Những khó khăn và tồn tại

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66 - 70)

Độ tin cậy của nguồn thông tin đầu vào: Kết quả của việc xếp hạng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào các thông tin về KH khi nhập vào hệ thống. Kết quả xếp

hạng có khách quan và phản ảnh có xác thực tình trạng trả nợ của KH phụ thuộc vào chất lượng thông tin. Thông tin dùng để xếp hạng KH theo nguồn nhập vào hệ thống xếp hạng của VIB ta có thể chia thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất thông tin cứng do KH cung cấp (như thông tin tài chính) được Quan hệ KH nhập vào, thông tin trong hệ thống của VIB và thông tin dựa trên đánh giá của chính người xếp hạng… Qua phân tích ta thấy, từ người cung cấp thông tin (KH) đến người nhập thông tin vào hệ thống đều có động cơ làm sai lệnh các chỉ tiêu chấm điểm, dẫn đến kết quả xếp hạng tín dụng sai lệch.

- Nguồn thông tin do KH cung cấp: Ta thấy rằng KH luôn mong muốn vay được vốn của ngân hàng với lãi suất thấp nhất, bởi vậy khi muốn vay vốn họ luôn cung cấp các thông tin có lợi nhất cho mình nhằm có được xếp hạng cao để hưởng những ưu đãi tín dụng, đồng thời trong quá trình vay vốn, họ cũng che dấu các thông tin về tình trạng kinh doanh yếu kém nhằm trốn nợ. Đối với thực tế tại ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm, sau thời gian thực tập em thấy, hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ doanh nghiệp tại chi nhánh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số năm hoạt động từ 2 – 5 năm, có hệ thống kế toán kiểm toán manh mún, việc ghi chép số liệu mang tính tường thuật. Đồng thời, các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp trong hồ sơ vay vốn hầu như không được kiểm toán, đều là các báo cáo tài chính nội bộ, hoàn toàn có thể được thay đổi bởi Doanh nghiệp mà không gặp khó khăn nào. Khi Chi nhánh Hoàn Kiếm yêu cầu họ cung cấp thông tin tài chính, để tăng tính trách nhiệm, ngân hàng chỉ yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu giáp lai lên báo cáo của mình. Vậy ta thấy thông tin tài chính KH cung cấp không thực sự đáng tin cậy. Ngoài báo cáo tài chính thì Ngân hàng Quốc tế - VIB còn yêu cầu KH cung cấp Báo cáo thuế hàng tháng, Các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn và hóa đơn giá trị gia tăng, tờ khai hải quan…song hầu hết các báo cáo này nhằm mục đích đánh giá xem doanh nghiệp có thực sự hoạt động không, mức độ hoạt động ra sao và có uy tín với bạn hàng hay không? Báo cáo thuế hàng tháng nhằm đánh giá doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Song nó không cho ta biết độ chính xác của các chỉ số tài chính.

- Nguồn thông tin do CBTD nhập vào hệ thống: Còn đối với cán bộ tín dụng, người trực tiếp nhập thông tin của KH vào hệ thống, thì ngoài áp lực doanh số, đồng thời có thể do những lợi ích mà việc cho KH vay vốn ở thời điểm chấm điểm, hoặc do trình độ còn hạn chế thì họ có thể nhập vào hệ thống những thông tin sai lệch do

cố tình hoặc vô tình dẫn đến kết quả xếp hạng không đúng thực tế…Ngoài các thông tin được nhập vào hệ thống còn nhiều bất cập thì việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính còn mang nhiều tính chủ quan của cán bộ chấm điểm, các tiêu chí chấm còn chung chung và người chấm có thể biết ngay chỉ tiêu như thế nào là một kết quả tốt khi cho điểm phi tài chính. Bởi rất nhiều chỉ tiêu phân cấp thành tốt, không tốt; hay rất phát triển, phát triển, kém phát triển, khó, rất khó, hay ổn định, không ổn định… Ngoài ra, có nhiều chỉ tiêu cán bộ tín dụng cũng không chắc chắn về thang chấm do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế như các chỉ tiêu về đánh giá ảnh hưởng của ngành, chính sách chỉnh phủ…

Sự ổn định của hệ thống phần mềm: Hệ thống phần mềm là trợ thủ đắc lực cho công tác chấm điểm xếp hạng, song việc thiết kế hệ thống phần mềm của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Trong quá trình XHTD, phần mềm hay xảy ra lỗi trong quá trình nhập thông tin, làm thông tin phải nhập lại nhiều lần, hoặc đường truyền của hệ thống yếu làm, dẫn đến khi nhập xong không gửi thông tin lên hệ thống được, hệ thống yêu cầu nhập lại. Phần mềm được xây dựng để chấm điểm cho tất cả các doanh nghiệp, các chi tiêu được liệt kê đây đủ không được chọn lọc theo đặc thù riêng của từng ngành, dân đến tình trạng nhiều chỉ tiêu không có đối với doanh nghiệp đó nhưng phần mềm vẫn yêu cầu phải nhập thông tin, làm tổn nhiều thời gian.

Quy trình kiểm soát còn rờm rà: Quy trình kiểm soát thông tin nhập vào hệ thống còn rờm rà, chưa giải quyết nhanh chóng các lỗi phát sinh khi nhập thông tin, mang nhiều tính thủ tục, từ đó làm giảm hiệu quả và tính nhahn nhạy của việc CHT.

