Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 41)

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1.1 Trình tự nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua 02 bƣớc:

- Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm trong mô hình. Thông qua cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2, tác giả đã đề xuất 6 yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại Agribank. Từ đó xây dựng thang đo nháp để làm cơ sở tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng ở bƣớc này là phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: trên cơ sở thang đo nháp đã xây dựng, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng, bao gồm các lãnh đạo phòng ban làm việc trong lĩnh vực tín dụng, quản lý rủi ro có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Các thành viên tham gia thảo luận có kiến thức và kinh nghiệm tốt về hoạt động cấp tín dụng và quản trị RRTD. Mục đích của thảo

luận nhóm là để loại bỏ các biến không đƣợc nhất trí, đồng thời bổ sung thêm một số biến và tìm kiếm sự thống nhất các thành phần trong thang đo sơ bộ. Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo sơ bộ và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 20 cán bộ quản lý tín dụng/ CBTD nhằm làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh thang đo chính thức.

- Nghiên cứu định lƣợng ở bƣớc nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện để điều chỉnh thang đo sơ bộ đã xây dựng trong nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ 20 CBTD đang công tác tại một số chi nhánh của Agribank (Chi nhánh 4, chi nhánh TP. HCM, chi nhánh Mạc Thị Bƣởi, chi nhánh Sài Gòn…), liên quan đến lĩnh vực tín dụng và việc thực hiện khảo sát đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế từ các thang đo.

3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Các thành viên tham gia thảo luận đều đồng ý thống nhất các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại Agribank theo Hiệp ƣớc Basel II gồm 06 yếu tố bao nhƣ môi trƣờng vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.

Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên về nội dung các mục hỏi dùng để xây dựng bảng khảo sát chính thức, các thành viên thảo luận nhóm đều đồng ý cho rằng các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu đối với đối tƣợng đƣợc khảo sát, và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả thảo luận nhóm tập trung sẽ đƣợc tác giả tổng hợp lại và tiến hành khảo sát thử 20 CBTD để kiểm tra câu từ dùng cho bảng khảo sát thật dễ hiểu và sát với ý nghĩa gốc của nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu định tính, kết quả cho ra bảng câu hỏi dùng để khảo sát chính thức có tổng cộng 28 biến quan sát cho các khái niệm thành phần của nghiên cứu đƣợc trình bày nhƣ sau:

(1) Thang đo khía cạnh Môi trƣờng vĩ mô

Thang đo khía cạnh Môi trƣờng vĩ mô đƣợc ký hiệu là MT, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán

bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ MT1 đến MT5. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Thang đo khía cạnh Môi trƣờng vĩ mô

Ký hiệu Nội dung

MT1 Hệ thống môi trƣờng pháp lý đồng bộ, đầy đủ.

MT2 Hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý của NHNN hữu hiệu.

MT3 Nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động. MT4

Tỷ lệ lạm phát có ảnh hƣởng đáng kể đến quản trị RRTD.

MT5 Biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng đáng kể đến quản trị RRTD.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(2) Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng

Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng, đƣợc ký hiệu là CS, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS4. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng

Ký hiệu Nội dung

CS1

Chính sách tín dụng đƣợc ngân hàng phổ biến đến từng phòng ban có liên quan, từng nhân viên tín dụng và thống nhất trong toàn hệ thống Agribank.

CS2 Chính sách tín dụng của Agribank phù hợp với từng đối tƣợng kháchhàng cụ thể.

CS3 Chính sách tín dụng của Agribank đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay.

CS4 Chính sách tín dụng của Agribank chặt chẽ và linh hoạt.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng, đƣợc ký hiệu là QT, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QT1 đến QT3. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng

Ký hiệu Nội dung

QT1 Quy trình tín dụng của Agribank chi tiết, rõ ràng.

QT2

Quy trình tín dụng có sự tách bạch giữa các bộ phận trong ngân hàng, gồm bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro...

