2.5.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết nền - lý thuyết mạng lưới xã hội và được sử dụng để biện dẫn cho mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ với kết quả hoạt động của DNNVV.
Mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo gốc của Peng & Luo (2000) và nghiên cứu của Le & cộng sự (2006) để phát triển khái niệm nghiên cứu mạng lưới quan hệ của DNNVV. Trong đó, quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ và đối tác kinh doanh được kế thừa từ nghiên cứu của Peng & Luo (2000), quan hệ xã hội được dựa vào nghiên cứu của Le & cộng sự (2006).
Biến độc lập: gồm quan hệ với cán bộ chính phủ, quan hệ với xã hội và quan hệ với đối tác kinh doanh, kế thừa từ nghiên cứu “Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam” của Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi (2020).
Biến phụ thuộc: kết quả hoạt động kinh doanh, kế thừa từ nghiên cứu “Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam” của Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi (2020).
Hình 2. 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Quan hệ với cán bộ chính phủ
Quan hệ với xã hội Kết quả hoạt
động kinh doanh Quan hệ với đối tác kinh doanh
H1(+) H2 (+)
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Quan hệ với cán bộ Chính phủ và kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR- VT:
Thông thường cán bộ thuộc các cấp chính quyền sẽ có quyền lực đáng kể trong việc phê duyệt các dự án và phân bổ nguồn lực (Walder, 1995). Do đó, chính sự can thiệp của Chính phủ vẫn là mối đe dọa to lớn với rất nhiều doanh nghiệp (Nee, 1992; Peng, 1997). Quan hệ với cán bộ Chính phủ được công nhận hữu ích vì nó đem lại hiệu quả hoạt động cho dự án kinh doanh mạo hiểm (venture’s performance) (Kotabe & cộng sự, 2017; Li & Zhang, 2007).
Nghiên cứu của Du & cộng sự (2016) cho thấy ở Trung Quốc, các dự án kinh doanh mạo hiểm dựa vào mạng lưới quan hệ chính trị để tồn tại và phát triển. Sự tương tác với các cơ quan Chính phủ cho phép doanh nghiệp tiếp cận cơ hội kinh doanh mới và các nguồn lực có giá trị bao gồm đất đai, các kênh phân phối, hành vi đặc quyền (privileged behavior) và lợi thế giấy phép, v.v. (Khwaja & Mian, 2005). Theo lý thuyết thể chế, kết nối với cán bộ Chính phủ làm tăng sự chấp nhận của doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, giả thuyết H1 được phát biểu:
Giả thuyết H1: Mối quan hệ mạnh của DNNVV với cán bộ Chính phủ sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT;
Quan hệ xã hội và kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT:
Quan hệ xã hội đã được chứng minh đem lại sự thành công của SMEs ở nhiều bối cảnh (Larson, 1991; Birley,1985; Hoang & Antoncic, 2003).
Quan hệ xã hội sẽ làm gia tăng mức độ chấp nhận của doanh nghiệp theo nhiều cách (Le & cộng sự, 2006). Thứ nhất, nó giúp mở rộng nhận biết về sự tồn tại và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp cho các bên liên quan và công chúng. Điều này sẽ giúp gia tăng sự chấp nhận trong nhận thức của doanh nghiệp (cognitive legitimacy). Thứ hai, sự chứng thực (endorsement) hoặc giới thiệu từ một cá nhân thường tạo ra
hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp (Granovetter, 1985; Coleman, 1988), làm tăng sự chấp nhận về chính trị - xã hội.
Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực hạn chế, kết quả hoạt động phụ thuộc vào khả năng có được từ nguồn lực bên ngoài (Partanen & cộng sự, 2011). Hansen (1995) thừa nhận một số đặc điểm của mạng lưới quan hệ (quy mô mạng lưới quan hệ, số lượng mối quan hệ và tần suất liên hệ) trước khi khởi nghiệp ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã xác nhận mạng lưới quan hệ chặt chẽ (close-kit networks) có thể tăng lợi nhuận vững chắc, phát triển doanh nghiệp (Shaw, 2006) và tăng trưởng doanh số (Tuli, 2006). Vì vậy, giả thuyết H2 được phát biểu:
Giả thuyết H2: Mối quan hệ mạnh của DNNVV với xã hội sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT.
