Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

Văn Công Tuân (2012) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 1. Kết quả mô hình phân tích hồi quy cho thấy có 06 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế theo thứ tự giảm dần là (1) Chính sách thuế, quản lý thuế bao gồm sự minh bạch, ổn định của chính sách thuế, thuế suất phù hợp, trình độ của công chức quản lý thuế, tuyên truyền hỗ trợ, thanh kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế, thủ tục hành chính thuế; (2) Kinh tế bao gồm lãi suất thị trường, lạm phát, chi tiêu Chính phủ, chi phí tuân thủ; (3) Đặc điểm doanh nghiệp; (4) Ngành kinh doanh; (5) Tâm lý; (6) Pháp luật xã hội.

Đặng Thị Bạch Vân (2012) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 05 nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế theo thứ tự giảm dần gồm (1) Các nhân tố về thể chế như hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính về khai thuế; (2) Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế; (3) Hình phạt; (4) Kiểm tra thuế; (5) Nhận thức về chi tiêu Chính phủ.

Nguyễn Thành Tuân (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp thống kê mô tả có 10 nhân tố thuộc 02 nhóm nhân tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNDN. Cụ thể về nhân tố kinh tế gồm (1) Thuế suất, (2) Kiểm tra thuế, (3) Hình phạt, (4) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp; Về nhân tố phi kinh tế gồm (5) Kiến thức về thuế của người nộp thuế, (6) Tính đơn giản của việc kê khai thuế, (7) Nhận thức về khía cạnh đạo đức việc tuân thủ thuế, (8) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, (9) Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, (10) Nhận thức về chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Thị Xuân Đào (2016) thực hiện đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu qua phương pháp hồi quy tuyến tính gồm 05 nhóm

yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế TNDN theo thứ tự mức độ giảm dần: (1) Chính sách thuế TNDN bao gồm quy định về thuế suất, thủ tục khai nộp thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm hành chính, (2) Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế, (3) Ý thức nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bao gồm yếu tố trình độ hiểu biết về luật thuế TNDN của doanh nghiệp , (4) Quản lý thuế của cơ quan thuế bao gồm tuyên truyền, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, thanh kiểm tra, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình thủ tục hành chính thuế, và cuối cùng (5) Kinh tế và chuẩn mực xã hội,

Bùi Ngọc Toản (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy bội cho thấy có 07 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần gồm (1) Đặc điểm cơ quan thuế như công tác thanh tra kiểm tra, công tác tuyên truyền, hỗ trợ giáo dục pháp luật, trình độ công chức quản lý thuế, (2) Pháp luật và chính sách về thuế bao gồm kẽ hở trong chính sách pháp luật, các biện pháp, chế tài xử lý hành vi gian lận, (3) Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, (4) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bao gồm kiến thức về thuế TNDN của doanh nghiệp và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, (5) Đặc điểm ngành, (6) Kinh tế và (7) Xã hội.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 04 yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần gồm (1) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, (2) Mức phạt, (3) Dịch vụ hỗ trợ thuế, và (4) Thuế suất.

Nguyễn Thị Mai Hương (2020) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế theo thứ tự giảm dần gồm (1) Pháp luật và chính sách thuế, (2) Tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, (3) Đặc điểm doanh nghiệp, (4) Mức phạt.

Doreen Musimenta (2020) thực hiện nghiên cứu các yêu cầu về kiến thức, sự phức tạp của hệ thống thuế và việc tuân thủ thuế ở Uganda. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yêu cầu về kiến thức không có mối quan hệ đáng kể với chi phí tuân thủ. Hệ thống thuế phức tạp đòi hỏi người nộp thuế phải được đào tạo thêm cũng như tìm kiếm lời khuyên chuyên môn bên ngoài để tuân thủ. Do đó, sự phức tạp về thuế đó có tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua chi phí tuân thủ) đến việc tuân thủ thuế.

Williams Agyemang-Duah và cộng sự (2020) thực hiện nghiên cứu về tuân thủ quản lý thuế thu nhập giữa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) ở Ghana. Thông qua kết quả mô hình hồi quy, nghiên cứu cho thấy rằng mức thuế cao, mức thu nhập, trình độ học vấn về thuế, mức tiêu dùng và hành vi của nhân viên thuế là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế thu nhập của MSMEs ở quận Nkwanta South.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)