QT3 Quy trình tín dụng của Agribank tuân thủ quy định và chiến lƣợc của Hội đồng thành viên;

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(4) Thang đo khía cạnh Cán bộ tín dụng

Thang đo khía cạnh CBTD, đƣợc ký hiệu là CB, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 đến CB4. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Thang đo khía cạnh Cán bộ tín dụng

Ký hiệu Nội dung

CB1 CBTD đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ. CB2 Agribank áp dụng bộ tiêu chí đánh giá đạo đức làm việc của CBTD nói

riêng và cán bộ - nhân viên ngân hàng nói chung.

CB3 Agribank có chính sách đào tạo và bồi dƣỡng; khen thƣởng cũng nhƣ kỷ luật rõ ràng.

CB4 Agribank thƣờng xuyên tổ chức các buổi bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ nhân viên.

(5) Thang đo khía cạnh KSNB RRTD

Thang đo khía cạnh KSNB RRTD, đƣợc ký hiệu là KS, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ KS1 đến KS5. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Thang đo khía cạnh KSNB RRTD

Ký hiệu Nội dung

KS1 Agribank có hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng nhằm hạn chếRRTD xảy ra. KS2 Agribank thực thi môi trƣờng KS đối với RRTD.

KS3 Agribank thực thi hoạt động KS đối với RRTD.

KS4 Agribank thực thi hoạt động đánh giá RRTD.

KS5 Agribank thực thi giám sát đối với RRTD.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(6) Thang đo khía cạnh Hệ thống xếp hạng tín dụng

Thang đo khía cạnh Hệ thống xếp hạng tín dụng, đƣợc ký hiệu là XH, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ XH1 đến XH4. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Thang đo khía cạnh Hệ thống xếp hạng tín dụng

Ký hiệu Nội dung

XH1 Hệ thống xếp hạng tín dụng Agribank bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hợp lý và đầy đủ về khả năng trả nợ, năng lực tài chính...

XH2 Hệ thống xếp hạng tín dụng đƣợc Agribank áp dụng riêng đối với từng nhóm khách hàng bán lẻ và khách hàng bán buôn.

XH3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank luôn đƣợc cập nhật và tiếp cận thông lệ quốc tế.

XH4 Hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN đƣợc áp dụng đơn giản, dễ dàng.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(6) Thang đo khía cạnh Quản trị RRTD

Thang đo khía cạnh Quản trị RRTD, đƣợc ký hiệu là QTRR, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QTRR1 đến QTRR3. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Thang đo khía cạnh Quản trị RRTD

Ký hiệu Nội dung

QTRR1 Agribank có hệ thống nhận diện, đo lƣờng, cảnh báo rủi ro tín dụng. QTRR2 Agribank thực hiện quản trị RRTD dựa trên tiếp cận thông lệ quốc tế

(Basel II).

QTRR3 Agribank tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

- Phƣơng pháp chọn mẫu trong đề tài đƣợc tác giả chọn là phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất, trong đó tác giả tiếp xúc trực tiếp với các đồng nghiệp (cán bộ quản trị RRTD, CBTD) đang công tác tại một số chi nhánh của Agribank.

- Kích thƣớc mẫu: theo Nguyễn Đình Thọ (2011) khi sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu phải sử dụng kích thƣớc mẫu lớn, kích thƣớc mẫu thƣờng đƣợc xác định dựa vào kích thƣớc tối thiểu và số lƣợng biến quan sát đo lƣờng đƣa vào với tỉ lệ quan sát chia cho biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 quan sát. Nhƣ vậy, để phân tích EFA với 27 biến độc lập và 5 biến phụ thuộc thì kích thƣớc mẫu tối thiểu tỉ lệ 5:1 thì số quan sát vào khoảng 32*5=160 phiếu khảo sát.

