Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 79)

5.3.1 Nhân tố chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của ngân hàng là tài liệu xác định các phƣơng pháp và phƣơng thức đƣợc ban quản lý ngân hàng ban hành nhằm để quản lý rủi ro, phát sinh khi tín dụng, và cung cấp cho ban quản lý và nhân viên ngân hàng các hƣớng dẫn để quản lý hiệu quả danh mục tín dụng. Chính sách tín dụng sẽ xác định và mô tả rõ ràng mục đích hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đó để hoạt động quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II hiệu quả trong việc thực hiện chính sách tín dụng, Agribank cần:

- Xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu tƣ vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay và khâu hậu kiểm dựa trên hệ thống phân tích và rà soát các khoản tín dụng.

- Agribank cần hoàn thiện chính sách tín dụng hơn bằng cách thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh các quy định trong việc cấp tín dụng, cơ cấu tín dụng một cách linh hoạt và hợp lý, quy trình thủ tục phê duyệt tín dụng… tùy thuộc vào từng đối tƣợng khách hàng.

- Agribank nên qui định cụ thể trong chính sách tín dụng về mối quan hệ giữa mức xếp hạng từng khách hàng và xác suất vỡ nợ từng chính khách hàng đó. Để tuân thủ quy định Basel 2, Agribank phải xếp hạng khách hàng để phản ánh đƣợc các rủi ro liên quan trực tiếp đến giao dịch nhƣ: loại hình tín dụng, TSBĐ, ngành/ nghề đi vay, đặc điểm khách hàng… Agribank có thể thay đổi linh hoạt các nhân tố ảnh hƣởng đến xếp hạng với điều kiện KH đi vay phải chứng minh đƣợc với cơ

quan có thẩm quyền sự thay đổi đó làm tăng tính chính xác của ƣớc lƣợng rủi ro vỡ nợ.

- Agribank cần xem xét và điều chỉnh chính sách tín dụng liên quan đến mức lãi suất, phí hoặc gia hạn thời gian trả lãi,… trong điều kiện các khách hàng đi vay chịu ảnh hƣởng bởi dịch COVID-19, đang gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu đầu tƣ của các KH.

- Chính sách tín dụng của Agribank cần đặc biệt chú ý đến các chính sách quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD, sử dụng dự phòng RRTD để xử lý trên cơ sở qui định của NHNN, và tiếp cận dần với chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ (phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ).

- Agribank cần chú ý đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của chính ngân hàng mình cũng nhƣ cách thức mà ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro nhƣ việc thẩm định tƣ cách vay, TSĐB; thực hiện quyết định cấp tín dụng; các hoạt động giám sát và thu hồi khoản vay đƣợc thực hiện nhƣ thế nào.

5.3.2 Nhân tố quy trình tín dụng

- Trong quy trình cấp tín dụng, Agribank cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các bƣớc thực hiện, tách biệt cụ thể các chức năng, nhiệm vụ của các đối tƣợng cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình cấp tín dụng.

- Để quy trình tín dụng hiệu quả và mang tính khoa học cao, Agribank cần thƣờng xuyên cập nhật và điều chỉnh các bƣớc trong quy trình tín dụng cho phù hợp, đặc biệt chú trọng bƣớc đầu tiên là kiểm tra hồ sơ, thông tin khách hàng. Những thông tin liên quan đến hồ cho vay KH, tính pháp lý… chủ yếu do KH cung cấp hoặc dựa trên một số thông tin mà NH thu thập đƣợc. Điều này sẽ làm gia tăng sự bất cân xứng thông tin giữa NH và KH, do đó, rủi ro thông tin bị sai lệch khi KH cung cấp cho NH là cao, trong một số trƣờng hợp nếu không có sự kiểm tra, đánh giá và nhận định cẩn thận, chính xác thì RRTD sẽ gia tăng. Để hạn chế tình trạng sai lệch, gian lận trong thông tin do KH cung cấp, NH có thể trực tiếp kiểm tra, đối chiếu thông tin do KH cung cấp với các cơ quan chức năng; trực tiếp phỏng vấn

khách hàng để đánh giá độ tin cậy của thông tin; sử dụng triệt để nguồn thông tin từ CIC.

- Đối với bƣớc thẩm định phƣơng án vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của KH: Agribank cần thẩm định chính xác tính khả thi của phƣơng án kinh doanh do KH cung cấp. Trƣờng hợp phƣơng án không hợp lý, không rõ ràng, Agribank cần từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu, tránh tình trạng phƣơng án không khả thi khi tiến hành và gây tổn thất cho NH. Đồng thời, khi đánh giá khả năng trả nợ của KH, Agribank cần thu thập đầy đủ các thông tin về nguồn thu nhập để trả nợ và bắt buộc KH phải chứng minh đƣợc các nguồn trả nợ này, trên cơ sở có sự thẩm định và đánh giá của CBTD. Ngoài ra, Agribank cần chú ý đến việc thẩm định cả về tƣ cách của KH, tính trung thực trong việc cung cấp thông tin và chấp hành các quy định của NH.

