Thực trạng doanh nghiệp vào thời của Steve Jobs

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 29 - 31)

Thực trạng doanh nghiệp trước khi Steve Jobs lãnh đạo:

Apple Inc đã trải qua nhiều loại hình văn hóa dưới thế hệ lãnh đạo trước đây, cụ thể là văn hóa thời lãnh đạo của Sculley. Trong giai đoạn này, Apple mang đặc thù của một tổ chức với nhiều phòng ban chức năng, nhiệm vụ được phân theo chuyên môn, quản trị doanh nghiệp lúc này là kiểu từ trên xuống (top-down). Loại văn hóa này khiến Apple trở thành doanh nghiệp có hoạt động ổn định trong nội bộ nhưng chưa thể mang đúng tính chất sáng tạo thường thấy của một công ty chuyên về công nghệ.

Sau đó, dưới thời lãnh đạo của Spinder và Amelio, văn hóa công việc của Apple mang tính chất của một công ty công nghệ nhiều hơn khi bắt đầu có nhiều dự án đội nhóm. Mỗi nhóm đảm nhận chuyên môn riêng cho từng nhóm sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, văn hóa này khiến Apple trở nên rời rạc, thiếu liên kết giữa các nhóm, thiếu bản sắc và thống nhất, sự đồng thuận gần như không có. Hai nhà lãnh đạo với định hướng khác nhau dẫn đến một doanh nghiệp xoay sở trên thị trường, đứng trên bờ vực phá sản.

Thực trạng doanh nghiệp sau khi Steve Jobs lãnh đạo:

Dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, Apple đã lấy lại vị trí thủ lĩnh của mình bằng những đột phá trong công nghệ. Steve Jobs trở lại vào năm 1997 và cứu Apple khỏi bờ vực phá sản. Nhờ tài năng của ông, Apple không ngừng phát triển mạnh mẽ, liên tục vươn tới những “lãnh địa” vốn không phải thế mạnh của mình với những phát minh độc đáo.

Văn hóa độc đáo này đã mang lại thành công toàn cầu cho Apple. Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy văn hóa này phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo và tính

cách của Steve Jobs được biết đến như một thiên tài gây tranh cãi và một nhà lãnh đạo lôi cuốn, người đồng sáng lập và CEO của Apple trong 14 năm. Ở Apple Inc., Steve Jobs đã sử dụng cả hai phong cách lãnh đạo dân chủ và độc đoán. Theo đó, ông nắm giữ hầu hết các quyền ra quyết định, ví dụ, Apple là công ty duy nhất mà các nhà thiết kế đưa ra quyết định thiết kế nhưng phải báo cáo trực tiếp với CEO. Các nhóm và cá nhân liên tục bị thách thức và gây áp lực để có được hiệu suất cao, trong khi đó họ cũng sẽ bị chỉ trích công khai nếu không đáp ứng được kỳ vọng của Steve. Ông đã xây dựng một tổ chức học tập giúp phản ứng và thích nghi với các vấn đề trong cả môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Do đó, văn hóa tổ chức tại Apple là một dạng văn hóa không chính thức nhưng tập trung cao độ vào công việc và đổi mới bằng cách khiến nhân viên tập trung rõ ràng vào các mục tiêu được đề ra (Lussier và Achua, 2009).

Trong những ngày đầu tiên Steve Jobs quay trở lại Apple trên cương vị CEO, ông từng nói rằng hãng cần phải thay đổi những cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trọng điểm, đồng thời cần phải chú trọng đến các thiết kế công nghiệp. Hai năm sau, Jobs đã giới thiệu mẫu máy tính iMac nổi đình đám và thiết kế của chiếc PC này vẫn được xem là các chuẩn mực cho các thiết kế các sản phẩm tương tự của Apple ngày nay.

Sự thay đổi tầm nhìn của Apple còn được phản ánh qua các logo của hãng này. Tính cho đến nay, Apple đã thay đổi logo đến tận 5 lần và mỗi lần đều lấy cảm hứng từ các thiết kế trọng tâm. Các thiết kế về sau càng đơn giản và trở nên tinh tế.

Cuối năm 2001, phần mềm của Apple đã được hoàn thiện thêm một bước để quản lý cuộc sống của người tiêu dùng, chẳng hạn như các công cụ quản lý ảnh, xây dựng phim, mua sắm và quản lý nhạc, thậm chí là cả phần mềm phát nhạc.

Đến năm 2007, Apple tiếp tục gây tiếng vang lớn khi lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động. Mẫu điện thoại iPhone mà Apple cho ra mắt nhanh chóng trở thành “bom tấn” và chiếc iPhone cũng chỉ là một thiết bị khác để nâng cao trải nghiệm Mac trong hệ sinh thái của Apple. Từ đó, iPhone giúp lôi kéo người dùng đến với hệ sinh thái Apple. MacBook Air cũng là câu chuyện thành công khác của Apple. Chiếc laptop siêu mỏng, siêu nhẹ này đang được coi là tiêu chuẩn thiết kế cho các hãng sản xuất laptop noi theo.

Điều đáng chú ý tiếp theo là nỗ lực nâng cao trải nghiệm sử dụng máy Mac của người dùng. Để làm được điều này, Apple đã tạo ra nhiều dịch vụ chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Ở trung tâm của nền tảng này là iTunes, giúp cung cấp nội dung số cho iPhone và iPod. Với iTunes, Apple có thể tạo ra các sản phẩm vệ tinh mới để kết nối với dịch vụ này.

Là hãng đầu tiên tung ra dạng cửa hàng trực tuyến – App Store nên Apple thu được rất nhiều kinh nghiệm và quan trọng hơn hết là hãng đã rất thành công. Dựa trên

Trang 21 – 35

tỉ lệ ăn chia 70% doanh thu từ các ứng dụng cho nhà phát triển, chúng ta có thể đoán được tổng doanh thu của App Store trong năm 2019 đạt mức 50 tỷ USD và mang lại khoảng 15 tỷ USD lợi nhuận cho Apple.

Năm 2012, Apple kiếm được 41,7 tỷ đô la Mỹ lợi nhuận gộp, thậm chí cao hơn tổng lợi nhuận của Microsoft, Google, Facebook, Amazon, Yahoo và eBay cộng lại. Năm 2018, đây là công ty đại chúng đầu tiên ở Mỹ đạt 1.000 tỷ đô giá trị vốn hóa. Ngày nay, khi thảo luận về văn hóa tổ chức, Apple đại diện cho một nền văn hóa độc đáo, truyền cảm hứng và đáng học hỏi được tạo ra bởi văn hóa quyền lực trong thời đại Steve Jobs.

Điều quan trọng, Apple phụ thuộc rất nhiều vào CEO, người có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc doanh nghiệp. Không có Steve Jobs, nhiều khả năng Apple sẽ chỉ là một công ty phần mềm bình thường. Sự ra đi của Steve Jobs đã đặt ra một số vấn đề nhất định cho Apple liên quan đến văn hóa tổ chức. Một mạng nhện không có con nhện đầu đàn ở trung tâm, không có sức mạnh, việc thay thế trung tâm bởi một nhà lãnh đạo thiếu năng lực kinh doanh và lãnh đạo có thể gây khó khăn trong việc quản lý và duy trì hiệu suất cũng như văn hóa tổ chức.

Một phần của tài liệu tiểu luận học phần lãnh đạo học các phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của apple inc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w