4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
4.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đƣợc thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ). Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thƣơng mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trƣởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.
Trong năm 2012, đội ngũ cán bộ, viên chức của Agribank lên tới gần 40.000 ngƣời, chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả nƣớc. Agribank trở thành ngân hàng lớn nhất Việt Nam về mạng lƣới hoạt động với gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, có chi nhánh tại Campuchia. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã chỉ định Agribank là ngân hàng phục vụ Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở ngƣời và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” với tổng giá trị 23 triệu USD.
Năm 2013, Ban hành Nghị quyết số 450/2013/NQ-HĐTV về việc triển khai Đề án tái cơ cấu Agribank. Tháng 10 năm 2014, Agribank phối hợp với Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) tổ chức thành công hội thảo “Hệ thống cho vay nông nghiệp” với sự tham gia của các đại biểu từ 12 quốc gia thành viên. Đồng thời trong năm 2014, Agribank ký kết 36 hiệp định khung và biên bản ghi nhớ, 96 thỏa thuận với các đối tác nƣớc ngoài, đặc biệt ngân hàng đã hoàn thành đàm phán ký kết thỏa thuận khung ISDA với Ngân hàng BNP Paribas. Triển khai “Chƣơng trình thi đua ABIC cùng Agribank chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Tháng 8 năm 2015, Agribank đã hoàn thành mục tiêu giảm nợ xấu về mức dƣới 3% sớm hơn 4 tháng theo phê duyệt của NHNN và tiếp tục nỗ lực giảm nợ xấu về 1,89% tại thời điểm 31/12/2016. Trong năm 2016, Agribank “mở đƣờng” phát triển nông nghiệp sạch thông qua cung cấp gói tín dụng tối thiểu 50.000 tỷ đồng nhằm đầu tƣ chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn với quy mô lớn.
Năm 2017, Agribank tập trung đẩy mạnh việc triển khai dự án E-Banking để xây dựng nền tảng dịch vụ đa kênh hoàn chỉnh, giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là Internet Banking và Mobile Banking. Thực hiện Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp sạch từ nguồn vốn vay thƣơng mại, Agribank đã dành 50.000 tỷ đồng để thực hiện chƣơng trình, với lãi suất cho vay giảm 0,5%-1,5%/năm so với lãi suất ƣu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo quy định hiện hành của NHNN và Agribank.
Năm 2018, tổng tài sản đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó dƣ nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm 73,6%/tổng dƣ nợ và chiếm 51% thị phần tín dụng của ngành Ngân hàng đầu tƣ lĩnh vực này.
Năm 2019, tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng; Tổng dƣ nợ và đầu tƣ đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. Dƣ nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dƣ nợ. Năm 2019, Agribank tiếp tục đƣợc khẳng định là Quán quân các NHTM đƣợc vinh danh vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng VNR500; đƣợc tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tƣơng đƣơng mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam; Agribank đƣợc xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản; Giữ vững vị thế TOP 3 ngân hàng thƣơng mại dẫn đầu trên thị trƣờng thẻ.
4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank Việt Nam
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Việt Nam
Nguồn: Agribank – Báo cáo thường niên, 2019
Theo cơ cấu tổ chức của Agribank, đứng đầu là Hội đồng thành viên, trực tiếp bầu và giám sát hoạt động của Ban Tổng giám đốc. Dƣới Ban Tổng giám đốc bao gồm hệ thống các phòng, ban, trung tâm tại trụ sở chính. Trong Ban Tổng giám đốc có Hội đồng rủi ro, đƣợc thành lập theo Quyết định Số 853/QD-HDQT-TCCB ngày 30/6/2006).
Trong năm 2019, Hội đồng thành viên đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của các Ủy ban để thực hiện giám sát quản lý cấp cao theo từng mảng, lĩnh vực đƣợc phân công, quy định nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý rủi ro, trong đó bao gồm RRTD và các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.
4.1.2 Kết quả kinh doanh và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn Việt Nam và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 4.1: Tình hình kinh doanh tại Agribank
ĐVT: triệu đồng; %
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-
Tổng thu nhập hoạt động 42.652.194 53.142.036 25% 59.281.317 12% Tổng chi phí hoạt động 19.501.619 24.078.246 23% 24.594.101 2% Chi phí dự phòng RRTD 18.643.207 21.718.308 16% 20.570.686 -5%
Chi phí thuế TNDN 986.767 1.575.958 60% 2.868.752 82%
Lợi nhuận sau thuế 3.520.601 5.769.524 64% 11.247.778 95%
Nguồn: Agribank, 2017 - 2019
Bảng 4.1 phản ánh tình hình kinh doanh của Agribank trong giai đoạn 2017 – 2019. Các chỉ tiêu đƣợc phản ánh bao gồm tổng thu nhập hoạt động, Tổng chi phí hoạt động (bao gồm chi phí dự phòng RRTD, chi phí thuế TNDN) và lợi nhuận sau thuế của Agribank. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế có xu hƣớng tăng qua các năm, đặc biệt là có sự tăng vƣợt bậc của năm 2019 so với năm 2018 là 95%. Có thể thấy rằng, lợi nhuận năm 2017 và năm 2018 chỉ đạt từ 3.520.601 triệu đồng đến
5.769.524 triệu đồng.