Quan hệ với đối tác kinh doanh và kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR- VT:
Doanh nghiệp quan hệ tốt với nhà cung cấp có thể có được nguyên liệu chất lượng, dịch vụ tốt và giao hàng kịp thời. Tương tự, mối quan hệ tốt với người mua có thể thúc đẩy lòng trung thành của người mua, khối lượng bán hàng và thanh toán đáng tin cậy. Hơn nữa, quan hệ tốt với các giám đốc điều hành của các đối thủ cạnh tranh có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác bên trong và thông đồng ngầm (implicit collusion), giảm thiểu sự không chắc chắn (Peng & Luo, 2000). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra trong môi trường không chắc chắn, nhiều khả năng các mối quan hệ không chính thức của nhà quản lý với các doanh nghiệp khác sẽ được sử dụng (Pfeffer & Salancik, 1978). Các mối quan hệ này được xem là cơ hội hoặc như một chất bôi trơn để giảm chi phí giao dịch (Williamson, 2010). Doanh nghiệp quan hệ mạnh với đối tác có uy tín sẽ được tiếp cận các nguồn lực khác (Stuart, 2000), chẳng hạn như nguồn lao động chất lượng cao, nguồn lực tài chính, công nghệ và hỗ trợ của Chính phủ. Các nguồn lực này rất quan trọng cho sự tăng trưởng của DNNVV. Vì vậy, giả thuyết H3 được phát biểu:
Giả thuyết H3: Mối quan hệ mạnh của DNNVV với đối tác kinh doanh sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT.
2.6. Tóm tắt chương 2
Tác giả đã đưa ra lý thuyết mạng lưới xã hội là lý thuyết nền cho luận văn. Đồng thời, các khái niệm nghiên cứu được xây dựng gồm: mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT. Trong đó, mạng lưới quan hệ của DNNVV bao gồm: mối quan hệ với cán bộ Chính phủ, mối quan hệ trong xã hội (bạn bè, người thân, thành viên của hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp) và mối quan hệ với đối tác kinh doanh (nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh). Kết quả hoạt động của DNNVV tại tỉnh BR-VT được đo lường dựa vào tiêu chí phi tài chính. Từ đó, mô hình lý thuyết và 3 giả thuyết nghiên cứu được đề xuất dựa trên lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu chương 3
Trong chương này, luận văn trình bày: trình tự nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ. Đồng thời, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu chính thức và phương pháp phân tích số liệu cũng được đưa ra trong chương này.
3.2. Quy trình nghiên cứu
Được chia thành hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ định tính: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu, lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây) có liên quan, luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo. Ở giai đoạn đầu, thang đo chỉ chứa các khái niệm nghiên cứu nên gọi là thang đo nháp 1. Sau đó, thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia để làm rõ thêm các khái niệm nghiên cứu và làm căn cứ điều chỉnh, bổ sung vào thang đo nháp 1 sao cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, các kết quả từ cuộc phỏng vấn sẽ được chọn lọc, cân nhắc và hiệu chỉnh vào thang đo để hình thành thang đo nháp 2 nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả sử dụng thang đo nháp 2 để tiến hành phỏng vấn với mẫu thử nghiệm là 50 DNNVV. Từ kết quả nhận được, tác giả sẽ đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA xem biến nào được chọn và biến nào cần loại trừ hay điều chỉnh thêm. Mục đích việc nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm hoàn chỉnh thang đo và sử dụng vào nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức:
Để thu thập dữ liệu nghiên cứu được nhanh chóng và hiệu quả, tác giả thực hiện bằng nhiều phương pháp như: gửi bảng câu hỏi vào hộp email cá nhân, vào các kênh mạng xã hội khi đã nhận được sự đồng ý và cuối cùng thực hiện khảo sát trực tiếp các đối tượng. Sau đó, tiến hành làm sạch dữ liệu và đánh giá mô hình đo lường thông qua các tiêu chí: kiểm định bằng độ tin cậy tổng hợp các thang đo, kiểm định giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt. Và mục đích cuối cùng của phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức là đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo lường với mô hình hồi quy.
Như vậy, tiến độ thực hiện nghiên cứu đề tài và quy trình nghiên cứu sẽ được thể hiện trong Bảng 3.1 và Sơ đồ 3.1, cụ thể:
Bảng 3. 1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu đề tài
Giai đoạn Phương pháp Cách thức thu thập
dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm
1. Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên gia n =7 Bà Rịa - Vũng Tàu Định lượng
Gửi bảng hỏi trực tiếp, qua mạng xã hội, qua email
n = 50
2. Nghiên cứu
chính thức Định lượng
Gửi bảng hỏi trực tiếp, qua mạng xã hội, qua email
n = 385
Sơ đồ 3. 1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 (phỏng vấn chuyên gia) Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=50) Thang đo nháp 2 Cronbach alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức (n=385)
- Đánh giá hệ số tương quan biến. - Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha Cronbach alpha
-Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
-Kiểm tra yếu tố trích được
-Kiểm tra phương sai trích được Phân tích nhân tố
khám phá EFA
Kiểm định giả thuyết
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
3.3.1. Phương pháp và kết quả trong nghiên cứu định tính 3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 được hình thành chủ yếu trên tổng quan lý thuyết. Do đó, mô hình và thang đo chỉ được xây dựng trên thị trường quốc tế và có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa phù hợp với thị trường Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết và thang đo có phù hợp bối cảnh nghiên cứu hay không (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn với các chuyên gia.
Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính (Xem: Phụ lục, trang 1)
Sơ đồ 3. 2 Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Bước 1: Chuẩn bị:
- Cơ sở lý thuyết (như khái niệm nghiên cứu và thang đo)
- Tạo 1 dàn bài sẵn cho việc phỏng vấn
Bước 2: Thực hiện:
- Xác định đối tượng và số lượng tham gia - Tiến hành phỏng vấn
Bước 3: Phân tích và tổng hợp
- Chọn từ khóa cho nội dung phỏng vấn - Phân tích để xem xét nên giữ hay loại biến - Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
3.3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Tổng số chuyên gia tham gia phỏng vấn là 7 người. Họ là những thành viên trong ban giám đốc, ban quản lý điều hành của các DNNVV có ngành nghề hoạt động khác nhau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin chi tiết chính của cuộc phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục (xem Bảng 4, trang 4).
3.3.1.3. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Theo sự tổng hợp từ cuộc phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia đã nêu được những đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cho rằng kết quả hoạt động của DNNVV chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó, họ nhấn mạnh yếu đó mạng lưới quan hệ của các DNNVV là yêu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng nhất đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó trong mọi hoạt động phát triển kinh doanh, DNNVV phải luôn chủ động xây dựng, kết nối với các bên liên quan để cập nhật được thông tin quan trọng kịp thời và chủ động có được những nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh nhà.
Và từ kết quả cho thấy, các chuyên gia đều đồng thuận từ 86% trở lên về các thành phần đo lường của yếu tố mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Như vậy các thành phần đo lường vừa đầy đủ, hợp lý và phù hợp với thực tiễn các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, các DNNVV phải cần chú trọng vào việc xây dựng mạng lưới quan hệ chính thức như với nhà quản lý của các DN, với nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh, với cán bộ Chính phủ... và duy trì mạng lưới quan hệ không chính thức như với bạn bè, đồng nghiệp, với người thân trong gia đình, với các câu lạc bộ, hiệp hội... Vì các mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích và nguồn lực thúc đẩy cho DNNVV. Đương nhiên, các mối quan hệ mạnh sẽ giúp DNNVV có được nguồn lực tốt nhất và các mối quan hệ yếu hơn sẽ bổ trợ những nguồn thông tin hữu ích và kịp thời.
Từ dữ liệu nghiên cứu định tính trong cuộc phỏng vấn với các chuyên gia được tổng hợp và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu rút ra các luận điểm sau:
(1) Có sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu về kết quả hoạt động và mạng lưới quan hệ. Trong đó, các thành phần của mạng lưới quan hệ: quan hệ xã hội, quan hệ với cán bộ Chính phủ và quan hệ đối tác kinh doanh được xác định cụ thể, đầy đủ và phù hợp với mô hình kinh doanh của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, khi yếu tố công nghệ càng đề cao thì mạng lưới quan hệ của các DNNVV càng được chú trọng hơn nữa để kết nối và sẻ chia, đúng như bản chất “nền kinh tế chia sẻ” hiện nay.
Bảng 3. 2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Thang đo Mức độ đánh giá của chuyên gia Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý 1. Quan hệ với cán bộ Chính phủ 6 1 86%
2. Quan hệ xã hội (bạn bè, người thân và
các câu lạc bộ, hiệp hội) 7 100%
3. Quan hệ với đối tác kinh doanh 6 1 86%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
(2) Xác định vai trò của người chủ doanh nghiệp và nhà quản lý cấp cao trong công cuộc kiến tạo mạng lưới quan hệ với các bên liên quan để góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thêm một lần nữa khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Đồng thời, chỉ ra sự cần thiết của việc kiểm định mối quan hệ tương tác này.
(3) Khẳng định mô hình lý thuyết là phù hợp bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn các DNNVV tại thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tổng kết lại, luận văn sử dụng các khái niệm nghiên cứu là mạng lưới quan hệ (quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh) và kết quả hoạt động của DNNVV. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức. Trong đó, thang đo mạng lưới quan hệ của DNNVV sử dụng 5 mức: (1) Rất ít;