Khả năng vận dụng dạy học tích hợp trong các trƣờng kĩ thuật

Một phần của tài liệu Dạy học module plc cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng nghề điện tử tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25 - 30)

a. Chƣơng trình đào tạo:

Phát triển chƣơng trình đào tạo là quá trình thiết kế, tổ chức dạy học. Chƣơng trình đào tạo nó là mục tiêu quan trọng nhất của các chƣơng trình đào tạo nghề. Có thể nói mục tiêu “học đƣợc cái gì” không quan trọng bằng “học nhƣ thế nào”, nghĩa là học cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề trong một chƣơng trình đào tạo ngày nay. Muốn ngƣời học học đƣợc cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề thì phải tạo điều kiện tối đa cho họ làm và vận dụng. Đó là cách học không giống nhƣ hiện nay vì không phải lên lớp nghe giảng nhiều, chủ yếu là học nhóm, học bằng

26

cách làm dự án, làm bài tập, có sự thắc mắc là hỏi thầy cô. Một chƣơng trình đào tạo phù hợp, có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho ngƣời học hình thành các năng lực nghề nghiệp (năng lực thực hiện). Theo xu thế nghề hiện nay các chƣơng trình dạy nghề đều đƣợc xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của ngƣời lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

b.Phƣơng tiện và cơ sở vật chất:

Trƣớc đây hầu hết các cơ sở đào tạo nghề đều dạy thực hành với máy móc lạc hậu, cũ kỹ nên năng lực nghề của ngƣời học không đáp ứng đƣợc với yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.

Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ đƣợc dạy đến đó và sẽ đƣợc thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng nhƣ dụng cụ thực hành phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất và công việc, giúp ngƣời học sau khi học xong có thể làm việc, cập nhật ngay trên thiết bị mới mà không bị bỡ ngỡ.

Phƣơng pháp học kết hợp giữa lý thuyết liên quan và thực hành ngay tại xƣởng. Vì vậy các trƣờng học, cơ sở đào tạo nghề đã tiến hành xây dựng phòng học đa năng để có thể giúp cho quá trình học đƣợc thuận lợi, giúp cho ngƣời học có thể tiếp thu kiến thức nhanh và nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Phòng học chuyên môn đảm bảo đủ phƣơng tiện dạy và học cần thiết để có thể thực hiện tốt các phƣơng pháp dạy học mới. Các cơ sở đào tạo cũng nhƣ các trƣờng đã ý thức đƣợc rằng phƣơng tiện dạy học là một yếu tố cần thiết và quan trọng đặc biệt trong quá trình dạy học tích hợp. Phƣơng tiện dạy học hiện đại sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc truyền tải và tiếp thu kiến thức đảm bảo cho quá trình dạy cũng nhƣ quá trình học đạt đƣợc hiệu quả cao.

Hiện nay các cơ sở đào tạo nghề cũng nhƣ các trƣờng học đã đƣợc đầu tƣ đầy đủ phƣơng tiện trang bị cho các phòng học để có thể giảng dạy tích hợp. Bao gồm:

27

- Các phần mềm phục vụ cho dạy và học chuyên ngành

- Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc luyện tập kỹ năng thực hành cho ngƣời học

c. Về đội ngũ giáo viên

Bài dạy tích hợp kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy cả lý thuyết và thực hành nghề. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phƣơng pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của ngƣời học. Điều này thật không dễ đối với giáo viên không đƣợc đào tạo từ các trƣờng Sƣ phạm kỹ thuật.

Muốn vậy đội ngũ giáo viên cần đƣợc nâng cao, bồi dƣỡng chất lƣợng giảng dạy. Chất lƣợng hƣớng dẫn của giáo viên là điều kiện quan trọng nhất trong việc hình thành kỹ năng ở ngƣời học. Để đạt đƣợc điều này thì sự chuẩn bị kỹ lƣỡng của giáo viên là yếu tố quyết định mức độ tích cực hóa hoạt động học tập của ngƣời học. Để có một bài dạy nhất là dạy kỹ năng nghề trong đó có sự hoạt động tích cực của ngƣời học trong suốt quá trình, ngƣời giáo viên luôn phải nhớ và trả lời đầy đủ các câu hỏi: Vì sao dạy, dạy cái gì, dạy ai, dạy ở đâu, dạy khi nào?

Thực chất việc trả lời câu hỏi trên chính là việc lập kế hoạch cho bài dạy. Vì vậy việc đào tạo nâng cao bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên là một vấn đề rất cần thiết trong quá trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm bằng cách thƣờng xuyên mở các lớp học nâng cao bồi dƣỡng cho giáo viên. Ngƣời giáo viên phải luôn luôn có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giỏi cả mặt lý thuyết cũng nhƣ kỹ năng thực hành.

Để có thể dạy học tích hợp, các cơ sở đào tạo đã tạo điều kiện cho giáo viên xâm nhập thực tế để dạy kỹ thuật và công nghệ sát với nhu cầu của thị trƣờng lao động, thƣờng xuyên đƣợc tham gia các khóa tập huấn phƣơng pháp giảng dạy mới và làm các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn trong quá trình đào tạo.

28

Nhƣ vậy có thể kết luận rằng khả năng ứng dụng dạy học tích hợp trong các cơ sở đào tạo nghề nói riêng các cơ sở đào tạo nói chung mang tính khả thi và hiệu quả cao. Điều đó mang lại lợi ích cho ngƣời học cũng nhƣ cơ sở đào tạo khi nhận lại những kết quả từ ƣu điểm phƣơng pháp dạy học mới.

29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã đề cập tới một số vấn đề về dạy học theo quan điểm tích hợp với những nội dung sau:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu dạy học theo quan điểm tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam

- Một số khái niệm cơ bản về tích hợp, dạy học theo quan điểm tích hợp

- Bản chất và đặc điểm của dạy học quan điểm tích hợp

- Ƣu nhƣợc điểm và khả năng ứng dụng dạy học tích hợp trong các trƣờng kĩ

thuật

Việc phân tích những vấn đề trên là cơ sở cho việc tổ chức có hiệu quả dạy học

30

CHƢƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MODULE PLC CƠ BẢN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Một phần của tài liệu Dạy học module plc cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng nghề điện tử tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25 - 30)