- Đặc biệt trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc việc thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi trƣờng, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hƣởng lớn và nghiêm trọng đến môi trƣờng kinh tế, xã hội của quốc gia.

- TSĐB vẫn là một nguồn trả nợ chính không kém phần quan trọng, việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều cho chính NH trong xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. Vì vậy, Agribank cần thiết phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý TSĐB, tách rời và hoạt động độc lập với bộ phận xử lý nợ nhƣ hiện nay. Việc kiểm tra, đánh giá giá trị TSĐB một cách thƣờng xuyên hoặc định kỳ sẽ giúp NH cập nhật theo giá thị trƣờng, trƣờng hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu KH bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH. Để có thể đảm bảo mức độ chính xác và khách quan trong việc đánh giá và thẩm định TSĐB, Agribank có thể thuê công ty định giá để thực hiện, tránh trƣờng hợp sai sót, gian lận hoặc thông đồng giữa KH và CBTD.

- Minh bạch hóa và nâng cao vai trò, tính thận trọng của Hội đồng tín dụng hoặc cấp có thẩm quyền trong việc phê duyệt tín dụng, tránh trƣờng hợp tập trung

quyền hạn phê duyệt vào một cán bộ lãnh đạo. Đối với các hồ sơ tín dụng của các KH lớn, KH có hạn mức tín dụng cao, mức độ phức tạp của dự án và rủi ro cao, Hội đồng tín dụng và các cấp phê duyệt cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác để đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế RRTD ngay từ ban đầu.

- Agribank cần kiểm tra chặt chẽ và kiểm soát chất lƣợng tín dụng của KH sau khi đã giải ngân, vì giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trƣớc khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề trong hoạt động tín dụng của NH. Do đó, để hạn chế RRTD phát sinh trong giai đoạn này, Agribank cần theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay đã thỏa thuận với NH hay không; NH phải quản lý chặt chẽ dòng tiền từ phƣơng án hoặc dự án kinh doanh của KH; xem xét và điều chỉnh kịp thời những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, quản lý, tình hình tài chính của KH.

5.3.3 Nhân tố cán bộ tín dụng

- Agribank cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các chức năng, nhiệm vụ của CBTD. Chẳng hạn nhƣ, việc tách biệt giữa chức năng bán hàng (cung cấp dịch vụ tín dụng cho KH); chức năng thẩm định hồ sơ, thông tin KH; TSĐB – đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ nhằm có kế hoạch để quản lý RRTD và đƣa ra các cảnh báo rủi ro.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo mỗi cán bộ tín dụng phải nắm vững chuyên môn trong việc đánh giá và thẩm định các dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng. Agribank cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc phân chia trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các CBTD, các bộ phận phòng ban để tránh mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến các vấn đề về gian lận và thông đồng xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Để có thể triển khai hiệu quả và thành công Hiệp ƣớc Basel II, một yêu cầu quan trọng và cần thiết là nâng cao năng lực nhân sự quản trị RRTD. Nói cách

khác, các yếu tố liên quan đến con ngƣời, nhƣ trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng…, là vấn đề then chốt trong việc thực hiện quản trị RRTD theo định hƣớng quốc tế. Để làm đƣợc điều đó, Agribank cần việc chuẩn hóa nhân sự quản trị RRTD nhằm đáp ứng điều kiện để triển khai Basel 2. Vì hoạt động của Agribank dàn trải từ các thành phố lớn đến các chi nhánh cấp huyện, xã, vùng sâu, vùng xa, nên đôi lúc trình độ chuyên môn và khả năng cập nhật kiến thức của một số cán bộ ở các chi nhánh này còn ít nhiều bị hạn chế. Do đó, Agribank cần chủ động tổ chức các công tác đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ tín dụng cho các CBTD cũng nhƣ các nghiệp vụ bỗ trợ nhằm giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho CBTD, các cán bộ nhân viên của cả hệ thống, đặc biệt là các cán bộ nhân viên ở các chi nhánh vùng sâu, vùng xa.

- Căn cứ vào chính sách và quy trình tín dụng, Agribank cần thƣờng xuyên cập nhật việc phân quyền tƣơng ứng với hạn mức xét duyệt tín dụng và phê chuẩn các hồ sơ chấp nhận vay vốn của KH. Xem xét và thực hiện luân chuyển định kỳ các cán bộ quản lý giữa các phòng ban với nhau, một mặt đảm bảo các cán bộ nhân viên đều hiểu và nắm rõ quy trình, quy định của NH; mặt khác tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình công tác.

