THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 74)

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và sự hình thành các mối quan hệ để kết nối với nguồn lực bên ngoài, từ đó đổi mới mô hình doanh nghiệp và tạo ra một kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả. Cụ thể, trong nghiên cứu của Châu Kiến Phong (2015) đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại thành phố Cần Thơ. Tất cả các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp tổng vốn, tổng lao động, trình độ chủ DN, giới tính chủ DN, tuổi DN, kinh nghiệm chủ DN, qui mô DN, loại hình DN, chính sách hỗ trợ... đều có tác động cùng chiều (+) đến kết hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bằng biến phụ thuộc ROS. Còn trong nghiên cứu của Guo & cộng sự (2013) cho thấy các kỹ năng nhà quản lý hàng đầu (kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh) và vốn xã hội (mối quan hệ quản lý) đều có liên quan tích cực đến đổi mới mô hình kinh doanh. Đến nghiên cứu Anwar & Shah (2018) chỉ ra hơn 50% các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại vì những lý do: tính mới mẻ, thiếu nguồn lực và quy mô nhỏ. Nên để khắc phục điều này thì cần xây dựng sự kết nối với các cơ quan bên ngoài, các tổ chức tài chính và các quan chức chính phủ để có thể giúp trao đổi kiến thức và nguồn lực. Đây cũng chính là xây dựng mạng lưới quan hệ của chính doanh nghiệp để tạo ra một đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả nhằm tồn tại trong một thị trường đầy biến động. Và rồi, trong nghiên cứu của Peng & Luo (2016) các tác giả cũng đưa ra lập luận mật thiết về mối quan hệ vi mô giữa các nhà quản lý với các giám đốc điều hành của các công ty khác (người mua hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh) và với các quan chức chính phủ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động (ROA và thị phần) của tổ chức ở cấp vĩ mô. Mối liên kết vi mô - vĩ mô này chỉ ra mức độ khác nhau giữa các công ty là do: (1) loại hình sở hữu khác nhau, (2) lĩnh vực kinh doanh, (3) quy mô và (4) tỷ lệ tăng trưởng theo ngành. Đồng thời trong nghiên cứu của Lin & Lin (2016) DNNVV phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố bên ngoài và hợp tác với các đối tác để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Động lực hình thành mạng lưới quan hệ này đó là: chia sẻ kiến thức, tăng tốc đổi mới, giảm chi phí giao dịch, đạt được danh tiếng tốt hơn và tạo ra cơ hội thị trường mới. Kết quả

chia những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới quan hệ ra thành 2 chiều: nội dung mạng lưới (gồm 15 biến: tiếp xúc với các ngành công nghiệp khác, tần suất của sự tương tác, thời hạn hợp đồng, kết nối mạng, danh tiếng DN, mức độ của mạng lưới, dễ dàng vào thị trường, dễ dàng tạo ra thị trường mới thông qua mang lưới, phương pháp chia sẻ kiến thức, chia sẻ thông tin trong bầu không khí thoải mái, chia sẻ kiến thức điều hành, tốc độ tiếp thu kiến thức bên ngoài, nâng cấp sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, kết quả kinh doanh, giá trị riêng) và mạng lưới quan hệ (gồm 4 loại: mạng lưới quan hệ kiểu dài hạn, mạng lưới quan hệ kiểu ngắn hạn, mạng lưới quan hệ kiểu dự án và mạng lưới quan hệ kiểu nhóm). Kết quả cũng cho thấy mạng lưới quan hệ khác nhau thì có mức ảnh độ ảnh hưởng khác nhau lên kết quả hoạt động kinh doanh. Trong nghiên cứu của Ju & cộng sự (2019) tác giả đã dựa trên lý thuyết vốn xã hội và nguồn lực để khám phá tác động và cơ chế của mạng lưới quan hệ đối với hoạt động kinh doanh. Các khía cạnh khác nhau của mạng lưới quan hệ: mối quan hệ gia đình, cộng đồng và chính trị có liên quan đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính mối quan liên kết này sẽ thúc đẩy việc đổi mới mô hình kinh doanh trong các doanh nghiệp và từ đó tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Điều này được khẳng định rõ nét hơn trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi (2020) với bài báo “Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam”. Kết quả cho thấy mối liên kết chặt chẽ và thuận chiều của 5 yếu tố: Quan hệ với Cán bộ chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh, đổi mới mô hình kinh doanh (BMI) và tính năng động của thị trường.

Như vậy các thành phần của mô hình nghiên cứu ban đầu xây dựng gồm mạng lưới quan hệ chính phủ, mạng lưới quan hệ xã hội và mạng lưới quan hệ với đối tác thật sự có tác động đến sự kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cụ thể là DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu này cũng khá phù hợp với những thông tin thu thập được từ những cuộc phỏng vấn với các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)