Kết quả hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu 1274_234300 (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.5 Kết quả hồi quy đa biến

Mô hình hồi quy đa biến đề xuất trong nghiên cứu như sau:

QDi = 0 + 1.LSTGi + 2.UTTHi + 3.CLPVi + 4.AHXHi + 5.YTTTi

+ 6.CTXTi + 7.ATBMi + µi,t

Thực hiện hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 20.0, kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.8

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Nhân tố Beta chuẩn hóa

Sig. VIF Kiểm định giả thuyết

LSTG 0,063 0,199 1,778 Bác bỏ giả thuyết YTTT 0,078 0,076 1,424 Chấp nhận giả thuyết AHXH 0,196 0,000 1,522 Chấp nhận giả thuyết UTTH 0,267 0,000 1,689 Chấp nhận giả thuyết CTXT 0,030 0,428 1,102 Bác bỏ giả thuyết ATBM 0,290 0,000 1,550 Chấp nhận giả thuyết

UTTH 0,209 0,000 1.422 Chấp nhận giả thuyết

Số quan sát 300 Durbin Watson 1,375 R2 0,608 R2 hiệu chỉnh 0,599 Giá trị F 64,836 P-value 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Giá trị F của mô hình đạt 64,836 với P-value tương ứng là 0,000 nhỏ hơn

0,05, cho kết luận bác bỏ giả thuyết không có biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc. Nói cách khác, kết quả giá trị F với p-value cho thấy việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố trong nghiên cứu là phù hợp.

Bên cạnh đó, tại mức ý nghĩa 5%, giá trị Durbin Watson đạt 1,375 nằm trong khoảng giá trị từ 1 đến 3 cho thấy không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1.

Giá trị R2 hiệu chỉnh đạt mức 59,9%, nghĩa là với 7 nhân tố độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 59,9% sự biến thiên của quyết định sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribbank CN Nam Đồng Nai. Kết quả này, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), R2 hiệu chỉnh của mô hình trên 50% được xem là mô hình phù hợp.

Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình thông qua chỉ số VIF đều có giá trị nhỏ hơn 10.0 nên kết luận mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Nói cách khác, giữa các biến độc lập không tồn tại mối tương quan chặt chẽ với nhau.

Hệ số Beta hồi quy chuẩn hóa của các biến đều mang dấu dương, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Giá trị Sig của 5 biến độc lập gồm YTTT, AHXH, UTTH, ATBM và CLDV có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Hai nhân tố LSTG và CTXT mặc dù có tương quan thuận chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu.

Phương trình hồi quy đã được chuẩn hóa như sau:

QDi = 0,078.YTTTi + 0,196.AHXHi + 0,267.UTTHi + 0,290.ATBMi

+ 0,209.CLDVi + µi,t

Kết quả về kiểm định phần dư được trình bày trong phụ lục cho thấy phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn và biến phụ thuộc không có tương quan với phần dư của mô hình. Điều này cho thấy việc phân tích hồi quy đa biến là phù hợp, kết quả ước lượng không vi phạm các giả định của hồi quy.

Một phần của tài liệu 1274_234300 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w