CHỦ ĐỘNG KHẮC PHỤC HOẶC HỢP TÁC KHẮC PHỤC KHI PHÙ HỢP

Một phần của tài liệu oecd-due-diligence-guidance-for-responsible-business-conduct-vietnamese-version (Trang 36 - 39)

II. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH

6. CHỦ ĐỘNG KHẮC PHỤC HOẶC HỢP TÁC KHẮC PHỤC KHI PHÙ HỢP

HỢP TÁC KHẮC PHỤC KHI PHÙ HỢP

6.1 Khi doanh nghiệp xác định rằng mình đã thực sự gây ra hoặc góp phần gây ra các tác động bất lợi, hãy xử lý các tác động đó bằng cách chủ động khắc phục hoặc hợp tác để khắc phục. xem Phần 2.3 and Phụ lục, Câu hỏi 48-Câu hỏi 50

HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ

a. Tìm cách phục hồi trạng thái cho (những) người bị ảnh hưởng sao cho như chưa có tác động bất lợi xảy ra với họ (nếu có thể) và thực hiện biện pháp khắc phục tương xứng với mức độ và quy mô của tác động bất lợi.

b. Tuân thủ luật pháp và các hướng dẫn quốc tế về khắc phục nếu có, và trong trường hợp khơng có các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn đó, hãy cân nhắc một biện pháp khắc phục phù hợp với quy định trong những trường hợp tương tự.

c. Việc lựa chọn (các) biện pháp khắc phục phù hợp sẽ tùy thuộc vào bản chất và mức độ của tác động bất lợi. Đó có thể là lời xin lỗi, bồi thường hoặc phục hồi (ví dụ: phục hồi vị trí của cơng nhân bị sa thải, cơng nhận cơng đồn vì mục đích thương lượng tập thể), bồi thường tài chính hoặc phi tài chính (ví dụ, thiết lập quỹ bồi thường cho nạn nhân, hoặc cho các chương trình giáo dục và tiếp cận trong tương lai), các biện pháp trừng phạt (ví dụ: sa thải nhân viên gây ra hành vi sai trái), áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa các tác động bất lợi trong tương lai. xem Phụ lục, Câu hỏi 50

d. Đối với các tác động về quyền con người, trao đổi ý kiến và dàn xếp với các chủ thể quyền bị ảnh hưởng và đại diện của họ để xác định biện pháp khắc phục phù hợp. xem Phụ lục, Câu hỏi 8-Câu hỏi 11 và Câu hỏi 50

e. Tìm cách đánh giá mức độ hài lịng của những người đã gửi khiếu nại thơng qua cơ chế được quy định và (các) kết quả của nó.

CHỦ ĐỘNG KHẮC PHỤC HOẶC HỢP TÁC KHẮC PHỤC KHI PHÙ HỢP

6.2 Khi phù hợp, phải chủ động hoặc phối hợp với các cơ chế khắc phục hợp pháp mà qua đó các bên có quyền lợi liên quan/chủ thể quyền thường nêu ý kiến khiếu nại hoặc giải quyết khiếu nại với doanh nghiệp. Việc đưa các cáo buộc về tác động ra giải quyết tại một cơ chế khắc phục hợp pháp đặc biệt có tác dụng trong những trường hợp có bất đồng về việc liệu doanh nghiệp có gây ra hoặc góp phần gây ra tác động bất lợi đó khơng, hoặc về bản chất và phạm vi của biện pháp khắc phục.

xem Phần II, 2.3 và Phụ lục, Câu hỏi 51-54

HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ

a. Hợp tác thiện chí với các cơ chế tư pháp hoặc phi tư pháp. Ví dụ: nếu một vụ việc cụ thể được trình lên NCP hoặc thơng qua một sáng kiến khác có quy định về cơ chế khiếu nại liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tác động bất lợi thực tế xảy ra cấu thành một tội phạm hình sự hoặc vi phạm hành chính thì doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. b. Thiết lập các cơ chế khiếu nại ở cấp hoạt động (OLGM), ví dụ cơ chế khiếu nại nội

bộ trong doanh nghiệp dành cho người lao động hoặc các hệ thống giải quyết khiếu nại độc lập của bên thứ ba. Hành động này có thể bao gồm việc thiết lập một quy trình giải quyết khiếu nại với lộ trình khắc phục và giải quyết khiếu nại; các mốc thời gian giải quyết khiếu nại; các quy trình giải quyết khiếu nại trong trường hợp khơng đạt được thỏa thuận hoặc nếu tác động đặc biệt nghiêm trọng; xác định phạm vi nhiệm vụ của OLGM; tham khảo ý kiến của các bên có quyền lợi liên quan về hình thức phù hợp của OLGM và các phương thức giải quyết khiếu nại dễ tiếp cận và phù hợp về văn hóa; bố trí nhân sự và nguồn lực cho OLGM; và theo dõi và giám sát hoạt động của OLGM. Đối với các tác động về quyền con người, hãy điều chỉnh OLGM theo tiêu chí cốt lõi về tính hợp pháp, khả năng tiếp cận, khả năng dự đốn, tính cơng bằng, khả năng tương thích với Bộ Hướng dẫn của OECD dành cho MNE, tính minh bạch và sự tham gia dựa trên đối thoại.

c. Cùng với đại diện của người lao động và tổ chức cơng đồn thiết lập một quy trình để người lao động có thể khiếu nại lên doanh nghiệp, chẳng hạn như thông qua các cơ chế giải quyết khiếu nại được nêu trong bất kỳ thỏa thuận tập thể nào hoặc thơng qua các Thỏa thuận khung tồn cầu.

OECD DUE DILIGENCE GUIDANCE FOR RESPONSIBLE BUSINESS CONDUCT

PHỤ LỤC:

Một phần của tài liệu oecd-due-diligence-guidance-for-responsible-business-conduct-vietnamese-version (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)