Danh tiếng, chất lượng và đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 26 - 28)

Điều kiện thứhai đểCDĐL được bảo hộ là mối liên hệ giữa danh tiếng37, chất

lượng hoặc đặc tính38 của sản phẩm với điều kiện địa lý của khu vực, địa phương,

vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL. Đối với điều kiện này, pháp luật cũng

không có điều khoản quy định cụ thể về mối liên hệ giữa sản phẩm và điều kiện địa lý tương ứng. Do đó, một vấn đề được đặt ra, điều kiện này sẽđược đáp ứng khi có đầy đủ cả ba yếu tố về danh tiếng, chất lượng, đặc tính sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định hay chỉ cần một trong các yếu tố đó. Trên thực tế, không có nhiều quan

điểm mâu thuẫn được đưa ra về vấn đề này. Hầu hết các quan điểm đều cho rằng,

điều kiện thứ hai sẽđược đáp ứng khi chứng minh được danh tiếng, chất lượng hoặc

đặc tính sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định và mối liên hệ giữa sản phẩm với

điều kiện địa lý nêu trên.

Danh tiếng, chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm sẽđược thể hiện cụ thể

thông qua bản mô tả tính chất đặc thù – một trong những tài liệu cần có trong hồsơ

đăng ký CDĐL39. Theo quy định tại điểm a mục 43.4 Thông tư số 01/2007/TT-

BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị

định số 103/2006/NĐ-CP40 (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)”, bản mô tả tính

36 Tính đến ngày 31/10/2019, trong số 70 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, số lượng hàng nông sản chiếm gần 93%, còn lại là các mặt hàng khác. Xem thêm “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể”, http://ipvietnam.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ /asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/thuc- trang-trong-xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-chi-dan-ia-ly-nhan-hieu-chung-nhan-va-nhan-hieu-tap-the, truy cập ngày 31/5/2021.

37 Khoản 1 Điều 81 Luật SHTT quy định: “Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết

đến và lựa chọn sản phẩm đó.

38 Khoản 2 Điều 81 Luật SHTT quy định: “Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác

định bằng một hoặc một số chỉtiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khảnăng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

39 Điểm c Khoản 1 Điều 106 Luật SHTT.

chất đặc thù của sản phẩm phải đề cập đến những thông tin chính sau: (i) liệt kê được

tính chất hoặc chất lượng đặc thù của sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định; (ii)

danh tiếng của sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định; (iii) điều kiện địa lý tạo nên

tính chất hoặc chất lượng, danh tiếng sản phẩm mang CDĐL; (iv) mối quan hệ giữa

các yếu tố trên; (v) thông tin vềcơ chế tự kiểm tra các tính chất hoặc chất lượng đặc

thù của sản phẩm. Trong những thông tin trên, điều kiện địa lý là yếu tốđóng vai trò

quan trọng, gồm những yếu tố tự nhiên và yếu tố về con người quyết định đến danh

tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL. Yếu tố tự nhiên là sự tổng hòa

của các yếu tố về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, sông ngòi và các yếu tố tự nhiên

khác. Yếu tố về mặt con người là những kỹnăng, kỹ xảo và quy trình sản xuất truyền

thống của người dân tại nơi sản xuất sản phẩm mang CDĐL41.

Ví dụ về chỉ dẫn địa lý số 00030 cho sản phẩm “Nho Ninh Thuận” theo Quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định số 194/QĐ-SHTT do Cục trưởng Cục SHTT ký ngày 07/02/2020. Nho Ninh

Thuận được người tiêu dùng biết đến với những tính chất, chất lượng đặc thù riêng

biệt so với các loại nho khác trên thịtrường. Nho Ninh Thuận được biết đến với dạng

hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Những

tính chất, chất lượng đặc thù này đều do điều kiện địa lý ở Ninh Thuận mang lại. Về

yếu tố tự nhiên, Ninh Thuận là một vùng đất nhiều nắng, nhiều gió, ít mưa, địa hình

khô cằn phù hợp cho cây nho thân gỗ phát triển. Vùng trồng nho Ninh Thuận được

bao bọc xung quanh bởi núi và biển; lượng mưa ở Ninh Thuận được đánh giá thấp

nhất cả nước, phân bổ theo từng tháng phù hợp với từng giai đoạn và thời kỳ sinh

1. Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 9 năm 2010.

2. Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2011.

3. Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2013.

4. Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2012, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

trưởng của cây nho; nhiệt độtrung bình năm giao động từ27 đến 300C, thuận lợi cho quá trình tích nước và đường trong quả nho. Với những điều kiện khắc nghiệt như

vậy, vùng trồng nho Ninh Thuận sẽ tạo ra những quả nho đặc trưng so với các loại

nho đến từ các vùng đất khác. Bên cạnh yếu tố tự nhiên, yếu tố về mặt con người cũng có tác động rất lớn đến sản phẩm nho ở Ninh Thuận. Đó chính là kỹnăng, kỹ

xảo của con người Ninh Thuận và cả quy trình sản xuất truyền thống ởnơi đây. Trước

khi ra được thành phẩm, người dân Ninh Thuận phải trải qua giai đoạn chọn lựa

giống, làm giàn bằng dây thép cao, cắt tỉa ngọn sao cho ngọn khỏe nhất leo lên giàn

cho đến giai đoạn cắt tỉa cành đúng thời điểm. Thu hoạch nho cũng cần tuân theo

trình tự, khi thu hoạch, người Ninh Thuận dùng kéo cắt cuống chùm, đặt nho vào giỏ

nhựa có lót giấy mềm, tiếp đến xửlý trong rượu etanol 35% với nhiệt độ 480C trong

một phút và làm lạnh ngay bằng nước sạch, để khô, sau đó được đặt trong các thùng

có tráng lớp paraffin hoặc được bao phủ bằng một lớp nylon mỏng để trên đĩa bằng

xốp42.

Mặc dù pháp luật không có những quy định cụ thể về mối liên hệ giữa danh

tiếng, chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm với điều kiện địa lý, tuy nhiên tác giảcũng

đồng quan điểm khi cho rằng điều kiện thứ hai sẽđược đáp ứng khi chứng minh được

hai trong ba yếu tố (danh tiếng và chất lượng hoặc danh tiếng và đặc tính sản phẩm)

do điều kiện địa lý quyết định và tồn tại mối liên hệ giữa các yếu tố trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 26 - 28)