3.3.1 Kiến nghị dành cho Agribank Hội sở
3.3.1.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng
Điều chỉnh chính sách cho vay nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Trong đó, cần xây dựng quy trình tín dụng cụ thể cho từng nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân với cá nhân sản xuất kinh doanh và cá nhân tiêu dùng khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng vay vốn cần có quy trình riêng để phục vụ cho việc nhận diện, đo lường và xử lý rủi ro phù hợp.
Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý,
điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Yêu cầu chặt chẽ các chi nhánh phải chủ động tuân thủ nghiêm túc các quy định về đa dạng hóa danh mục tín dụng, phân tán rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Gia tăng giám sát cũng như có cơ chế xử phạt khen thưởng phù hợp với tình hình hoạt động của từng chi nhánh. Nên xây dựng hệ thống xếp hạng đánh giá hoạt động của từng chi nhánh để có cơ sở khen thưởng xử phạt khách quan.
3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ chung cần đưa thêm yếu tố đánh giá liên quan đến khu vực địa lý bởi đây cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - yếu tố tự nhiên có tác động lớn đến phương án vay vốn.
Đối với khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh cũng cần được phân theo nhóm ngành nghề kinh doanh như doanh nghiệp bởi vì mỗi ngành nghề hoạt động có rủi ro nội tại khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm có tiêu chí liên quan đến ngành nghề cũng giúp chi nhánh thuận tiện hơn trong việc nhận diện, đo lường rủi ro liên quan đến khoản vay và toàn danh mục cho vay.
3.3.1.3 Chủ động đề xuất với Trung tâm thông tin tín dụng – CIC trong việc cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng vay
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các thông tin của CIC được thu thập, xử lý thông tin thị trường, thông tin của các cơ quan quản lý doanh nghiệp hay do các doanh nghiệp cung cấp nhằm mục đích quảng cáo và các thông tin từ các ngân hàng trong đó thông tin từ các ngân hàng là nguồn quan trọng nhất vì nó phản ánh mọi mặt của thông tin TD. Do đó, các NHTM phải thường xuyên cung cấp thông tin cho CIC để phục vụ lợi ích của chính mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về khách hàng vay và thông tin về xếp loại khách hàng vay là cơ sở để các TCTD xem xét, quyết định cho vay, CIC và các đơn vị, các tổ chức liên quan cần:
CIC cần có bộ phận chuyên cập nhật, xử lý thông tin. Nhân viên trong bộ phận này phải là những người có chuyên môn cao, có kiến thức sâu rộng và nhiều lĩnh vực.
Đẩy mạnh việc đôn đốc các TCTD báo cáo thông tin, tăng cường việc thu thập xử lý, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt. Đồng thời CIC đẩy mạnh việc khai thác sử dụng thông tin tín dụng rộng rãi, đại trà ở tất cả các loại hình tín dụng, các địa bàn tỉnh, thành phố.
Các chi nhánh NHNN tỉnh định kỳ hàng tháng, hàng quý thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu của các chi nhánh TCTD trên địa bàn để dôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu cho CIC. Thực hiện đúng báo cáo định kỳ về công tác thông tin TD và đề xuất phản ứng kịp thời cho CIC những khó khăn vướng mắc tại địa phương để xử lý kịp thời.
3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
3.3.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện ổn định cuộc sống của người dân
Chính quyền địa phương liên quan cần tổ chức xem xét, rà soát lại tất các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn và có biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhẳm đảm bảo tính đồng bộ chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn.
Chính quyền địa phương nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế - xã hội phát triển và tăng trưởng bền vững, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh. Việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài, công khai, rõ ràng, đúng thời điểm và dễ dáng áp dụng, tao điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống .
Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp mọi ngành nghề. Kiên quyết sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém
hiệu quả, có cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể đến từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên công tác này cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn, ít xảy ra tiêu cực hơn, đỡ tốn kém hơn về chi phí lẫn thời gian như hiện nay.
Có sự phối hợp cung cấp thông tin về doanh nghiệp cá nhân tạo điều kiện cho các NHTM đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Các thông tin như thực trạng tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, có tranh chấp dân sự giữa người vay với đối tác nào hay không…cần có cơ chế phối hợp để ngân hàng có thể được cung cấp nhanh chóng, tiện lợi.
3.3.2.2 Hoàn thiện quy hoạch đất đai và các chính sách đền bù giải tỏa tại huyện Long Thành
Vấn đề về kết cấu hạ tầng, môi trường, đất đai, quy hoạch đầu tư các vùng kinh tế, khu công nghiệp cần được hoạch định mang tính dài hạn, ổn định để người dân, doanh nghiệp và ngân hàng có cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến quy hoạch cần được cung cấp công khai, minh bạch tại cơ quan chủ quản cũng như trên website của Ủy ban nhân dân huyện để các chủ thể có thể dễ dàng truy cập và thu thập thông tin.
Các chính sách đền bù giải tỏa cần được công khai bởi liên quan đến bất động sản nhận bảo đảm tại ngân hàng. Việc thanh lý tài sản bảo đảm trong khu vực quy hoạch không được phép trong khi khách hàng không có tài sản khác thay thế thì nguồn tiền từ quy hoạch, đền bù giải tỏa sẽ là nguồn tiền để ngân hàng tiến hành thu hồi, xử lý nợ.