cần để thực hiện hồi quy là n >= 8m + 50 (n: kích thƣớc mẫu tối thiểu, m: số yếu tố độc lập). Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát vào khoảng 5*8+50= 90 phiếu khảo sát. Từ những lập luận trên, cỡ mẫu dùng để khảo sát đƣợc tác giả chọn là 300 cán bộ xử lý nợ xấu, quản trị RRTD, CBTD và các cán bộ nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng/ cho vay. Mục đích việc chọn cỡ mẫu nhƣ vậy là nhằm loại bỏ các trƣờng hợp các phiếu khảo sát bị sai sót, bị hƣ hỏng hoặc không đầy đủ thông tin. Trong đó:

- Agribank – chi nhánh 4: 40 cán bộ nhân viên

- Agribank – chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 cán bộ nhân viên - Agribank – chi nhánh Mạc Thị Bƣởi: 50 cán bộ nhân viên - Agribank – chi nhánh Sài Gòn: 50 cán bộ nhân viên

- Agribank – chi nhánh Thủ Đức: 30 cán bộ nhân viên - Agribank – chi nhánh Bình Triệu: 40 cán bộ nhân viên - Agribank – chi nhánh 3: 45 cán bộ nhân viên

Trên cơ sở xác định cỡ mẫu, tác giả tiến hành mã hoá thang đo. Thang đo đƣợc sử dụng là thang đo Likert 5 điểm (tƣơng ứng: 1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 – Bình thƣờng, 4 – Đồng ý, 5 - Rất đồng ý). Các thang đo sẽ đƣợc mã hoá nhƣ sau:

- Thang đo Môi trƣờng vĩ mô (MT) có 5 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ MT1 đến MT5.

- Thang đo Chính sách tín dụng (CS) có 4 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ CS1 đến CS4.

- Thang đo Quy trình tín dụng (QT) có 3 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ QT1 đến QT3.

- Thang đo Cán bộ tín dụng (CB) có 4 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ CB1 đến CB4.

- Thang đo Kiểm soát nội bộ RRTD (KS) có 5 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ KS1 đến KS5.

- Thang đo Hệ thống xếp hạng tín dụng (XH) có 4 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ XH1 đến XH4.

- Thang đo Quản trị RRTD (QTRR) có 3 biến quan sát và đƣợc mã hoá từ QT1 đến QT3.

3.3 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu3.3.1 Thống kê mô tả 3.3.1 Thống kê mô tả

Sau khi thu về các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành lọc thông tin từ các phiếu khảo sát, nghĩa là nhập các câu hỏi trả lời từ các câu hỏi trên phiếu khảo sát vào phần mềm Excel và loại bỏ những quan sát nào thiếu thông tin. Sau đó, tác giả kiểm tra bảng dữ liệu đã đƣợc mã hóa và kiểm tra lại các thông tin cần thiết trong bảng trả lời đã đầy đủ và đúng yêu cầu để thực hiện bƣớc tiếp theo hay chƣa. Nếu tất cả dữ liệu đã đầy đủ, tác giả sẽ sử dụng phần mềm phân tích thông kê dữ liệu SPSS20 để thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập đƣợc.

3.3.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá (EFA). Độ tin cậy thƣờng dùng nhất là tính nhất quán nội tại, vì độ tin cậy sẽ phản ánh mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Để tính hệ số Cronbach’s alpha của một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu là ba biến đo lƣờng. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), các biến đo lƣờng dùng để đo lƣờng cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Do đó, phần mềm SPSS sử dụng hệ số tƣơng quan biến - tổng hiệu chỉnh. Nếu một biến đo lƣờng có hệ số tƣơng quan biến - tổng (hiệu chỉnh) > 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi thang đo biến thiên trong khoảng từ 0.70 đến 0.80. Nếu Cronbach’s alpha > 0.60 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong mỗi thang đo, hệ số tƣơng quan biến tổng thể hiện sự tƣơng quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác. Hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 bị coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Trong nghiên cứu này, những biến có hệ số tƣơng quan biến

tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại khỏi thang đo.

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Qua phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lƣờng) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

- Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu quan tâm trong phân tích EFA gồm:

• Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): Đây là một chỉ số dùng để xem xét sự

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w