết các thông tin đó là đúng với tình hình của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin không đúng sự thật.

 Đánh giá việc thiện chí cung cấp thông tin để xem xét thiện chí vay vốn. Đưa chỉ tiêu thiện chí cung cấp thông tin vào thang chấm điểm và giải thích rõ cho KH hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc cung cấp thông tin chính xác

3.2.1.2. Bổ sung thêm chỉ tiêu : Mức độ chính xác của thông tin đầu vào

Với hơn 70 chỉ tiêu thì ngân hàng Quốc tế có được một bộ chỉ tiêu chấm điểm khá đầy đủ so với các ngân hàng trong nước, song xuất phát từ những hạn chế đã phân tích ở chương II về chất lượng nguồn thông tin đầu vào đồng thời từ mô hình Logit ta thấy mức ảnh hưởng và ý nghĩa của việc được BCTC được kiểm toán chấp nhận đến xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là rất lớn, từ đó em xin đề xuất cần phải xây dựng một chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ chính xác của nguồn thông tin đầu vào. Em gọi nó là chỉ tiêu: “Mức độ chính xác của thông tin đầu vào”. Do không phải doanh nghiệp nào cũng được kiểm toán, bởi vậy chúng ta phải xây dựng một chỉ số có ý nghĩa tương đối sát với việc doanh nghiệp được kiểm toán chấp nhận, từ đó sẽ làm cho việc đánh giá khả năng trả nợ của KH tốt hơn.

Chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên một tập hợp các chỉ tiêu nhỏ khác. Bộ chỉ tiêu nhỏ chúng ta cũng phân chia thành hai phần đó là độ chính xác của thông tin tài chính và độ chính xác của thông tin phi tài chính. Trọng số của hai phần nhỏ này tương ứng với trọng số của chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình. Chỉ tiêu này phải được xác định thang điểm và trọng số trong mô hình xếp hạng tổng thế.

Độ chính xác của thông tin tài chính được đo bởi các thông tin về: mức độ thiện chí cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp; mức độ đầy đủ của các chứng từ, báo cáo liên quan; mức độ tương ứng của số liệu trên báo cáo với các chứng từ tính có được, mức độ phù hợp của các chỉ số tài chính với mức trung bình ngành, nhóm ngành; mức độ tương đồng của báo cáo nộp cho ngân hàng với các báo cáo nộp cho các cơ quan khác, mức độ hoàn thiện của công tác kế toán….Việc xác định tính chính xác này có thể sử dụng bằng Excel hoặc phần mềm, khi mà Quan hệ KH nhập thông tin về các giá trị hóa đơn, hợp đồng và công nợ thì sẽ cho biết độ chênh lệch giữa chúng với các số liệu trong báo cáo; thiện chí của KH khi cung cấp thông tin.

Độ chính xác của thông tin phi tài chính được xác định thông qua tổng hợp điểm từ việc chấm điểm các chỉ tiêu như: nguồn lấy thông tin có đáng tin cậy hay không, số lượng thông tin quan trọng có được, mức độ tin cậy của các đánh giá, thiện chí cung cấp thông tin… Các chỉ tiêu này được phân nhỏ và chấm theo các nhóm chỉ tiêu của thông tin tài chính.

3.2.1.3. Nâng cao trình độ cán bộ

Đội ngũ cán bộ chấm điểm, trưởng các đơn vị kinh doanh, các Quản lý quan hệ KH là người trực tiếp liên quan và thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Bởi vậy ngoài các vấn đề về nguồn thông tin thì nâng cao trình độ cán bộ là một trong những nội dụng quan trọng nhằm tạo ra một kết quả xếp hạng đúng. Trình độ cán bộ ở đâu xét cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt bổ sung thêm kiếm thức kiểm tra thông tin, mối liên hệ giữa các báo cáo và các hồ sơ tài chính như (hóa đơn, báo cáo thuế, hợp đồng, công nợ, xuất nhập hàng….) cũng như đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức hữu ích để họ giúp nâng cao chất lượng xếp hạng.

Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ việc KH nộp đầy đủ các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để ngân hàng tiến hành chấm điểm định kỳ. Cần có chế tài xử lý KH không nộp đầy đủ các báo cáo này như siết chặt các điều khoản tín dụng, không được hưởng các ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ hoặc giảm điểm tín dụng từ đó xem xét giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời với việc yêu cầu từ phía doanh nghiệp, thì ngân hàng cũng cần quy định việc cán bộ tín dụng phải đốc thúc, yêu cầu KH nộp đầy đủ báo cáo tài chính, trừ điểm thi đua nếu lỗi chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính là do lỗi của Quản lý KH không đốc thúc KH.

