( ĐVT lương: đồng)
STT Họ và tên
Quỹ TL đơn giá năm 2020 (trừ PC kiêm nhiệm) Số tiền phân phối Thu 1% quỹ CSXH Thực lĩnh(đồng) A B 1 2 3=2*1% 4=2-3 1 Trần Văn Hiếu 122 520 700 21 484 200 214 800 21 269 400 2 Đinh Anh Tuấn 165 000 000 28 933 200 289 300 28 643 900 3 Đinh Văn Chiến 135 000 000 23 672 600 236 700 23 435 900 4 Đoàn Văn Trưởng 120 000 000 21 042 300 210 400 20 831 900 5 Phạm Ngọc Anh 134 562 400 23 595 900 236 000 23 359 900 6 Đặng Mạnh Hùng 142 671 700 25 017 900 250 200 24 767 700 7 Đỗ Văn Đảm 131 232 400 23 011 900 230 100 22 781 800 8 Đinh Văn Khang 105 000 000 18 412 000 184 100 18 227 900 9 Phạm Ngọc
Quang 135 000 000 23 672 600 236 700 23 435 900 10 Phạm Quang Huy 111 851 900 19 613 500 196 100 19 417 400 11 Vũ Văn Long 122 859 700 21 543 800 215 400 21 328 400
53
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của NLĐ về chế độ khen thưởng
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Mức độ hài lòng của NLĐ với công tác khen thưởng Rất
hài lòng Hài lòng Vừa
phải hài lòng Không
Rất không
hài lòng Tổng
Công tác đánh giá khen thưởng kịp thời Người 23 76 59 2 0 160 Tỷ lệ % 14,375 47,5 36,875 1,25 0 100 Chính sách khen thưởng có tác dụng khuyến khích cao Người 24 78 56 1 1 160 Tỷ lệ % 15 48,75 35 0,625 0,625 100 Tiêu thức xét khen thưởng rõ
ràng, hợp lý, công bằng
Người 26 69 60 3 2 160 Tỷ lệ % 16,25 43,125 37,5 1,875 1,25 100 (Nguồn: Khảo sát của tác giả về hoạt động tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Viễn Thông)
Hình 2.6: Mức độ hài lòng của NLĐ với công tác khen thưởng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Bảng 2.10 )
- Cứ 6 tháng hội đồng lương của Viễn Thông sẽ xem xét để đánh giá điều chỉnh hệ số chức danh 3P của các cá nhân trong tờn Viễn Thông dựa trên các tiêu chí: độ hài lòng khách , chất lượng Gpon, duy trì thuê bao,điểm BSC hàng tháng ,
54 Bảng 2.12 Bảng hệ số 3P được đánh giá từ mức 1 đến mức 6 STT Chức vụ Hệ số điểm (3P) Mức(M1-M6) 1 Giám đốc 1301-1421 2 Phó Giám đốc 1181-1300 3 Kế toán trưởng 1061-1180 4 Trưởng phòng, các Giám đốc trung tâm, huyện,
thành phố
941-1060
5 Phó phòng 821-940
6 Tổ trưởng 701-820
7 Chuyên viên phòng ban 581-700 8 Nhân IT huyện, thành phố 461-580 9 Nhân viễn kỹ thuật 321-460 10 Lái xe, vệ sinh, bảo vệ 200-320
(Nguồn: lấy từ phòng tổ chức Viễn Thông Ninh Bình 2021) Theo Câu 2 của Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) tác giả thu được kết quả như Bảng 2.10 và hình 2.6. Ta thấy chế độ khen thưởng tại Viễn thông có tác dụng khuyến khích, kịp thời và tiêu thức khen thưởng rõ ràng hợp lý được NLĐ cảm thấy hài lòng và rất hài lòng chiếm tỷ lệ trên 59%, mức độ vừa phải từ 35% đến 37,5%, không hài lòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,625 đến 1,875%. Như vậy, về việc thi đua khen thưởng hàng năm giúp tạo cơ hội cho NLĐ Viễn Thông phấn đấu và rèn luyện để hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực bản thân. Tuy nhiên còn một số NLĐ 1,875 % cảm thấy chưa thực sự hài lòng về công tác khen thưởng, bình xét còn mang tính hình thức, theo từng năm bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người đánh giá do các đối tượng đồng đều nhau về mọi mặt nên để chọn đúng người cũng là một việc rất khó đối với người quản lý. Chế độ khen thưởng kịp thời, đúng lúc đúng đối tượng công bằng cũng là nhân tố thúc đẩy tạo động lực tại Viễn Thông
