Là việc người nộp thuế thực hiện đầy đủ trách nhiệm liên quan đến thuế TNDN theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 như:
- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
- Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
James và Alley (2002) đã thực hiện nghiên cứu và đưa đến kết luận rằng một định nghĩa đầy đủ về tuân thủ thuế có thể là sự sẵn lòng của những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế phải hành động theo tinh thần tự nguyện, theo những quy định của quản lý của luật pháp mà không cần thiết phải áp dụng đến các biện pháp cưỡng chế. Hệ thống thuế không hạn hẹp trong những yếu tố về kinh tế, xã hội và chính trị. Thuế chỉ là một phương tiện không phải là mục tiêu sau cùng của một quốc gia. Do vậy, nếu hành vi tuân thủ thuế có thể đạt được trên nền tảng thực sự tự nguyện đó là một lợi thế. Mục đích nâng cao nguồn thu thuế phục vụ cho các lợi ích của quốc gia sẽ bị mất đi nhiều nếu hành vi tuân thủ thuế đạt được dưới sự đe dọa của những biện pháp cưỡng chế, và những hình phạt. Liên quan đến việc gia tăng tổng tiền thuế thu được của nhà nước, nếu những mất mát, chịu đựng của người nộp thuế lớn hơn những lợi ích liên quan đến việc chi tiêu tiền thuế thì đó là sự sai lầm trong quản lý thuế của nhà nước.
Bảng 2.1. Cách tiếp cận về hành vi tuân thủ thuế theo James và Alley (2002)
Tuân thủ thuế Cách tiếp cận thứ nhất Cách tiếp cận thứ hai
Dựa vào khái niệm Thâm hụt tiền thuế Dựa vào tự nguyện và quy định của luật Định nghĩa Phạm vi hẹp Phạm vi rộng hơn Tuân thủ thuế Căn cứ và lý lẽ kinh tế Căn cứ vào lý thuyết
hành vi và hợp tác Liên quan đến các vấn đề Hiệu quả phân phối tài
nguyên
Công bằng, bình đẳng, hợp lý
Người nộp thuế được xem như Tính toán ích kỉ về những lợi ích và mất mát cá nhân “Công dân tốt” Cách tiếp cận Kinh tế Hành vi