Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành nhằm đánh giá độ giá trị của thang đo, cụ thể là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp rút trích được sử dụng để phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phương pháp rút các thành phần chính (Principal Component) với phép quay vuông góc (Varimax).
Bảng 4.3 cho thấy giá trị KMO = 0,866 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 3 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,069 >1 và phương sai trích lũy kế 72,546% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5).
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) để đánh giá thang đo chúng ta cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả của EFA. Thứ nhất, số lượng nhận tố rút trích được, thứ hai là trọng số nhân tố và thứ ba là tổng phương sai trích. Từ bảng phân tích EFA ở trên, kết quả phân tích đã rút trích được 3 nhân tố. Điều này cho thấy thang đo đã rút trích được đúng với số lượng thành phần trong mô hình lý thuyết đề xuất và đúng với kỳ vọng mà mô hình lý thuyết đã đặt ra. Đồng thời, thang đo đạt được giá trị phân biệt trên tất cả các yếu tố độc lập của mô hình.
Bảng 4. 3 Kết quả EFA của thang đo mạng lưới quan hệ
Biến quan sát Yếu tố
1 2 3 4 tiesgov1 0,835 tiesgov2 0,869 tiesgov3 0,851 soties1 0,840 soties2 0,764 soties3 0,795 soties4 0,852 tiesmanager1 0,814 tiesmanager2 0,867 tiesmanager3 0,817 tiesmanager4 0,801 SME1 0,780 SME2 0,729 SME3 0,739 SME4 0,723 Eigenvalue 2,256 1,737 1,069 % phương sai trích 15,039 11,583 7,125 Phương sai trích lũy kế 53,838 65,421 72,546
Giá trị KMO 0,866 Kiểm định Bartlett
Chi–bình phương (2) 3106,796 Bậc tự do (df) 105
Sig 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Như vậy, thang đo mạng lưới quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội và quan hệ với đối tác kinh doanh đạt giá trị hội tụ và riêng biệt. Kết quả này được sử dụng cho bước phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết ở phần tiếp theo.