2.2.3.3 Phúc lợi
Quỹ phúc lợi của Viễn Thông được phân phối hàng năm theo quy chế và theo thành tích của Viễn Thông. Về phúc lợi bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Viễn Thông thực hiện đúng theo quy định của nhà nước trừ vào tiền lương hàng tháng của NLĐ. Việc quản lý sử dụng quỹ phúc lợi thực hiện theo quy định của Viễn Thông và phù hợp với thực tế của Viễn Thông. Được sử dụng vào các việc sau: Đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi như sân cầu lông, sân bóng chuyền, phòng truyền thống, các công
55
trình phục vụ đời sống của CBCNV; Hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ hướng tới các ngày kỷ niệm của ngành Bưu điện 15 tháng 8, nhằm giao lưu học hỏi tăng tinh thần đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm của NLĐ, tạo động lực góp phần đưa hoạt động của Viễn Thông đi vào nề nếp và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mỗi cá nhân. Giáo dục tuyên truyền hỗ trợ hoạt động công đoàn.
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ:
+ Tết Dương lịch: được nghỉ 01 ngày (01 tháng 01 Dương lịch) + Tết Âm lịch: 05 ngày
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (30 tháng 4 Dương lịch) + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (01 tháng 5 Dương lịch) + Ngày Quốc khánh: 01 ngày (02 tháng 9 Dương lịch) + Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (10 tháng 3 Âm lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Đồng thời, mức chi phúc lợi cho những ngày này được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Viễn Thông.
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày + Con kết hôn: nghỉ 01 ngày
+ Bố mẹ (tứ thân phụ mẫu) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày
Mức chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ được quy định chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.
Ngoài ra có thể sử dụng để tổ chức cho CBCNV tham quan nghỉ mát điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Viễn thông , phân chia từng đơn vị thành từng đợt tại Cửa Lò, Sầm Sơn… , giao lưu học tập, thưởng khuyến khích con CBCNV có thành tích cao trong học tập , Tổ chức thăm quan, động viên chị em phụ nữ nhân ngày 8/3, 20/10. Tổ chức Tết trung thu cho con em CBCNV. Ngày lễ, tết, hiếu hỷ, sinh nhật, thăm hỏi ốm đau được công đoàn đứng ra chăm lo thăm hỏi động viên chu đáo kịp thời, trợ cấp đột xuất khó khăn và hỗ trợ CBCNV khi về nghỉ
56
hưu. Hỗ trợ các hoạt động nhân đạo xã hội từ thiện khi có các phong trào kêu gọi hỗ trợ vì cộng đồng.
Bảng 2.13: Chi quỹ phúc lợi cho ngày lễ trong năm
Chi tiền các ngày lễ lớn Số tiền
Tết Dương lịch 500.000đ/người
Tết Âm lịch 2.000.000đ/người
Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) 200.000đ/Lao động nữ
Ngày lễ 30/4 và 1/5 500.000đ/ người
Nghỉ mát 3.000.000đ/người
Ngày quốc tế thiếu nhi , rằm trung thu 100.000 đ/1 cháu
Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) 200.000đ/Lao động nữ
Ngày thành lập ngành 15/8 2.000.000đ/người
Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12) 500.000đ/cựu chiến binh
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán năm 2021)
Quỹ phúc lợi được quản lý tại phòng TCKT và do Giám đốc quyết định mức chi cho các mục trên và theo đề xuất của các bộ phận chức năng và Ban chấp hành công đoàn sau khi có sự bàn bạc, thống nhất.
