Các bƣớc thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học module plc cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng nghề điện tử tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 80 - 83)

Quá trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp gồm 6 bƣớc sau:

Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học là những gì ngƣời học đạt đƣợc, kết quả có đƣợc sau bài học. Do đó việc xác định mục tiêu bài học phải lấy ngƣời học làm trung tâm, dựa trên nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa cũng nhƣ tài liệu tham khảo mà giáo viên xác định rõ mục tiêu cũng nhƣ cách thức đƣa ngƣời học đạt tới yêu cầu trên cả 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Xác định tiêu chí và cách thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu của ngƣời học

Sau khi xác định mục tiêu của bài giảng, ta tiến hành thiết lập những tiêu chí đánh giá cho ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ, đồng thời lựa chọn cách thức đánh giá phù hợp nhất với những tiêu chí đã đƣa ra trƣớc đó sao cho việc đánh giá là tối ƣu.

Về yếu tố kiến thức module PLC cơ bản sự kết hợp những kiên thức đã học ở các module trƣớc đó nhƣ Điện cơ bản, Trang bị điện, Lập trình cỡ nhỏ, Máy điện, Kỹ thuật xung số, Điều khiển điện – khí nén…nên việc kiểm tra kiến thức có thể tiến hành theo các mức hiểu biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (theo thang Bloom).

Về yếu tố kỹ năng, module PLC cơ bản giúp ngƣời học có những kỹ năng mới về việc thiết kế phần cứng mạch điện điều khiển PLC và tƣ duy về lập trình các ứng

81

dụng trong thực tế sản xuất. Vì vậy tùy mục tiêu và yêu cầu kỹ năng của từng bài mà chúng ta lựa chọn các tiêu chí nhƣ sau:

- Các bƣớc thực hiện quy trình có đầy đủ, đúng thứ tự

- Thời gian thực hiện quy trình có đạt, sớm hơn, nhiều hơn

- Sản phẩm sau khi kết thúc có đạt đúng yêu cầu công nghệ

Về yếu tố thái độ, dựa trên những yêu cầu mục tiêu mà bài học đƣa ra, mỗi mục tiêu đều có những yêu cầu về thái độ cần có trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đánh giá đƣợc thái độ ngƣời học nhƣ:

- Nhiệt tình rèn luyện

- Tích cực thảo luận nhóm

- Thực hiện đúng quy trình (không bỏ bƣớc, cẩu thả, chủ quan khi rèn luyện)

- Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị.

Xây dựng nội dung bài giảng

Khi xây dựng nội dung bài giảng cần xác định trong tâm và kiến thức cơ bản có liên quan.

Những nội dung đƣợc đƣa vào chƣơng trình và giáo trình đã đƣợc chọn lọc, sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sƣ phạm và thực tiễn cao. Tuy nhiên giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp với dạy học theo quan điểm tích hợp trên cơ sở bám sát nội dung chƣơng trình và giáo trình. Để làm đƣợc nhƣ vậy giáo viên cũng cần đọc thêm các tài liệu, tƣ liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về các vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản nhằm tích hợp các nội dung mới, lựa chọn các ví dụ từ thực tế.

Lựa chọn phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học phù hợp từ điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng

Đối với dạy học theo quan điểm tích hợp, việc có phƣơng tiện dạy học trong qúa trình dạy kiến thức liên quan và thực hành của ngƣời học là không thể thiếu, do vậy trên thực tế cơ sở vật chất của trƣờng ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ: khi dạy module PLC cơ bản về lập trình, dạy kiến thức về ngôn ngữ lập trình, kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi, khi trƣờng chƣa có đủ điều kiện đầu tƣ các thiết bị PLC và các mô hình thực tế, ta có thể sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình

82

minh họa kiến thức giúp ngƣời học nắm tốt hơn và vận dụng tốt hơn thông qua phƣơng pháp mô phỏng trong đó sử dụng phần mềm hỗ trợ thực hành các kỹ năng nhƣ trên mô hình thật nhƣ phần mềm Fludsim, Simulator s7-200…

Thiết kế hoạt động dạy học

Đối với module PLC cơ bản, giáo viên thiết kế các hoạt động tạo tình huống để ngƣời học chủ động tìm hiểu nguyên lý hoạt động, phƣơng pháp đấu lắp. Việc kích thích tính chủ động, tích cực tìm tòi, lĩnh hội kiến thức kĩ năng là quan trọng.

Giáo viên có thể đƣa ra các hoạt động theo nhóm cho phép các nhóm tự đƣa ra các sai hỏng để kiểm tra chéo lẫn nhau dƣới sự giám sát của giáo viên. Trong quá trình này giáo viên theo dõi và đƣa ra những chỉnh sửa cho những kiến thức còn chƣa chính xác hoặc uốn nắn các thao tác trong qúa trình thực hành.

Kiểm tra lại các bƣớc hoàn thiện bài giảng

Sau khi đƣa ra các nội dung trên, chúng ta cần xem xét lại một cách tổng thể trên một yêu cầu chung là đạt đƣợc mục tiêu dạy học.

Với trƣờng hợp chỉ đạt đƣợc một phần mục tiêu, cần có điều chỉnh phù hợp với những bƣớc trƣớc đó. Nếu việc điều chỉnh không mang lại kết quả tốt hơn chúng ta sử dụng bài giảng bằng một phƣơng pháp dạy học tích cực phù hợp hơn không cứng nhắc áp dụng sẽ làm giảm chất lƣợng học tập của ngƣời học.

83

Hình 3.5: Lưu đồ các bước thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học module plc cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng nghề điện tử tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)