Vấn đề xếp hạng định kỳ: Việc tuân thủ xếp hạng định kỳ của chấm điểm tín dụng tại chi nhánh Hoàn Kiếm chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Theo quy định của Ngân hàng Quốc tế thì việc chấm điểm KH được thực hiện định kỳ theo Quý (nếu KH còn đang giao dịch tín dụng với ngân hàng). Song hầu như các doanh nghiệp cũng chưa cung cấp các báo cáo tài chính kịp thời theo từng quý, đồng thời mức độ đốc thúc từ cán bộ tín dụng cũng không quyết liệt. Hơn nữa, ngân hàng cũng không có chế tài và quy định cụ thể nếu KH không cung cấp đầy đủ thông tin hàng quý. Điều này làm cho việc đánh giá KH không được liên tục, kịp thời khó có thể phản ứng kịp thời nếu tình trạnh trả nợ của doanh nghiệp bị giảm sút. Ngân hàng chỉ có biện pháp yêu cầu KH cung cấp thông tin khi có nghi ngờ về nợ KH. Tức biện pháp mang tính đơn lẻ, không được quy định cụ thể trong các quy định. Điều này làm

giảm khả năng dự báo rủi ro không trả nợ từ KH từ đó làm tăng nguy cơ mất vốn đối với ngân hàng

Việc chấm điểm tín dụng của KH mang tính thời điểm: Các kết quả xếp hạng tín được thực hiện tại thời điểm KH có nhu cầu vay vốn hoặc định kỳ (theo quy định), song chưa có một bảng phân tích xu hướng điểm tín dụng của KH. Việc chấm điểm và xếp hạng như vậy chỉ cho biết tình trạng hiện tại của KH mà không biết được chiều hướng phát triển hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đề ra biện pháp phòng ngừa và bảo toàn vốn cho ngân hàng.

Giám sát kiểm tra kết quả xếp hạng tín dụng: Kết quả XHTD được trả về khi có sự phê duyệt của Trưởng đơn vị kinh doanh (Giám đốc KHDN của Chi nhánh). Song việc giám sát thông tin nhập hệ thống, kiểm tra tính xác thực của thông tin cũng là Trưởng đơn vị kinh doanh. Điều này có thể làm này sinh tình trạnh Giám đốc KHDN chấp nhận những thông tin không chính xác của KH. Từ đó ta thấy việc kết luận xếp hạng tín dụng của KH hầu như phụ thuộc vào quyết định của Trưởng đơn vị, đây là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khi Trưởng đơn vị kinh doanh cố tình làm sai.

 Ngân hàng hiện nay chưa thực hiện được việc tính toán các hệ số tài chính trung bình ngành, nhóm ngành, do đó việc so sánh đánh giá các doanh nghiệp ở các ngành còn khó khăn, chưa thể hiện đúng đặc điểm của từng doanh nghiệp. Bởi vì, mỗi doanh nghiệp thuộc những ngành khác nhau đều có đặc trưng riêng so với doanh nghiệp khác. Tuy đây là một công tác rất khó khăn đối với Ngân hàng Quốc tế cũng như đối với cả các cơ quan quản lý Việt Nam, song để thực hiện mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, theo chuẩn quốc tế thì việc xây dựng các hệ số này là một điều cần phải được tính tới. Chỉ có như vậy việc đánh giá phân loại KH mới phản ánh đúng thực tế của KH.

Kết quả của việc xếp hạng tín dụng không là cơ sở mạnh để quyết định việc chấp nhận cho vay hay không cho vay. Đặc biệt hiện nay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm, kết quả của xếp hạng tín dụng không thực sự có ý nghĩa trong việc quyết định xem KH có được vay vốn hay không? Nó chỉ có giá trị tham khảo và chủ yếu được dùng để xác định hạn mức tín dụng, lãi suất áp dụng đối với KH. Các KH đều được xem xét xem việc cho vay hay không đầu tiên phục thuộc vào đánh giá của cán bộ tín dụng giao dịch với KH, sau đó khi cán bộ tín dụng đánh giá có khả năng cho KH vay, họ sẽ thực hiện chấm điểm tín dụng, lập tờ trình và trình lên cấp quản lý để xem xét

chính thức việc KH có được vay hay không theo các đề xuất và điều kiện trong Tờ trình tín dụng.

Hơn nữa, trong hệ thống ngân hàng có một bản Excel nhằm đánh giá thử KH. Kết quả của việc đánh giá thử này có độ chính xác khoảng 90% - 95%, do đó Quan hệ KH thường dùng bản Excel này để xem kết quả đánh giá thử KH sau đó nếu hạng tín dụng chưa đủ hạn mức của KH thì yêu cầu KH điều chỉnh các chỉ số tài chính của mình để có được kết quả hợp lý đối với nhu cầu vay. Điều này, xét ở mặt tích cực thì nó tạo tính linh hoạt cho việc xếp hạng, tránh hiện tượng Quan hệ KH nhập thông tin nhầm lẫn, song kết quả xếp hạng lúc đó sẽ chịu ảnh hưởng của sự đánh giá chủ quan của người xếp hạng, đặc biệt nếu việc đánh giá khả năng được vay vốn của doanh nghiệp là sai nhưng Quan hệ KH vẫn cho rằng KH có khả năng trả nợ và điều chỉnh thông tin nhập vào hệ thống thì nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đốiv ới ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)