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của NLĐ về chế độ phúc lợi
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Mức độ hài lòng của NLĐ với chế độ phúc lợi
Rất hài lòng
Hài
lòng Vừa phải Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng Được đóng BHXH, BHYT đầy đủ Người 75 63 15 3 4 160 Tỷ lệ % 46,875 39,375 9,375 1,875 2,5 100 Được hưởng các chế độ
phúc lợi theo quy định
Người 63 71 19 4 3 160
Tỷ lệ
% 39,375 44,375 11,875 2,5 1,875 100
(Nguồn: Khảo sát của tác giả về hoạt động tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Viễn Thông)
57
Hình 2.7: Mức độ hài lòng của NLĐ với chế độ phúc lợi
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Bảng 2.13 )
Theo Câu 2 của Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) tác giả thu được kết quả như Bảng 2.13 và hình 2.7. Cơ quan đã thấy được tầm quan trọng của phúc lợi. Vì vậy công tác phúc lợi cho NLĐ đã được quan tâm chu đáo, điều đó cho thấy sự hoạt động tích cực của công đoàn Ban. Thông qua bảng hỏi cho thấy NLĐ rất hài lòng và mức độ rất hài lòng và hài lòng chiếm tỷ lệ cao trên 80 % với chế độ phúc lợi của Ban, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ phúc lợi khác theo quy định. Tuy nhiên cũng có một số NLĐ chưa thực sự hài lòng chiếm tỷ lệ nhỏ. Con số này là do họ không mấy quan tâm đến chính sách này, họ cho rằng những chính sách phúc lợi này tất yếu họ được hưởng. Phúc lợi của NLĐ tại Viễn thông được chi trả theo quy định của nhà nước, của Viễn Thông nên NLĐ cũng phải "chấp nhận" và NLĐ quen với những chế độ phúc lợi này. Điều này làm cho NLĐ không tăng sự bất mãn, chứ không ảnh hưởng tới động lực làm việc. Quỹ phúc lợi thường nhỏ vì vậy không thỏa mãn được nhu cầu vật chất chưa thực sự quan tâm thu hút NLĐ. Cơ quan nên thực hiện tốt hơn nữa và tránh sự lãng phí.
2.2.4 Thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên qua các công cụ phi tài chính của Viễn Thông Ninh Bình các công cụ phi tài chính của Viễn Thông Ninh Bình
2.2.4.1. Thực trạng tình hình phân tích công việc và phân công bố trí công việc :
78
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
TẠI VIỄN THÔNG NINH BÌNH
* Giới thiệu chương
Chương này đưa ra định hướng, chiến lược phát triển của Viễn Thông Ninh Bình trong thời gian tới. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá về tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viễn Thông Ninh Bình trong thời gian qua, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viễn Thông Ninh Bình.
Nội dung chương này dự kiến sẽ có các nội dung chính sau:
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển NNL của Viễn Thông Ninh Bình Viễn Thông Ninh Bình
3.1.1 Định hướng về phát triển kinh doanh
Định hướng phát triển của Viễn Thông Ninh Bình trong giai đoạn 2021 – 2025 với phương châm như sau:
“Đổi mới, bán hàng, chính sách, phát triển các dịch vụ chiến lược,chăm sóc khách hàng, truyền thông quảng bá, phấn đấu trở thành nhà mạng số 1 tại Ninh Bình”.
* Phương thức bán hàng:
- Đổi mới phương thức bán hàng theo hướng: Xây dựng hoàn thiện kịch bản trước khi tiếp cận khách hàng để tư vấn và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Thực hiện nhóm dịch vụ phân theo đối tượng khách hàng.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kênh bán hàng, điểm bán đa dịch vụ để đưa dịch vụ của VNPT gần với khách hàng hơn. Hoàn thiện kênh bán hàng để phát triển được đa dịch vụ trên mỗi kênh. Tập trung kinh doanh các dịch vụ chiến lược: Data, dịch vụ số doanh nghiệp, dịch vụ số cá nhân, đồng thời duy trì, gia tăng các dịch vụ cốt lõi, thâm canh tăng ARPU trên tập khách hàng hiện hữu.
* Định hướng chính sách:
+ Tập trung nguồn lực, triển khai các giải pháp bán hàng theo nhóm các dịch vụ chiến lược của Tập đoàn.
+ Tập trung vào các chương trình trọng điểm theo định hướng của Tập đoàn và Tổng công ty.
79
+ Phát triển hệ sinh thái số nhằm gia tăng tiện ích và tăng tính tương tác của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ của VNPT.
