Thực trạng doanh nghiệp vào thời Tim Cook nắm quyền:

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 34 - 36)

Thực trạng doanh nghiệp trước khi Tim Cook lãnh đạo

Trước khi Tim Cook nắm quyền điều hành Apple, người lãnh đạo tiền nhiệm Steve Jobs đã khiến Apple từ khủng hoảng phá sản đến dẫn đầu xu hướng trong lĩnh vực công nghệ. Jobs không chỉ được mệnh danh là “thần hộ mệnh” của Apple nhờ việc đưa hãng này trở lại vị thế hàng đầu thị trường khi ông quay trở lại vào năm 1998, mà còn bởi vô số các động thái giúp cho “quả táo cắn dở” trụ vững trong giai đoạn điều hành sau đó. Những người đã từng làm việc cho Jobs đều nhận định ông là “con người

Trang 25 – 35

rất sáng suốt và chưa từng e ngại phải đối đầu – đặc biệt là khi bảo vệ cho các sản phẩm Apple mà ông tạo ra”.

Thực trạng doanh nghiệp sau khi Tim Cook lãnh đạo

Đến năm 2011, Tim Cook chính thức thay thế Steve Jobs giữ chức vụ CEO của Apple. Tim Cook - vị CEO đương nhiệm của công ty được biết đến là một người am hiểu chuyên sâu về chuỗi cung ứng. Dưới sự lãnh đạo và điều hành của ông, Apple không ngừng có những bước tăng trưởng vượt trội với doanh thu đạt mức kỷ lục.

Sau khi trở thành CEO của Apple, Tim Cook đã tiến hành cuộc “cải cách” đội ngũ điều hành của công ty. Ông bắt đầu thực hiện hoạt động “thay máu” ban điều hành công ty vào ngày 29 tháng 10 năm 2012. Thời điểm này, phó chủ tịch cấp cao của IOS – Scott Forstall đã từ chức và trở thành cố vấn đặc biệt cho Tim Cook cho đến cuối năm 2013 khi ông rời khỏi công ty.

Việc thay đổi bộ máy điều hành của Tim Cook đã giúp Apple có những biến đổi rõ rệt hơn trong hoạt động kinh doanh. Từ khi trở thành người điều hành công ty, Cook đã tập trung vào xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp hài hòa, loại bỏ những người thiếu năng lực làm việc hiệu quả.

Apple đang tăng dần việc sử dụng phần cứng do chính họ nghiên cứu và sản xuất, điển hình như chip xử lý Apple, hay các cảm biến trên những thiết bị mới ra mắt. Điều này giúp công ty có thể kiểm soát một cách chặt chẽ các định hướng, kiểu dáng thiết kế của không chỉ iPhone, mà còn rất nhiều sản phẩm khác trong tương lai.

Không chỉ bán iPhone, iPad - Apple còn đang kiếm bộn tiền trong lĩnh vực phần mềm, điển hình là 12% doanh thu quý vừa qua đến từ các dịch vụ kỹ thuật số như iCloud, Apple Pay, Apple Care và App Store. Theo ghi nhận, doanh thu từ mảng này thậm chí còn tăng trưởng mạnh hơn so với thị trường phần cứng của Apple.

Dưới thời Steve Jobs, Apple chỉ tập trung vào đối tượng người dùng, với mục đích mang đến những sản phẩm mà “bất cứ ai” cũng có thể sử dụng thành thạo, mà chưa bao giờ tập trung nhiều vào mảng doanh nghiệp. Giờ đây, Apple đang bắt tay cùng IBM để thực hiện những thương vụ tới thị trường doanh nghiệp trên toàn thế giới, và iPad Pro được cho là động thái rõ rệt nhất của Tim Cook trước tham vọng này.

Các sản phẩm của Apple từ lâu đã gắn liền với các chuẩn mực về thiết kế. Bất kể là trong lĩnh vực điện thoại, máy tính bảng, hay laptop, các sản phẩm của Apple đa số đều được đánh giá là có thiết kế đẹp nhất, sáng tạo nhất, hoặc sang trọng nhất. Giờ đây dưới bàn tay của Tim Cook, Apple đang dần "hô biến" chúng thành các món đồ thời trang, điển hình là việc kết hợp ý tưởng từ các bộ sưu tập thời trang vào các sản phẩm của mình với chiếc Apple Watch (hợp tác vs Hermes), hay diện mạo mới của Apple Store dưới bàn tay của cựu nhân viên làm việc tại hãng thời trang Burberry.

Kể từ khi ngồi lên chiếc ghế CEO của Apple, Tim Cook nhanh chóng nhận ra rằng rất khó để vươn tới ngưỡng cửa của sự "hoàn hảo" ngay từ những bước đi ban đầu. Do vậy, ông đang cố gắng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng sớm hơn, và dưới dạng “beta” (thử nghiệm), điển hình như bản iOS 10 hiện nay, hoặc với các sản phẩm Apple Watch. Để rồi từ đó thay đổi và hoàn thiện nó theo cách mà khách hàng đánh giá, mong muốn.

Steve Jobs mang theo sứ mệnh: phổ biến máy tính và đưa chúng vào tâm trí của người dùng. Còn Tim Cook biến Apple trở thành một công ty uy tín, và chiếm được con tim người hâm mộ bằng cách ủng hộ chính sách về chuyển đổi giới tính, từ chối yêu cầu bẻ khóa của FBI để bảo vệ quyền riêng tư người dùng, đồng thời đi tiên phong trong nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường.

Doanh thu của Apple dưới thời Tim Cook đã tăng gấp 3 lần trước đó. Năm 2018, công ty đạt mức doanh thu kỷ lục 265,6 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử phát triển của công ty. Vào năm 2011, Cook tiếp quản một công ty trị giá 347 tỷ USD. Đến nay, Apple đã trở thành công ty đầu tiên có giá trị vốn hóa đạt mốc 2.000 tỷ USD. Dưới thời Cook, Apple đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới và vẫn đang bảo vệ thành công danh hiệu đó.

Rõ ràng, văn hóa Apple ngày nay đã rất khác, quyền lực trung tâm đã được chia sẻ khi các bài thuyết trình về sản phẩm mới không còn là màn trình diễn solo của CEO. Thay vì đưa Apple vào một môi trường kỷ luật, Cook khuyến khích nhân viên chia sẻ sự hiểu biết lẫn nhau về việc họ có thể hỗ trợ nhau tại nơi làm việc. Ông bắt đầu chú ý hơn đến việc chăm sóc nhân viên ở nhà máy Foxconn (Bloomberg, 2012). Theo nhận xét của một giám đốc điều hành công ty viễn thông, Apple hiện trở nên ít kiêu ngạo hơn khi giao dịch với các nhà mạng đối tác (CNBC, 2013). Rõ ràng, Apple đã dần thay đổi bởi phong cách lãnh đạo mới của Tim Cook so với kỷ nguyên Steve Jobs.

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w