lượng việc định giá tài sản bảo đảm
3.2.4.1 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng
Trong hoạt động cho vay, khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình cho vay. Một trong những tồn tại trong chất lượng cho vay của chi nhánh đó là việc các khoản nợ xấu tuy thấp nhưng lại là các khoản nợ không thể thu hồi tập trung ở nhóm 5. Điều này xuất phát từ nguyên nhân việc thẩm định cho vay vẫn có nhiều hạn chế và sai sót, chưa dự đoán được các biến động thị trường ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, dẫn đến không thể thu hồi vốn và nợ, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của chi nhánh.
Để có thể nâng cao công tác thẩm định, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có mối quan hệ sâu rộng với các sở ban ngành đểu thu thập liên quan thông tin đến người vay. Khi nguồn thông tin từ các doanh nghiệp chưa được kiểm toán độc lập, thông tin từ các sở ban ngành quản lý như Cục thuế, Sở Công thương, Sở Đầu tư và phát triển địa phương là nguồn thông tin quý giúp chi nhánh đánh giá đầy đủ, chính xác hơn về rủi ro liên quan đến khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, việc có quan hệ với phường xã, nơi mà người vay sinh sống cũng giúp chi nhánh kiểm soát người vay tốt hơn.
Thông qua thông tin được thu thập, nhân viên tín dụng phải có những kỹ năng phân tích kế hoạch kinh doanh và nắm rõ chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng nhẳm đảm rằng ngân hàng chỉ cho vay các dự án có khả năng sinh lời và có kỳ hạn trả nợ phù hợp. Việc phân tích đánh giá khách hàng dựa trên những tiêu chí như năng lực tài chính, khả năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh trong ba năm gần nhất và xu hướng phát triển của khách hàng vay cũng như của ngành mà khách hàng vay hoạt động trong thời gian tới. Những yếu tố này sẽ quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của khách hàng, quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, ngân hàng phải biết rõ những đặc điểm đó của khách hàng để tránh hiện tượng “lựa chọn đối nghịch” xảy ra.
3.2.4.2 Nâng cao chất lượng định giá tài sản bảo đảm
TSĐB thường được các TCTD coi như một nguồn thu nợ thứ hai trong các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được nợ. Do vậy mà nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB là việc làm hết sức cần thiết nhằm hạn chế tổn thất tín dụng cho ngân hàng. Do đó, khi nhận TSĐB, cán bộ tín dụng cần chú ý đến các yếu tố sau:
Một là, xem tài sản có thị trường tiêu thụ rộng lớn không, khả năng tiếp quản của ngân hàng và đặc biệt xem xét các giấy tờ có liên quan đến TSĐB cũng như xem xét liệu tài sản có nằm trong diện quy hoạch hay không (đối với TSĐB là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở). Các tài sản này phải đáp ứng đầy đụ điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hàng, đảm bảo không tranh chấp. Hai là, tài sản nhận đảm bảo phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao để khi xử lý thu hồi nợ được dễ dàng và nhanh chóng.
Ba là, việc định giá trị TSĐB cần phải được thực hiện khách quan. Đối với các khoản vay lớn, chi nhánh nên yêu cầu khách hàng định giá tài sản bảo đảm bởi bên thứ 3 nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan khi nhận tài sản bảo đảm. Riêng đối với bất động sản, trong những giai đoạn thị trường xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản, ban lãnh đạo chi nhánh cần xác định tỷ lệ điều chỉnh từ giá trị ảo về giá trị thực phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh.
Bốn là, thường xuyên theo dõi, quản lý, nắm bắt thông tin về TSĐB nhất là tài sản tài chính để khi có biến động lớn thì kịp thời xem xét đánh giá lại gái trị tài sản và có biện pháp xử lý phù hợp. Hoạt động tái định gia tài sản bảo đảm cần được tuân thủ chặt chẽ theo quy định, đặc biệt khi có biến động mạnh trên thị trường.