Xây dựng các chính sách kinh doanh và kịch bản bán hàng theo từng chương trình bán hàng; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, phân tập khách hàng; Thu thập thông tin khách hàng, phân tích đánh giá tình hình đối thủ cạnh tranh để phục vụ cho công tác xây dựng chính sách kinh doanh, phát triển thị phần; Triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ bán hàng, đặc biệt là phát triển các Dịch vụ/Gói cước mới, các dịch vụ CNTT, dịch vụ GTGT
* Kinh doanh các dịch vụ chiến lược:
- Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ CNTT khối chính quyền kết hợp với cung cấp dịch vụ Viễn thông (đường truyền số liệu chuyên dùng).
-Tập trung triển khai dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Triển khai các đường Internet tốc độ cao và Internet trực tiếp cho khối khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp lớn tại các KCN.
- Triển khai các dịch vụ VT-CNTT cho khối ngành đặc thù: Điện lực, Xi măng, Ngân hàng ...
- Phối hợp với Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp để hoàn thành dịch vụ Du lịch thông minh và triển khai Nông nghiệp thông minh cho các Hợp tác xã.
* Công tác chăm sóc khách hàng:
+ Tiếp tục triển khai chương trình B2A sâu rộng hơn nữa trên toàn tỉnh theo hướng dẫn của Tập đoàn, Tổng công ty, Trưởng đại diện thông qua chương trình ”B2A - Đồng tâm- Hợp lực - Bứt phá” cho cả hai khối khách hàng: Cá nhân, hộ gia đình và khách hàng tổ chức, doanh nghiệp, với mục tiêu mỗi khách hàng phải được chăm sóc hàng năm. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin định kỳ để đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, hướng tới nâng cao trải nghiệm của khách hàng với các dịch vụ của VNPT. Phấn đấu 20% phiếu thu thập có sản lượng mới.
+ Triển khai chương trình rada phòng thủ để giữ khách hàng, đồng thời triển khai chương trình chăm sóc khách hàng có nguy cơ rời mạng hàng tháng.
80
* Công tác truyền thông, quảng cáo: Tiếp tục truyền thông theo định
hướng VNPT là nhà cung cấp dịch vụ số, tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.
+ Tiếp tục thực hiện tăng cường nhận diện thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tăng cường hình ảnh thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt qua các công cụ tìm kiếm, các trang mạng xã hội. Gắn kết các chương trình truyền thông với các chương trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.
3.1.2 Định hướng về phát triển nguồn nhân lực
+ Thực hiện mô hình các đơn vị theo định hướng của Tập đoàn, sắp xếp tổ chức nhân lực phù hợp, hiệu quả; thực hiện luân chuyển nhân sự quản lý nhằm tăng cường chất lượng, tính thực tiễn của nhân sự quản lý.
+ Sử dụng và luân chuyển lao động theo hiệu quả công việc. Ưu tiên nhân lực trình độ cao và CNTT, dịch chuyển lao động viễn thông sang lao động CNTT. Bố trí nguồn lực phù hợp, quy hoạch và luân chuyển nhân sự hợp lý.
+ Hoàn thiện bộ chỉ tiêu BSC/KPI, đơn giá tiền lương cho đơn vị và cá nhân trên địa bàn đảm bảo thống nhất chung về mục tiêu địa bàn theo định hướng triển khai của Tập đoàn, tạo động lực cho người lao động tích cực hoàn thiện tốt công việc.
+ Hoàn thiện đánh giá người đứng đầu đơn vị theo các chỉ tiêu pháp lệnh về doanh thu – chi phí, hoạt động SXKD địa bàn, các chương trình trọng điểm, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, .
+ Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của NLĐ tại các đơn vị, ưu tiên đào tạo nội bộ trong đơn vị,triển khai ứng dụng “Đào tạo và truyền thông” làm công cụ chính. Khuyến khích lao động nâng cao trình độ theo chuẩn quốc tế.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viễn Thông Ninh Bình. bộ công nhân viên của Viễn Thông Ninh Bình.
3.2.1. Hoàn thiện tạo động lực bằng công cụ tài chính
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp:
Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm của NLĐ trong Viễn Thông Ninh Bình bên cạnh các yếu tố quan trọng khác cơ hội thăng tiến, môi trường làm