Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 1480_235851 (Trang 29 - 34)

Đối với các nghiên cứu trong nước, có một số công trình nghiên cứu liên quan như: Phạm Thị Tâm & Phạm Ngọc Thúy (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát trên 350 KHCN trên địa bàn thành phố Đà lạt từ 5/2010 đến 6/2010. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ chủ yếu tập trung vào kỹ thuật phỏng vấn sâu với 8 người là các nhân viên phòng giao dịch, phòng dịch vụ khách hàng, trưởng phòng marketing và người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy, kiểm định Pearson. Kết quả cho thấy rằng yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm là vấn đề nhận diện thương hiệu, kế đến là thuận tiện vị trí, xử lý sự cố, ảnh hưởng của người thân, vẻ bên ngoài của ngân hàng và cuối cùng là thái độ đối với chiêu thị. Nghiên cứu này đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngân hàng, đưa ra một số khuyến nghị cho các ngân hàng để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại các phường trung tâm của TP. Đà Lạt và dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nên thị trường khá đồng nhất, mẫu chưa mang tính đại diện cao.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Biên Hòa. Dữ liệu nghiên cứu được điều tra trực tiếp từ 285 cá nhân bằng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp tại thành phố Biên Hòa vào năm 2014. Nhóm tác giả thực hiện sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Thu hồi phiếu khảo sát đã phát ra và tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Sử dụng phần mềm tin học ứng dụng SPSS 25.0 để phân tích số liệu với mô hình Hồi quy Binary Logistic, sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 7 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân như: Lợi ích từ sản phẩm, thuận tiện, hữu hình, nhân viên ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, ảnh

hưởng của những người xung quanh và marketing. Trong đó mức độ tác động của yếu tố lợi ích sản phẩm dịch vụ lên xu hướng lựa chọn ngân hàng là cao nhất, tiếp đó là thành phần nhân viên, danh tiếng, thuận tiện, hữu hình, ảnh hưởng, cuối cùng là quảng cáo chiêu thị. Với những yếu tố này, bài viết đưa ra một vài gợi ý đối với ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách hàng của ngân hàng.

Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014) đã nghiên cứu các yếu tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại TP.HCM của người cao tuổi. Nghiên cứu nhận dạng các yếu tố khách hàng cao tuổi quan tâm khi lựa chọn ngân hàng và tìm hiểu những khác biệt trong sự quan tâm đến các yếu tố giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lí thuyết về ngân hàng, khách hàng cao tuổi, hành vi người tiêu dùng và các nghiên cứu đi trước về lựa chọn ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện với phương pháp chọn mẫu lí thuyết với điều kiện: cá nhân trên 50 tuổi, đã hoặc đang sử dụng dịch vụ ngân hàng tại TP.HCM. Sau đó, kĩ thuật thảo luận tay đôi, ghi âm và nghe lại, đối chiếu với bản ghi chép, công cụ thu thập dữ liệu là dàn bài thảo luận. Nghiên cứu định tính kết thúc với kích thước mẫu là n = 14, điểm bão hòa tại n = 11, kết hợp phỏng vấn chuyên gia tại các ngân hàng tiến hành khảo sát, kết quả có 5 biến quan sát được bổ sung. Trong nghiên cứu định lượng, tác giá đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kiểm định Friedman cho thấy khách hàng cao tuổi quan tâm khác nhau đến các nhân tố, được xếp từ cao đến thấp gồm: (1) Chất lượng nhân viên; (2) Giá; (3) Uy tín; (4) Kinh nghiệm; (5) Cơ sở vật chất;

(6) Ưu đãi; và (7) Sự tham khảo. Phân tích biệt số làm rõ thêm sự khác biệt về mức độ quan tâm đến các yếu tố lựa chọn ngân hàng của các nhóm khách hàng khác nhau phân theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng làm việc, dịch vụ sử dụng và thu nhập.

Tô Minh Tuấn (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đông Á. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đông Á được đề xuất gồm một biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ATM– YĐ và sáu biến độc lập: (1) Chuẩn chủ quan – CQ, (2) Cảm nhận hữu dụng – HD, (3) Cảm nhận tính dễ dàng sử dụng – DD, (4) Cảm nhận thương hiệu – TH, (5) Yếu tố pháp luật – PL, (6) Cảm nhận về chi phí – CP. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật

phỏng vấn và thảo luận chuyên sâu với chuyên gia và những khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng Đông Á có thời gian sử dụng dịch vụ trên 1 năm nhằm tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đông Á. Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên sâu tác giả đưa ra bảng câu hỏi phỏng vấn ban đầu. Trong nghiên cứu định lượng, tác giá đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả cho thấy rằng yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định lựa chọn thẻ ATM là cảm nhận thương hiệu, kế đến là chuẩn chủ quan, cảm nhận hữu dụng, cảm nhận về chi phí, cảm nhận tính dễ dàng sử dụng và cuối cùng là yếu tố pháp luật. Nghiên cứu này đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ, đưa ra một số khuyến nghị cho các ngân hàng để duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Tên tác giả - Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng cá nhân Uy tín thương hiệu Lợi ích sản phẩm dịch vụ Sự tiện lợi Chi phí sử dụng Tác động từ người thân bạn bè Chất lượng nhân viên sở vật chất Chiêu thị Xử lý sự cố

Arpita Khare - Factors affecting

credit card use in India

Kalisa Afred - Factors Influencing the Adoption and Usage of Credit Cards in

Financial Institutions of Rwanda

Mokhlis, S., Mat, N.H.N., Salleh, H.S. - Commercial bank

selection. The case of

undergraduate students in Malaysia

Sultan Singh, Ms Komal -

Impact Of ATM On Customer Satisfaction (A Comparative Study of SBI, ICICI & HDFC bank)

Tên tác giả - Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng cá nhân Uy tín thương hiệu Lợi ích sản phẩm dịch vụ Sự tiện lợi Chi phí sử dụng Tác động từ người thân bạn bè Chất lượng nhân viên sở vật chất Chiêu thị Xử lý sự cố Phạm Thị Tâm & Phạm Ngọc Thúy – Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố biên hoà

Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt – Đánh giá các yếu tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại TP. HCM của người cao tuổi

Tô Minh Tuấn – Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng

Đông Á

UY TÍN THƯƠNG HIỆU

LỢI ÍCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ

SỰ TIỆN LỢI

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG

TÁC ĐỘNG TỪ NGƯỜI THÂN BẠN BÈ

CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu 1480_235851 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w