Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 25 - 28)

Theo nguyên tắc Basel, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể thực hiện tóm tắt theo Hình 2.1 dƣới đây (Nguyễn Thị Hoài Phƣơng, 2012; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hƣơng, 2013):

Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Robert & Gen (1991)

- Nhận biết rủi ro: trong quy trình quản trị RRTD, nhận biết rủi ro là bƣớc đầu tiên trong quá trình quản trị RRTD nhằm đánh giá rủi ro với các khoản nợ. Tại bƣớc này, các NHTM sẽ phân tích các rủi ro xoay quanh các hoạt động của NH. Tuy nhiên việc nhận dạng rủi ro cần xem xét dƣới hai góc độ ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng: RRTD sẽ đƣợc phản ánh thông qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng RRTD. Về phía khách hàng: khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro thông qua các kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá của ngân hàng về tiến độ thực hiện của dự án, những dòng tiền vào và ra trong doanh nghiệp. Khi nhận biết RRTD, ngân hàng cần chú ý đến:

(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề cho vay, hình thức và loại tiền cho vay. (ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng đối tƣợng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ

chứa đựng các thông tin của khách hàng. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ xem xét TSĐB của khách hàng để đƣa ra quyết định của họ đối với khoản cho vay đó.

- Đo lƣờng rủi ro: các ngân hàng có thể đo lƣờng RRTD bằng việc triển khai các mô hình định lƣợng RRTD truyền thống hay hiện đại. Chẳng hạn nhƣ ngân hàng có thể đo lƣờng rủi ro của khoản cho vay thông qua các mô hình chấm điểm tín dụng, mô hình điểm số Z và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II tùy thuộc vào đối tƣợng KHCN hay KHDN. Để đánh giá RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lƣờng qua việc tính toán các chỉ tiêu nhƣ quy mô dƣ nợ, cơ cấu dƣ nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro… Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh rõ nét RRTD của ngân hàng. Theo Bessis (2015), xét theo phạm vi rủi ro trong hoạt động tín dụng thì có hai nhóm rủi ro: rủi ro riêng lẻ và rủi ro danh mục đầu tƣ. Đo lƣờng RRTD là bƣớc thứ hai trong quy trình quản trị RRTD, nhằm đánh giá khả năng vỡ nợ của KH hoặc của danh mục đầu tƣ tín dụng và qua đó xác định đƣợc mức độ tổn thất dự kiến của ngân hàng thông qua việc trích lập dự phòng RRTD (Lê Bá Trực, 2018). Tùy theo mỗi nhóm rủi ro mà ngân hàng sẽ có những phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng thích hợp. Việc đo lƣờng RRTD đƣợc thực hiện thông qua các mô hình đo lƣờng RRTD khác nhau, đƣợc tác giả đề cập và xem xét ở phần nghiên cứu tiếp theo. Có hai phƣơng pháp cơ bản để phân tích, đo lƣờng RRTD, bao gồm: phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp này thƣờng đƣợc các NHTM sử dụng để hỗ trợ lẫn nhau nhằm phân tích, đo lƣờng và định lƣợng RRTD. Do vậy, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phƣơng pháp hoặc sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp để đánh giá, đo lƣờng RRTD.

- Quản lý rủi ro: Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro bao gồm: (i) Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, (ii) Xây dựng chính sách quản trị rủi ro. Chính sách quản trị rủi ro là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hƣớng cụ thể trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro cũng quy định đối tƣợng không cho vay, giới

hạn tín dụng và phân loại tài sản, trích lập dự phòng. Đồng thời, chính sách quản trị RRTD sẽ bao gồm hệ thống các chiến lƣợc, chủ trƣơng, định hƣớng của Hội đồng quản trị, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tƣ của Ban điều hành từng NHTM, do Hội đồng quản trị của các NH ban hành phù hợp với chiến lƣợc phát triển từng thời kỳ và những quy định pháp lý hiện hành. Các chính sách tín dụng trong việc quản lý RRTD sẽ giúp các NHTM đạt đƣợc mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ an toàn, hiệu quả, đúng định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của từng NHTM. Ngoài ra, các NHTM cần chú trọng đến việc quản lý danh mục đầu tƣ và phân tán rủi ro trong quá trình cấp tín dụng (Lê Bá Trực, 2018). Theo nghiên cứu Bessis (2012), mục đích của quản trị RRTD là kiểm soát rủi ro. Điều này chỉ khả thi khi chúng ta nhận biết và đánh giá chính xác về nguyên nhân gây nên RRTD.

- Kiểm soát và xử lý rủi ro: Đây là nguyên tắc 14, 15 và 16 trong bộ nguyên tắc quản trị RRTD của Basel. Giai đoạn kiểm RRTD: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát RRTD có thể phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng và tham gia quy trình cấp, xét duyệt tín dụng phải tuân thủ các quy định của chung của Basel và thực thi KSNB. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay.

 Kiểm soát trƣớc khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập nên các thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

 Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thƣờng xuyên khoản vay, thẩm định, thƣờng xuyên đánh giá giá trị TSĐB…

 Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

Đối với việc xử lý RRTD: Khi một khoản vay trở thành nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu để giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phƣơng án gặp gỡ khách hàng để tìm hƣớng khắc phục thông

qua các hình thức nhƣ: gia hạn nợ, chứng khoán hoá các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phƣơng án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ đƣợc chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thƣờng, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu.

Trên cơ sở hoạt động quản trị RRTD, NHTM cần xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm KHCN, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hiệu quả kinh doanh tín dụng nói riêng (Hoàng Trọng Anh Tuấn, 2013).

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w