KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu 1480_235851 (Trang 63)

4.6.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến độc lập đều < 2, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.

4.6.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa ở trên cho ta thấy trong mô hình hồi quy có trị trung bình (Mean) = -5.39*10-16 ≅ 0 và độ lệch chuẩn = 0.986≅ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

4.6.3. Kiểm định tính độc lập của sai số

Đại lượng Durbin - Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:

Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin – Watson phải nằm trong khoảng 1 đến 3 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) tức là rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan. Hệ số Durbin-Watson là d = 1.773 cho thấy 1 < d < 3 thì mô hình không có tự tương quan. Như vậy mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

4.7. PHÂN TÍCH ANOVA

Bảng 4.9. Kết quả phân tích sự khác biệt

Đặc điểm nhân khẩu học Sig Kết luận

Quyết định sử dụng thẻ thanh toán

Giới tính 0.989 Không tồn tại sự khác biệt

Độ tuổi 0.000 Tồn tại sự khác biệt.

Trình độ học vấn 0.587 Không tồn tại sự khác biệt

Nghề nghiệp 0.065 Không tồn tại sự khác biệt

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2020

Như vậy theo kết quả khảo sát chỉ ra tồn tại sự khác biệt về Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng theo Độ tuổi.

4.7.1. Kiểm định khác biệt theo giới tính

Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính:

 Giả thuyết H1: Không có sự khác biệt về giới tính đối với Quyết định sử dụng

thẻ thanh toán.

Kết quả kiểm định T-test như phụ lục

 Sig = 0.989> 5%: nghĩa là không có đủ cơ sở để bác bỏ H1 . Do đó, không tồn tại sự khác biệt về giới tính trong Quyết định sử dụng thẻ thanh toán.

4.7.2. Kiểm định khác biệt theo độ tuổi

Các giả thuyết sự khác biệt theo độ tuổi:

Giả thuyết H2: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định sử dụng thẻ

thanh toán theo độ tuổi.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H2 . Do đó, tồn tại sự khác biệt về độ tuổi trong Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Trong đó, những người có độ tuổi Trên 50 tuổi có Quyết định sử dụng thẻ thanh toán thấp hơn các nhóm khác.

4.7.3. Kiểm định khác biệt theo trình độ học vấn

Các giả thuyết sự khác biệt theo trình độ học vấn:

Giả thuyết H3: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định sử dụng thẻ

thanh toán theo trình độ học vấn.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

Sig= 587% > 5%: nghĩa là chưa có cơ sở để bác bỏ H3. Cho thấy không có sự khác biệt giữa trình độ học vấn về Quyết định sử dụng thẻ thanh toán.

4.7.4. Kiểm định khác biệt theo nghề nghiệp

Các giả thuyết sự khác biệt theo nghề nghiệp:

Giả thuyết H4: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định sử dụng thẻ

thanh toán theo nghề nghiệp.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

Sig= 0.065% > 5%: nghĩa là có cơ sở để bác bỏ H4. Cho thấy không có sự khác biệt giữa nghề nghiệp về Quyết định sử dụng thẻ thanh toán.

Như vậy theo kết quả khảo sát chỉ ra tồn tại sự khác biệt về Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng theo Độ tuổi.

4.8. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dữ liệu thu thập được tác giả làm sạch, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 25.0. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha>0.6, chứng tỏ các thang đo đều đạt độ tin cậy cao. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, trích rút được 7 nhân tố với hệ số tải nhân tố cao đều trên 0.5 và tổng phương sai trích trên 50% đạt yêu cầu. Cụ thể, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng rút ra được 6 nhân tố; thang đo Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có 1 nhân tố được rút ra.

Nghiên cứu chỉ ra rằng Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng chịu tác động dương bởi 6 yếu tố là Uy tín Thương hiệu, Lợi ích sản phẩm dịch vụ, Sự tiện

lợi, Chi phí sử dụng, Tác động từ người thân bạn bè, Nhân viên. Theo quan điểm của

khách hàng, Uy tín Thương hiệu là yếu tố mà khách hàng quan tâm đầu tiên cho thấy niềm tin vào thương hiệu ngân hàng luôn được lưu ý khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank. Kế đến Lợi ích sản phẩm dịch vụ cho khách hàng được cung cấp bởi ngân hàng là yếu tố mà khách hàng rất quan tâm; kế đó là Sự tiện lợi giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận tiện khi sử dụng thẻ thanh toán Vietcombank. Trong khi đó, kết quả phân tích cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ giả thuyết H4, H5, H6 cũng được ủng hộ do đó Chi phí sử dụng, Tác động từ người thân

bạn bè, Nhân viên là khía cạnh mà khách hàng quan tâm. Cụ thể như sau:

Giả thuyết H1: Nhân tố Uy tín thương hiệu có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.291 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Uy tín thương hiệu là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Uy tín thương hiệu tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.291 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Giả thuyết về nhân tố Uy tín thương hiệu có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Mokhlis (2008), Phạm Ngọc Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014).

Giả thuyết H2: Nhân tố Lợi ích sản phẩm dịch vụ có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.285 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Lợi ích sản phẩm dịch vụ là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lợi ích sản phẩm dịch vụ tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.285 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ hai. Giả thuyết về nhân tố Lợi ích sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Arpita Khare (2012), Mokhlis (2008), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014).

Giả thuyết H3: Nhân tố Sự tiện lợi có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.21 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Sự tiện lợi là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Sự tiện lợi tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.21 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ ba. Giả thuyết về nhân tố Sự tiện lợi có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Mokhlis (2008), Sultan Singh, Ms Komal (2009), Arpita Khare (2012), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014).