- Agribank thƣờng xuyên tuyển dụng và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ - nhân viên có tài năng làm nguồn nhân lực tiềm năng bổ sung vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của đơn vị khi cần thiết. Đồng thời, Agribank tổ chức thƣờng xuyên hoặc định kỳ kiểm tra và đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, cụ thể là các CBTD qua một số tiêu chí nhƣ kiến thức về nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ có liên quan, phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; hiểu biết chung về pháp luật, đặc biệt là Luật ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin tài chính hoặc phi tài chính của KH…

- Agribank có thể hợp tác các NHTM nƣớc ngoài để đào tạo thực tiễn về nhân sự, cũng nhƣ học tập và cộng tác với các NHTM Việt nam đang thực hiện Basel 2 để có kinh nghiệm và chia sẻ, học hỏi các nguồn dữ liệu nhằm rút ngắn thời gian triển khai Hiệp ƣớc vốn Basel II một cách nhanh và hiệu quả nhất, hƣớng đến ứng dụng Hiệp ƣớc Basel III theo định hƣớng quốc tế.

5.3.4 Đối với nhân tố kiểm soát nội bộ

KSNB đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nói chung của NH và hoạt động tín dụng nói riêng của Agribank. Các NHTM hiện nay đều sử dụng KSNB nhƣ một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, sai sót và gian lận xảy ra trong quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sinh lời. Nghiên cứu của Lakis và Giriunas (2012) đã chứng minh rằng KSNB là một bộ phận của hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, hiệu quả kinh tế, đảm bảo việc tuân thủ các quy định và nguyên tắc do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đặt ra, quan sát các nguyên tắc kế toán và kiểm soát rủi ro công việc hiệu quả. Đồng thời, KSNB cho phép tổ chức giảm thiểu số lƣợng những sai sót chủ ý và gian lận trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Để giúp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD, thông qua nhân tố kiểm soát nội bộ, Agribank cần phải:

- Tuân thủ nguyên tắc độc lập và kiểm tra chéo. Chẳng hạn nhƣ, tách biệt giữa chức năng phê duyệt hạn mức tín dụng cho KHCN với chức năng phê duyệt báo cáo thẩm định TSĐB, báo cáo về khả năng trả nợ của KHCN…

- Agribank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định tại Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và xây dựng lộ trình triển khai Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, hƣớng tới các chuẩn mực của Ủy ban Basel và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank.

- Triển khai và thực hiện đồng bộ năm thành phần của KSNB tại các phòng ban của đơn vị liên quan đến hoạt động tín dụng, nhƣ phòng tín dụng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và bộ phận thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát và thủ tục kiểm soát, giám sát đƣợc thực thi trong quá trình thu thập, đánh giá hồ sơ khoản vay của KH đến bƣớc giải ngân, giám sát việc sử dụng nợ vay và thu hồi nợ. Đồng thời, Agribank cần triển khai và ứng dụng việc lƣu trữ thông tin một cách khoa học và hiện đại, nhằm phục vụ cho công tác truy vấn, đối

chiếu thông tin KH một cách nhanh chóng và chính xác khi cần thiết. Đảm bảo nguyên tắc “Thông tin và truyền thông” của KSNB nhằm tạo ra hệ thống lƣu trữ an toàn và bảo mật các thông tin về khách hàng cũng nhƣ liên quan đến hồ sơ vay vốn của KH tại Agribank.

- Thực thi nguyên tắc “4 mắt” trong các bƣớc của quy trình cấp tín dụng. Nguyên tắc này nhấn mạnh nghiệp vụ tín dụng đƣợc tiến hành bởi một CBTD và sẽ đƣợc kiểm soát bởi một cán bộ - nhân viên khác hoặc bởi sự xét duyệt/ phê duyệt bởi cán bộ lãnh đạo. Điều này giúp NH nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế vấn đề sai sót, gian lận hoặc thông đồng xảy ra giữa các CBTD với nhau hoặc giữa CBTD với KH.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau giải ngân, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng vốn vay của KH để đảm bảo vốn vay đƣợc KH sử dụng theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Đơn giản hóa bộ máy tổ chức tại Agribank và tăng cƣờng tính độc lập trong công tác thực hiện nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động kiểm tra, giám sát của bộ phận KSNB.

- Đảm bảo các nhà quản trị ở cấp cao tại Hội sở cùng với các cấp quản lý và nhân viên tại các chi nhánh nói riêng cùng thiết kế, vận hành và thực hiện một cách hiệu quả, do KSNB không chỉ là những bộ phận riêng lẻ tách biệt, mà các thành phần này có sự đan xen và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong quản trị rủi ro của NH và RRTD.

5.3.5 Đối với nhân tố hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu 1477_235838 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w