Nhƣng năm 2019, Agribank đã tạo ra lợi nhuận tăng một cách đáng kinh ngạc là gần gấp đối so với các năm trƣớc là 11.247.778 triệu đồng. Khi phân tích sâu hơn, thì có sự thay đổi về đối tƣợng doanh thu và chi phí. Chủ yếu là việc cắt giảm chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm.
Bảng 4.2: Hoạt động cho vay theo đối tƣợng khách hàng tại Agribank
ĐVT: triệu đồng; %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
Cho vay các
TCKT 269.962.855 30,8% 297.087.063 29,6% 336.826.434 30,0%
Cho vay khác 9.558.437 1,1% 4.563.185 0,5% 2.963.775 0,3%
Dƣ nợ cho vay 876.237.910 100% 1.004.571.750 100% 1.121.900.297 100%
Nguồn: Agribank, 2017 - 2019
Bảng 4.2 trình bày về cơ cấu dƣ nợ cho vay theo từng đối tƣợng KH tại Agribank, các đối tƣợng khách hàng đƣợc phân loại thành KH là các tổ chức kinh tế; Khách hàng cá thể; và các khách hàng khác. Nhìn chung, hoạt động cho vay tại Agribank thay đổi theo từng năm, tổng dƣ nợ cho vay tại Agribank đạt 876.237.910 triệu đồng năm 2017 và tăng mạnh, đạt 1.121.900.297 triệu đồng năm 2019. Nhƣ vậy, tổng dƣ nợ tăng gần 300.000.000 triệu đồng chỉ trong 3 năm. Hoạt động cho vay ở các đối tƣợng khách hàng có cơ cấu thay đổi theo mỗi năm. Tuy nhiên, cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá thể có sự biến động nhẹ. Trong đó, tỷ trọng cho vay chủ yếu là cho vay cá thể luôn chiếm 68,1% đến 70% từ năm 2017 đến năm 2019. Tƣơng tự, cơ cấu cho vay các tổ chức kinh tế cũng chỉ giao động quanh mốc 30% qua mỗi năm. Trong giai đoạn 2018 và 2019 thì cơ cấu cho vay các đối tƣợng có sự thay đổi nhẹ nhƣ cho vay đối với tổ chức tăng 4% trong khi đó đối tƣợng KHCN lại giảm nhẹ 3%. Mặc dù chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dƣ nợ cho vay, cơ cấu các khoản cho vay khác chỉ giao động 1% nhƣng lại có xu hƣớng giảm theo từng năm chỉ còn 0,3% năm 2019 trong khi cơ cấu này lại đạt 1,1% năm 2017. Tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm, trong khi tỷ trọng cho vay cá thể có xu hƣớng giảm dần so với loại hình cho vay tổ chức kinh tế.
Theo Báo cáo thƣờng niên năm 2019 của Agribank, với việc tăng trƣởng tín dụng trong năm 2019 và khả năng tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn, Agribank đã điều hành tăng trƣởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ƣu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và duy trì tỷ lệ dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ở mức 65-70%; đồng thời Agribank đã kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao nhƣ đầu tƣ, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông. Năm 2019, Agribank đã 02 lần giảm lãi suất cho vay đối với 05 lĩnh vực ƣu tiên dƣới trần lãi suất quy định của NHNN (6%), hƣớng dòng vốn vào đối tƣợng sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng tín dụng xanh, năng lƣợng sạch,
ứng dụng công nghệ cao. Agribank đã thực hiện tốt nhiệm vụ là một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc hàng đầu có khả năng điều tiết thị trƣờng, giữ vai trò chủ lực trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Agribank đã tập trung nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ cho vay hƣớng tới đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu phát triển các gói sản phẩm riêng biệt cho nhóm khách hàng trong mô hình chuỗi liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng xanh. Điều này dẫn đến tỷ trọng cho vay của nhóm tổ chức kinh tế trong năm 2019 cao hơn so với 2018. Đặc biệt, tín dụng tăng trƣởng ngay từ những tháng đầu của năm 2019 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 4.3: Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tại Agribank
ĐVT: triệu đồng; %
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-
Cho vay các TCKT 269.962.855 297.087.063 10% 336.826.434 13,4% Cho vay cá thể 596.716.618 702.921.502 17,8% 782.110.088 11,3% Cho vay khác 9.558.437 4.563.185 -2,3% 2.963.775 -5,1% Dƣ nợ cho vay 876.237.910 1.004.571.750 14,6% 1.121.900.297 11,7% Nguồn: Agribank, 2017 - 2019
Bảng 4.3 thể hiện sự tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tại Agribank theo từng đối tƣợng khách hàng trong giai đoạn 2017 đến 2019. Dƣ nợ tăng mạnh ở năm 2018 đạt 14,6% và tăng nhẹ đạt 11,7% ở năm 2019. Tuy nhiên đối tƣợng cho vay nhóm KHDN tế lại tăng qua các năm, chỉ đạt 269.962.855 triệu đồng năm 2017 và tăng 100.000.000 triệu đồng chỉ trong 3 năm, tức là đạt 336.826.434 triệu đồng năm 2019, tăng 13,4% so với năm 2018. Một mặt khác, cho vay đối với cá thể lại có xu hƣớng tăng chậm lại nhƣ năm 2018 chỉ tăng 17,8% và năm 2019 chỉ tăng 11,3%. Có thể thấy rằng, mặc dù tỷ lệ cho vay cá thể vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với
