Theo sự tổng hợp từ cuộc phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia đã nêu được những đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cho rằng kết quả hoạt động của DNNVV chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó, họ nhấn mạnh yếu đó mạng lưới quan hệ của các DNNVV là yêu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng nhất đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó trong mọi hoạt động phát triển kinh doanh, DNNVV phải luôn chủ động xây dựng, kết nối với các bên liên quan để cập nhật được thông tin quan trọng kịp thời và chủ động có được những nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh nhà.
Và từ kết quả cho thấy, các chuyên gia đều đồng thuận từ 86% trở lên về các thành phần đo lường của yếu tố mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Như vậy các thành phần đo lường vừa đầy đủ, hợp lý và phù hợp với thực tiễn các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, các DNNVV phải cần chú trọng vào việc xây dựng mạng lưới quan hệ chính thức như với nhà quản lý của các DN, với nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh, với cán bộ Chính phủ... và duy trì mạng lưới quan hệ không chính thức như với bạn bè, đồng nghiệp, với người thân trong gia đình, với các câu lạc bộ, hiệp hội... Vì các mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích và nguồn lực thúc đẩy cho DNNVV. Đương nhiên, các mối quan hệ mạnh sẽ giúp DNNVV có được nguồn lực tốt nhất và các mối quan hệ yếu hơn sẽ bổ trợ những nguồn thông tin hữu ích và kịp thời.
Từ dữ liệu nghiên cứu định tính trong cuộc phỏng vấn với các chuyên gia được tổng hợp và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu rút ra các luận điểm sau:
(1) Có sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu về kết quả hoạt động và mạng lưới quan hệ. Trong đó, các thành phần của mạng lưới quan hệ: quan hệ xã hội, quan hệ với cán bộ Chính phủ và quan hệ đối tác kinh doanh được xác định cụ thể, đầy đủ và phù hợp với mô hình kinh doanh của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, khi yếu tố công nghệ càng đề cao thì mạng lưới quan hệ của các DNNVV càng được chú trọng hơn nữa để kết nối và sẻ chia, đúng như bản chất “nền kinh tế chia sẻ” hiện nay.
Bảng 3. 2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Thang đo Mức độ đánh giá của chuyên gia Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý 1. Quan hệ với cán bộ Chính phủ 6 1 86%
2. Quan hệ xã hội (bạn bè, người thân và
các câu lạc bộ, hiệp hội) 7 100%
3. Quan hệ với đối tác kinh doanh 6 1 86%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
(2) Xác định vai trò của người chủ doanh nghiệp và nhà quản lý cấp cao trong công cuộc kiến tạo mạng lưới quan hệ với các bên liên quan để góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thêm một lần nữa khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Đồng thời, chỉ ra sự cần thiết của việc kiểm định mối quan hệ tương tác này.
(3) Khẳng định mô hình lý thuyết là phù hợp bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn các DNNVV tại thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tổng kết lại, luận văn sử dụng các khái niệm nghiên cứu là mạng lưới quan hệ (quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh) và kết quả hoạt động của DNNVV. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức. Trong đó, thang đo mạng lưới quan hệ của DNNVV sử dụng 5 mức: (1) Rất ít; (2) Ít; (3) Vừa phải; (4) Rộng; (5) Rất rộng. Và thang đo kết quả hoạt động của
DNNVV sử dụng 5 mức: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung các khái niệm nghiên cứu cho thang đo từ nhũng góp ý của các chuyên gia.