Bảng 5.5. Thống kê mô tả thang đo Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
STT Biến quan sát Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
1 Công chức thanh tra kiểm tra của Cục Thuế có
thái độ, kỹ năng và chuyên môn tốt 222 3,49 0,664 2 Việc thanh kiểm tra của Cục Thuế được thực
hiện công khai, minh bạch 222 3,64 0,817 3 Các cuộc thanh kiểm tra của Cục Thuế đều có
nội dung và phương pháp phù hợp 222 3,86 0,,775 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
Tổng cục Thuế thường xuyên rà soát điều chỉnh quy trình thanh tra, kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế và sự thay đổi của quy định pháp luật. Ứng dụng phương pháp quản lý rủi ro trong thanh tra kiểm tra, đảm bảo tính khách quan về đối tượng được thanh kiểm tra và tăng hiệu quả thanh kiểm tra. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát công chức thực hiện quy trình thanh kiểm tra, và trong công tác báo cáo kết quả thanh kiểm tra theo tiến độ thời gian.
Ngành Thuế cần có các lớp hướng dẫn, tập huấn về công tác thanh kiểm tra cho công chức làm công tác đạt tới trình độ chuyên môn ngày càng cao, có khả năng phát hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật thuế TNDN đang diễn ra ngày càng tinh vi. Tổ chức hội thảo giữa các đơn vị trong ngành thuế với nhau để trao đổi, thảo luận các vấn đề phát sinh nổi cộm trong từng lĩnh vực kinh doanh, các thủ đoạn gian lận mới,… để phát triển kỹ năng xử lý tình huống tương tự tại các doanh nghiệp do mình quản lý. Xây dựng sổ tay, kỹ năng thanh tra kiểm tra để có sự thống nhất về phương pháp thực hiện, tránh các trường hợp yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ không liên quan hoặc không có các thông tin cần thiết phục vụ việc thanh tra kiểm tra. Thái độ của công chức cũng là yếu tố đánh giá sự chuyên nghiệp cơ quan thuế, do đó công chức khi làm công tác thanh
tra kiểm tra cần nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự trong giao tiếp với doanh nghiệp, biết lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp đồng thời biết tận tình giải thích chi tiết về kết quả thanh tra kiểm tra cho doanh nghiệp hiểu và vui vẻ chấp nhận.