Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) và Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) thì yếu tố thanh tra kiểm tra thuế có tác động dương rất lớn đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và tại tỉnh An Giang. Nghĩa là công tác thanh tra kiểm tra thuế được cơ quan thuế thực hiện tốt thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ tăng. Mối quan hệ dương giữa yếu tố thanh tra kiểm tra thuế và sự tuân thủ thuế cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân (2012) về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.Hồ Chí Minh. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Công tác thanh tra kiểm tra thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang, kiến

thức về thuế của người nộp thuế là một trong những yếu tố phi kinh tế có tác động dương đến sự tuân thủ thuế TNDN. Nghĩa là doanh nghiệp am hiểu kiến thức về thuế thì sự tuân thủ thuế TNDN sẽ tăng. Ngoài ra, mối quan hệ dương này còn được khẳng định tại nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Bùi Ngọc Toản (2017) về mức độ và về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh; của Williams Agyemang-Duah và cộng sự (2020) về tuân thủ quản lý thuế thu nhập giữa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Ghana. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Kiến thức về thuế của doanh nghiệp tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang và của Bùi Ngọc Toản về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng tài chính của doanh nghiệp hay nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có mức độ tác động dương đến hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp càng dồi dào về tài chính thì thì sự tuân thủ thuế TNDN càng tăng. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Tình trạng tài chính của doanh nghiệp tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghĩa là doanh nghiệp càng dồi dào về tài chính thì thì ý định tuân thủ thuế TNDN sẽ tăng.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) về các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì các dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế bao gồm công tác hỗ trợ vướng mắc, công tác phổ biến chính sách thuế mới nếu được thực hiện tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ thuế hơn. Nghĩa là có sự tác động dương đến giữa dịch vụ hỗ trợ thuế và sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu Bùi Ngọc Toản (2017) và Nguyễn Thị Xuân Đào (2016) về hành vi và mức độ

tuân thủ thuế của doanh nghiệp càng củng cố thêm về mối quan hệ dương giữa dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo kết quả những nghiên cứu phần trước, một trong những yếu tố có mức ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ thuế là hình phạt hay việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà cơ quan thuế thực hiện đối với doanh nghiệp không tuân thủ. Các nghiên cứu của Văn Công Tuân (2012), Đặng Thị Bạch Vân (2012), Nguyễn Thành Tuân (2016), Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) và Bùi Ngọc Toản (2017) đều đã khẳng định có mối quan hệ dương giữa việc xử phạt vi phạm hành chính thuế và sự tuân thủ thuế hay hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nghĩa là việc xử phạt được thực hiện công bằng, minh bạch, đúng quy định, mang tính răn đe cao thì doanh nghiệp càng gia tăng sự tuân thủ thuế TNDN. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Xử phạt vi phạm pháp luật thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rất nhiều yếu tố có tác động đến hành vi tuân thủ thuế của nhiều loại hình doanh nghiệp như yếu tố thuế suất, kiểm tra thuế, nhận thức về chi tiêu Chính phủ, nhận thức về sự công bằng, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, kiến thức về thuế của doanh nghiệp, hình phạt, hiệu quả của cơ quan thuế, ngành nghề kinh doanh, pháp luật xã hội, ý thức của doanh nghiệp,…Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, và hướng nghiên cứu của đề tài này là về “ý định” tuân thủ thuế TNDN mà không phải là về “hành vi” tuân thủ thuế TNDN. Vì vậy, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng nghiên cứu hữu hạn của tác giả nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Căn cứ

vào kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn 5 chuyên gia là các công chức quản lý Thuế), hầu hết các thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 05 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế TNDN.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)