3.2.1.5.Thường xuyên đánh giá lại mô hình xếp hạng

Hiện nay vai trò của việc đánh giá lại mô hình thuộc về phòng Chính sách tín dụng. Tuy có một phòng chuyên trách nhưng phòng chính sách tín dụng lại phụ trách rất nhiều công việc khác nhau. Ta cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc tổng hợp, đánh giá lại hệ thống xếp hạng một cách thường xuyên. Thực hiện việc đề xuất các điều chỉnh, bổ sung nội dung và tỷ trọng các bộ tiêu chí của Hệ thống xếp hạng. Trong đề tài, em đã cố gắng sử dụng mô hình Logit nhằm kiểm định lại việc xếp hạng tín dụng, từ đó em thấy, mô hình hiện tại của ngân hàng chưa dự báo chính xác các KH có nợ không đủ tiêu chuẩn, điều này gây rủi ro rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, mô hình Logit mà em dùng kiểm định còn cho biết những biến thực sự có ý nghĩa trong mô hình và mức độ ảnh hưởng của nó đến xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là bao nhiêu. Từ đó ta thấy, chỉ có việc thường xuyên đánh giá lại mô hình, xác định lại các chỉ tiêu và trọng số của nó trong mô hình thì mới làm cho việc dự báo KH được chính xác.

Trên đây là những giải pháp chủ yếu mà em thấy thực sự cần thiết hiện nay đối với công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

3.2.2. Giải pháp từ phía KH

3.2.2.1. Công tác kế toán

Theo kết quả của mô hình mà em xây dựng, biến X3 – BCTC có ý kiến kiếm toán chấp nhận toàn phần, có mức ý nghĩa và tác động lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra nguồn thông tin của KH phụ thuộc vào công tác kế toán tại công ty có đầy đủ hay không? Do đó để tăng khả năng được chấp nhận cho vay, cũng như các chính sách tín dụng ưu đãi tín dụng từ ngân hàng thì doanh nghiệp

phải hoàn thiện công tác kế toán và hoàn thiện hệ thống sổ sách ghi chép. Như vậy nó không chỉ đảm bảo việc doanh nghiệp được vay vốn một cách ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp hoạt động cũng rõ ràng và minh bạch. Các doanh nghiệp nên có ý thứcxây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực từ những ngày đầu thành lập, nó chính là bước chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này.

3.2.2.2.Vấn đề công bố thông tin

Việc công bố thông tin ra đại chúng có rất nhiều nguồn, nhưng có thể thấy nguồn cung cấp thông tin lên mạng internet là cách thức nhanh chóng, cập nhật và đỡ tốn kém cho cả doanh nghiệp và những đối tác muốn biết thông tin về doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể cung cấp thông tin trên tivi, đài, báo viết, thông qua quảng cáo,…

Với các doanh nghiêp lớn khi đã có trang website riêng của mình thì cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, đưa tin bài những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm quảng bá hình ảnh của KH và tạo sự tin cậy bởi những hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ điều kiện xây dựng một website riêng, thì hiện nay cũng có rất nhiều trang thông tin giúp đăng tải miễn phí thông tin của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thông tin qua những kênh này, cần phải thể hiện một lượng thông tin cô đọng, nhưng toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng số trang website đăng tải thông tin, và câp nhật thông tin thường xuyên. Không những thế doanh nghiệp nên tiếp cận việc công bố thông tin trên những trang báo hoặc website uy tín để tăng sự tiếp cận thông tin của đối tác tới bản thân doanh nghiệp.

3.2.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý

3.2.3.1.Tạo mô trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển

Ngày nay vấn đề tìm hiểu và thẩm định KH đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt khác hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hoá cao về thông tin doanh nghiệp chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng …

Hồng Kông có khoảng 300.000 doanh nghiệp, nhưng có tới 40 công ty thông tin tín nhiệm. Việt nam có gần 145.000 doanh nghiệp và khoảng 2,3 triệu thực thể kinh

doanh khác, nhưng cho đến nay Việt Nam chỉ mới có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm.

Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ chế, môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển là vô cùng cần thiết.

3.2.3.2.Thúc đẩy xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập

Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, không do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đông để XHTN của các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trò rất to lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)