nhóm tổ chức kinh tế ở bảng 4.2, nhƣng việc tăng trƣởng ở đối tƣợng cho vay tổ chức lại tăng trƣởng nhanh hơn so với cho vay cá nhân ở bảng 4.3. Điều này cho thấy Agribank đã thiết lập mục tiêu từng bƣớc chuyển đổi đối tƣợng cho vay đặc biệt là chú trọng tới khách hàng là các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân của sự chuyển đổi này xuất phát từ việc cho vay đối với cá thể, hộ gia đình có rủi ro nhiều hơn so với cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế; nguyên nhân là do sự khó khăn trong việc xác định thu nhập cố định, tài sản đảm bảo…
Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank
ĐVT: triệu đồng; %
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-
Nợ xấu 13.494.063 15.169.033 12% 16.379.744 8%
Dƣ nợ cho vay 876.237.910 1.004.571.750 14,6% 1.121.900.297 11,7%
Tỷ lệ nợ xấu 1,54% 1,51% 1,46%
Nguồn: Agribank, 2017 - 2019
Bảng 4.4 thể hiện tình hình nợ xấu của Agribank. Nhìn chung cả nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của đơn vị đều có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2017 đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1,54%, nhƣng sau đó đã giảm xuống 1,46% trong năm 2019. Agribank đã thực hiện xử lý và kiểm soát tốt nợ xấu dƣới mức 1% bởi việc áp dụng việc quản trị RRTD theo Basel II và thực hiện đánh giá, phân loại, xếp hạng tín dụng khách hàng; đồng thời tuân thủ quy trình cấp tín dụng đã đƣợc Hội sở phê duyệt.
Agribank tiếp tục áp dụng đồng bộ các giải pháp thu hồi nợ và xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Agribank còn linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nhƣ: cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi; thu giữ tài sản bảo đảm...nhằm mục đích tập trung tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc liên quan đến việc xử lý các khoản nợ đã bán cũng nhƣ tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Hình 4.2: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank qua các năm
Nguồn: Agribank, 2017 - 2019
Trong hình 4.2 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của Agribank từ năm 2014 đến năm 2019. Năm 2014, với tỷ lệ nợ xấu cao nhất so với các năm khác, chiếm tỷ lệ 4,46%. Tuy nhiên có xu hƣớng giảm tỷ lệ nợ xấu từ năm 2015 đến năm 2019 với tỷ lệ dƣới 2%. Năm 2016, mặc dù chiến lƣợc tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ƣu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; Agribank vẫn kiếm soát tốt tỷ lệ nợ xấu 1,89%, dƣới mục tiêu 2%. Điều này cho thấy, hiệu quả của Agribank trong việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận vốn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Với việc chú trọng trong công tác cảnh báo và giám sát nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro đƣợc thực hiện tốt nên tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2017 của Agribank là 1,54%, giảm 0,35% so với năm 2016. Có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank thấp hơn mức kế hoạch đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt (dƣới 2,5%) và mục tiêu điều hành (dƣới 1,89%). Tiếp tục duy trì công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và giám sát nợ xấu đã đƣợc thực hiện và triển khai tốt. Nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu đƣợc cảnh báo, giám sát thƣờng xuyên, luôn nằm trong tầm kiểm soát của Agribank. Do đó, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 là 1,51%, giảm 0,03% so với năm 2017. Đánh dấu 1 cột mốc mới, năm 2018 là năm Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu
hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trƣớc khi cổ phần hóa. Do vậy, công tác xử lý thu hồi nợ sau xử lý đƣợc triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm nhƣ: giao chỉ tiêu thu hồi nợ gắn với tiền lƣơng, tiền thƣởng cho tập thể, cá nhân; phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng; xây dựng phƣơng án xử lý phù hợp, hiệu quả; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết tận thu hồi nợ sau xử lý; làm việc với các cơ quan, ban ngành để đẩy nhanh công tác xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo và bán nợ