Các nội dung của thang đo mạng lưới quan hệ được kế thừa từ nghiên cứu của Peng & Luo (2000), và Le & cộng sự (2006).
1) Mối quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ
Bảng 3. 3 Thang đo quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ
Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn
Tiesgov1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh BR-VT
Điều chỉnh từ biến quan sát của Peng &
Luo (2000) theo nghiên cứu định tính Tiesgov2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với cán bộ của Cục
công nghiệp địa phương
Tiesgov3 Doanh nghiệp có mối quan hệ với cán bộ của các tổ chức hỗ trợ như: Ngân hàng Nhà nước, Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Sở Công thương/Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động, v.v.
Peng & Luo (2000)
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Peng & Luo (2000) Tác giả dựa vào nghiên cứu của Peng & Luo (2000) để thực hiện đo lường mối quan hệ với cán bộ Chính phủ thông qua 3 biến quan sát có kí hiệu như sau: tiesgov1, tiesgov2, tiesgov3. Trong đó, Liên đoàn Lao động sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật liên quan đến quyền hạn và lợi ích của người lao động. Còn tổ chức BHXH hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp liên quan đến công tác chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
2) Mối quan hệ của DNNVV với xã hội
Bảng 3. 4 Thang đo quan hệ của DNNVV với xã hội
Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn
Soties1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với thành viên từ hiệp hội doanh nhân (hiệp hội VCCI tỉnh BR-VT, hiệp hội ngành may mặc...)
Điều chỉnh từ biến quan sát của
Peng & Luo (2000) theo nghiên cứu định
tính Soties2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với thành viên từ câu lạc
bộ dành cho doanh nghiệp online và offline.
Soties3 Chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với người thân trong gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp
Soties4 Doanh nghiệp có mối quan hệ với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong tỉnh BR-VT và vùng lân cận.
Kết quả nghiên cứu định tính
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Le & cộng sự (2006)
Mối quan hệ xã hội (bao gồm các quan hệ với bạn bè, người thân gia đình, thành viên từ các hiệp hội, các câu lạc bộ, các trường đại học) được đo lường bằng 4 biến quan sát có ký hiệu: soties1, soties2, soties3, soties4. Riêng biến quan sát soties4
“Doanh nghiệp có mối quan hệ với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong tỉnh BR-VT và vùng lân cận” được bổ sung vào thang đo này sau khi tổng hợp và chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính. Từ những nghiên cứu trước cho thấy rằng, để thành công trong công tác tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết được xem là nền tảng của các DN thì DN cần mở rộng mạng lưới quan hệ với các các trường trung cấp, cao đẳng, đại học không những trong địa bàn tỉnh mà còn các vùng lân cận như Tp. HCM, tỉnh Bình Dương... và các loại quan hệ khác nhau (Maurer & Ebers, 2006).
3) Mối quan hệ của DNNVV với đối tác kinh doanh
Tác giả dựa vào nghiên cứu của Peng & Luo (2000) để xây dựng thang đo cho mối quan hệ với các đối tác kinh doanh được đo lường bằng 4 biến quan sát có ký
hiệu lần lượt là: tiesmanager1, tiesmanager2, tiesmanager3. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả điều chỉnh và bổ sung thêm biến quan sát tiesmanager4 “Doanh nghiệp có mối quan hệ với nhà quản lý cấp cao của bên thứ ba (ví dụ, đối tác của khách hàng, khách hàng của khách hàng, v.v.)” cho thang đo.
Ý kiến chuyên gia cho rằng:
“Việc thực hiện giao dịch một hợp đồng với khách hàng, thì cần một tổ chức bên thứ 3 tiến hành kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, cơ khí chẳng hạn). Tổ chức bên thứ 3 này có thể là do khách hàng yêu cầu. Nhờ vào giao dịch này doanh nghiệp biết được thông tin bên thứ 3 và sẽ liên lạc, trao đổi khi cần”
Quan điểm trên của chuyên gia phù hợp với quan điểm về vai trò mới của lý thuyết mạng lưới xã hội khi đề cập đến bên thứ 3 (a third who joins). Vì bên thứ 3 có thể đem đến sự kết nối giữa những người không tự kết nối với nhau (Miles, 2012, trang 301).
Bảng 3. 5 Thang đo quan hệ với đối tác kinh doanh
Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn
Tiesmanager1 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của khách hàng chính mình.
Peng & Luo (2000) Tiesmanager2 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của
nhà cung cấp
Tiesmanager3 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của đối thủ cạnh tranh
Tiesmanager4 Doanh nghiệp có mối quan hệ với quản lý cấp cao của bên thứ ba (ví dụ: đối tác của khách hàng, khách hàng của khách hàng, v.v.)
Kết quả nghiên cứu
định tính
4) Kết quả hoạt động của DNNVV
Căn cứ vào nghiên cứu của Ju & cộng sự (2019), tác giả xây dựng thang đo kết quả hoạt động của DNNVV gồm 4 biến quan sát có ký hiệu: SME1, SME2, SME3, SME4. Đồng thời trong kết quả thảo luận nhóm, những chuyên gia tham gia phỏng vấn nhận xét các câu hỏi đọc dễ hiểu, trình bày rõ ràng đã thể hiện được nội dung chính của vấn đề cần được xem xét và đánh giá (xem Bảng 3.6).
Bảng 3. 6 Thang đo kết quả DNNVV
Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn
SME1 Doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng ổn định và thu nhập tăng đều
Ju & cộng sự (2019) SME2 Doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu (doanh
thu, thị phần, sản phẩm/dịch vụ mới, v.v.)
SME3 Doanh nghiệp được đánh giá cao bởi các tổ chức xã hội SME4 Doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm của khách hàng và
đối tác
Kết quả nghiên cứu định tính
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Ju & cộng sự (2019)