Kết luận chương 3
Từ những tồn tại và nguyên nhân được đề cập ở chương 2, kết hợp với những định hướng về hoạt động tín dụng tại Agribank CN Nam Đồng Nai đến năm 2025, đề tài đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Cụ thể, các giải pháp dành cho chi nhánh bao gồm tuân thủ nghiêm túc các quy địn trong chính sách tín dung của Agribank, đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, nâng cao công tác thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị dành cho Agribank Hội sở gồm: định kỳ đánh giá chiến lược phát triển hoạt động tín dụng, hoàn thiện chính sách cho vay phù hợp định hướng cổ phần hóa và theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, nghiên cứu về việc bổ sung bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro phù hợp với mô hình tổ chức, đầu tư cho công nghệ toàn hệ thống nhằm phục vụ công tác quản trị rủi ro nói chung, nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng. Như vậy, đề tài đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị để đạt định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank CN Nam Đồng Nai.
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. Agribank hiện nay là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính nông thôn cùng lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Là một trong những chi nhánh của Agribank, chi nhánh Nam Đồng Nai cũng không nằm ngoài kế hoạch cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của chi nhánh trên thực tế ghi nhận nhiều bất cập như tỷ lệ quá hạn còn cao… gây cản trở đến sự phát triển bền vững của chi nhánh. Đề tài được đưa ra nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh Nam Đồng Nai, từ đó, đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm việc so sánh để thấy được sự vận động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lượng tín dụng và phân tích những kinh nghiệm của các NHTM khác, nghiên cứu đã nhìn nhận được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Agribank CN Nam Đồng Nai. Từ những đánh giá trên, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cho chi nhánh. Đồng thời, đề tài đưa ra một số kiến nghị cho các chủ thể liên quan như Agribank, chính quyền địa phương.
Mặc dù đã nỗ lực nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định như chưa thực hiện khảo sát nhân viên tín dụng để có cái nhìn đầy đủ hơn về chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại ngân hàng. Chưa thực hiện mô hình định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Đây là hạn chế và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Diệu Anh (chủ biên), Tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông 2. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê
3. Trần Văn Dự (2004), “Mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng – Các giải pháp từ kinh nghiệm của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây”, Tạp chí Ngân hàng, số 11, 46 – 48
4. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
5. Nguyễn Thị Thu Đông (2015), Tăng trưởng tín dụng luôn cần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 18, 27 – 30
6. Trương Văn Giang và Trần Hữu Dào (2019), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Công thương số tháng 8/2019
7. Hoàng Huy Hà (2004), Giải pháp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, số 7, 29 - 31
8. Vũ Thu Hà (2010), “Thông tin tín dụng và cán bộ tín dụng trong nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 18, 52 -54 9. Trần Thanh Hằng (2011), “Nâng cao chất lượng tín dụng – kinh nghiệm từ NHTM một số nước trong khu vực và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, số 4, 18 – 19
10. Lê Thị Tuyết Hoa (chủ biên) (2017), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
11. Dương Thị Hoàn (2019), Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 50, tr.118 - 121
12. Lê Hoằng Bá Huyền (2019), “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”, Tạp chí Tài chính
13. Phạm Trong Hưng (2009), Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 89, 55 - 61
14. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê
15. Đỗ Giang Nam (2008), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Agribank đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn
17. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm
18. Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, NHXB Lao đông
19. Nguyễn Đức Thảo, 2004), Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển bền vững tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí KHoa học và đào tạo ngân hàng, số 1
20. Tạp chí Tài chính (2017), “Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu”, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nang-cao-chat-luong-tin-dung- han-che-no-xau-119513.html, ngày 31/01/2020
21. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 22. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thủy, (2014). Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê.
23. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tạp chí Tài chính, tháng 10/2015
24. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu tiếng Anh
1. Cristina Demma (2017), “Crediit Scoring and the Quality of Business credit dungring the crisis”, Economic Notes 46 (2)
2. Giorgio Albareto, Roberto Felici, Enrico Sette (2017), “Does credit scoring improve the selection of borrowers and credit quality?”, Bank of Italy Temi di Discussion No 1090
PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH CHO VAY TẠI AGRIBANK
Quy trình cho vay cụ thể của chi nhánh Bình Triệu:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dung
_Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Thẩm định, phê duyệt cho vay
_Thẩm định khoản vay.
_Kiểm soát hồ sơ vay vốn và nội dung Báo cáo thẩm định. _Thông qua hồ sơ khảo vay tại Hội đồng tín dụng.
Bước 3 :Quyết định tín dụng
_Phê duyệt cho vay.
_Soạn thảo kí kết hợp đồng tín dụng.
_Soạn thảo kí kết hợp đồng Bảo đảm tiền vay. _Soạn thảo kí kết các văn bản có liên quan khác. _Khai báo, phê duyệt thong tin trên hệ thống IPCAS. _Bàn giao và quản lý hồ sơ khoản vay.
Bước 4 : Giải ngân vay vốn
_Kiểm trả hồ sơ giải ngân, lập hồ sơ xin giải ngân. _Kiểm soát, phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân.
_Bàn giao hồ sơ cho giao dịch viên,hạch toán thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm và giải ngân khoản vay.
_Phân kì hạn trả nợ.
Bước 5 : Giám sát sau giải ngân
_Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các cam kết , điều kiện cho vay,tình