Giả thuyết H4: Nhân tố Chi phí sử dụng có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.133 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Chi phí sử dụng là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Chi phí sử dụng tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.133 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ sáu. Giả thuyết về nhân tố Chi phí sử dụng có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Arpita Khare (2012), Sultan Singh, Ms Komal (2009), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014).

Giả thuyết H5: Nhân tố Tác động từ người thân bạn bè có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.143 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Tác động từ người thân bạn bè là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Tác động từ người thân bạn bè tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.143 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ năm. Giả thuyết về nhân tố Tác động từ người thân bạn bè có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Mokhlis (2008), Sultan Singh, Ms Komal (2009), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), Phạm Ngọc Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010).

Giả thuyết H6: Nhân tố Nhân viên có tương quan đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.166 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định sử dụng thẻ thanh toán và Nhân viên là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Nhân viên tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định sử dụng thẻ thanh toán tăng lên tương ứng 0.166 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ tư. Giả thuyết về nhân tố Nhân viên có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016).

Tóm lại, nghiên cứu chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 của mô hình đề xuất vì có sig < 0.05 và hệ số Beta của 5 nhân tố được chấp nhận đều có dấu dương, nghĩa là giữa từng yếu tố với quyết định sử dụng có mối quan hệ cùng chiều.

Như vậy, sau khi sử dụng phân tích hồi quy ta có thể kết luận về các kiểm định của các giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 4.10. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết Ảnh hưởng Ước lượng Giả thuyết Kết luận Uy tín Thương hiệu  Quyết định sử dụng thẻ thanh toán .291*** H1 Chấp nhận Lợi ích sản phẩm dịch vụ  .285*** H2 Chấp nhận Sự tiện lợi  .210*** H3 Chấp nhận Chi phí sử dụng  .133*** H4 Chấp nhận Tác động từ người thân bạn bè  .143*** H5 Chấp nhận Nhân viên  .166*** H6 Chấp nhận Ghi chú: (**) P<0,05; (*) P<0,1; (***) P<0,01

Như mong đợi của nghiên cứu này, các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến

Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng có kết quả phù hợp với nghiên cứu

trước đây của Mokhlis (2008), Siddique (2012), Arpita Khare (2011), Kalisa Afred và cộng sự (2016), Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016), Phạm Ngọc Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010), và giả thuyết cho các yếu tố này được ủng hộ.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần.

Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là những khách hàng đã và đang sử dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Trong đó 6 nhân tố thành phần đều tác động dương đến

Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng là Uy tín Thương hiệu, Lợi ích sản phẩm dịch vụ, Sự tiện lợi, Chi phí sử dụng, Tác động từ người thân bạn bè, Nhân viên.

Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy tồn tại sự khác biệt về độ tuổi đối với Quyết

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về Quyết định sử dụng thẻ thanh toán của khách hàng và các yếu tố tác động. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank của khách hàng cá nhân. Trong đó, mô hình nghiên cứu bao gồm 6 biến độc lập là Uy tín Thương hiệu, Lợi ích sản phẩm, dịch vụ, Sự tiện lợi, Chi phí sử dụng, Tác động từ người thân bạn bè, Nhân viên và 1 biến phụ thuộc là Quyết định sử dụng thẻ thanh toán. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank của khách hàng cá nhân và chỉ ra được những khía cạnh hạn chế, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển trong tương lai.

Kết quả khảo sát cho thấy: quyết định lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank của khách hàng cá nhân bị chi phối bởi 6 thành phần giống mô hình nghiên cứu đề xuất đó là: Uy tín Thương hiệu, Lợi ích sản phẩm, dịch vụ, Sự tiện lợi, Chi phí sử dụng, Tác động từ người thân bạn bè, Nhân viên.

5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.2.1. Uy tín thương hiệu

Uy tín Thương hiệu có tác động cùng chiều là yếu tố tác động mạnh thứ 1 với quyết định lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán Vietcombank của khách hàng cá nhân. Vì vậy Vietcombank cần có giải pháp tăng uy tín của dịch vụ thẻ thanh toán hơn nữa.

Hiện nay, một trong những lý do khiến nhiều khách hàng còn lo lắng khi tham gia sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán là họ không an tâm về tính bảo mật, an toàn của loại dịch vụ này. Chính vì vậy ngân hàng phải có chiến lược là làm sao để khách hàng cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ thẻ của mình. Để tạo được lòng tin nơi khách hàng, ngân hàng cố gắng tạo ra độ tin cậy cao của các dịch vụ thẻ của ngân hàng mình bằng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường tính an toàn, bảo mật bằng cách hỗ trợ các chương trình

phần mềm về an ninh mạng, cập nhật thường xuyên nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm không lo bị mất cắp thông tin tài khoản và tài sản của họ. Thường xuyên sử dụng các công cụ thích hợp để dò tìm lỗ hổng, các điểm yếu trên hệ thống giúp phát hiện và khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng.

Thứ hai, hệ thống hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng, tránh các trường hợp lỗi

mạng hay lỗi hệ thống để khách hàng cảm nhận được sự an toàn của dịch vụ thẻ.

Thứ ba, đưa thêm vào hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ các điều khoản

tranh chấp và xử lý tranh chấp nếu có phát sinh nhằm tạo cơ sở pháp lý để khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, nhân viên cần phải có trách nhiệm giải thích

Một phần của tài liệu 1480_235851 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w