Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 26 - 28)

Luôn xuất hiện trong các buổi diễn thuyết với phong cách ăn mặc giản dị, thậm chí những năm tháng làm việc ở Apple ông chỉ nhận mức lương trượng trưng 1$/năm. Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng Steve Jobs là một người rất thoải mái trong công việc nhưng không, Steve chính là một trong những nhà độc tài vĩ đại nhất lịch sử văn minh nhân loại. Và hãy cùng phân tích xem những yếu tố đã tạo nên một con người đã thay đổi toàn bộ thị trường công nghệ toàn cầu này nhé!

- Yếu tố khách quan

+ Năm 1985 do những bất đồng nảy sinh với ban giám đốc của Apple, Jobs đã bị Apple sa thải (Theo lời của Jobs). Đến năm 1997 Steve Jobs quay trở lại và đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành tạm thời. Chứng kiến đứa con do chính mình tạo ra lâm nguy và đứng trên bờ vực phá sản do quá trình điều hành kém của ban quản trị trước đó. Công ty lúc này đã mất đi nhiều kỹ sư và nhân viên quản lý giỏi. Tình hình lúc này đòi hỏi một giám đốc điều hành quyết đoán hơn.

+ Ông sắp sếp các nhân viên thân cận (Những nhân viên từ NeXT Inc) vào các vị trí ở Apple, giúp ông có thể kiểm soát hoàn toàn công ty từ mảng phần mềm đến mảng kỹ thuật, nói chung là tất cả mọi thứ. Từ đây Apple chỉ được đi theo duy nhất một hướng phát triển của Steve Jobs.

+ Lúc quay trở về Apple, nhân viên không có tính tự chủ, thiếu kỷ luật, thiếu nghị lực và thiếu sáng tạo, thậm chí còn chống đối. Chính vì vậy, Steve Jobs cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán.

+ Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi Apple phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang tính sáng tạo và bảo mật tuyệt đối. Các sản phẩm được tạo ra luôn đạt đẳng cấp cao, hoàn hảo và vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng. Như ông đã từng nói “dân chủ không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, để làm được điều này thì các anh cần có một nhà độc tài thông thái”. - Yếu tố chủ quan

+ Là một người yêu thích sự sáng tạo, tinh tế và cầu toàn: Trong công việc, Steve Jobs luôn đòi hỏi những người nhân viên phải tỉ mỉ và không cho phép phạm bất cứ sai sót nào. Có một câu truyện được kể lại bởi Shoemaker (Nhân viên phê duyệt ứng dụng của Apple) khi ông này đã phê duyệt một ứng dụng vô thưởng vô phạt “Baby Shaker” và điều này đã khiến cho

Shoemaker bị chỉ trích. Chính sự khao khát và mong muốn cầu toàn đã góp phần tạo ra những thiết kế sản phẩm Iphone nức lòng người dùng.

+ Là người dễ nổi nóng và cáu gắt với mọi người: Đặc biệt khi phải đối mặt với những vấn đề sản xuất, dưới những lúc áp lực cực gay gắt từ công việc thì lại càng dễ nhận thấy tính cách nóng nảy của Steve Jobs. + Có khát khao muốn kiểm soát mọi thứ, là con người có tham vọng:

Ngay sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, Steve Jobs ngay lập tức đưa những trợ thủ ông tin tưởng nhất vào vị trí cấp cao tại Apple. Đây là một hình thức đảm bảo tính vững chắc của vị trí chiếc ghế ông đang ngồi. Jobs cần đảm bảo chắc chắn rằng ông sẽ không bị đâm sau lưng bởi những người thực sự giỏi đến từ NeXT.

+ Có tính quyết đoán trong công việc: Không riêng Jobs mà hầu hết những người có phong cách lãnh đạo độc tài đều vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán với các quyết định của mình. Khi đó, trong mắt ông tất cả những sự góp ý trái chiều, những phản đối đều bị ông bỏ hết ngoài tai. + Lạnh lùng và có phần cay độc: Sự cay độc được thể hiện rõ đặc biệt đối với những người có phản bác ông. Nhưng những người được ông sủng ái và đồng hành, giúp đỡ ông thì nhận được tình cảm đặc biệt.

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w