Các trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 28 - 31)

Bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện chung để được bảo hộ, các CDĐL

không được thuộc một trong các trường hợp không được bảo hộ theo quy định của pháp luật43.

Một là, tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận

thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam. Tên gọi chung của

hàng hóa là tên gọi được người tiêu dùng nhận biết và sử dụng cho việc gọi tên một

loại sản phẩm cụ thể44. Có thể hiểu, khảnăng chỉ dẫn cũng như phân biệt nguồn gốc

sản phẩm sẽkhông được đảm bảo khi CDĐL trở thành tên gọi chung của hàng hóa.

42 “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản phẩm nho”, https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/6225/bao-ho- chi-dan-dia-ly-ninh-thuan-cho-san-pham-nho.aspx, truy cập ngày 03/5/2021.

43 Điều 80 Luật SHTT.

44 Daniele Giovannucci, Tim Josling, William Kerr, Bernard O’Connor, May T. Yeung (2009), Guide to Geographical indications – Linking products and their origins, International Trade Centre, page 113.

Lúc này, thay vì chỉ ra nguồn gốc địa lý của sản phẩm, CDĐL được sử dụng để chỉ một loại sản phẩm. Rượu “Champagne” là một ví dụđiển hình cho trường hợp này.

Tại Pháp, Champagne vốn là tên gọi của một vùng sản xuất rượu vang lâu đời. Ở Việt

Nam, tên gọi “Champagne” đã được người tiêu dùng sử dụng như một tên gọi chung

của loại rượu sâm-panh (vang sủi bọt). Do đó, chỉ dẫn địa lý “Champagne” của Pháp

cho sản phẩm rượu không được bảo hộ tại Việt Nam45. Như vậy, khi CDĐL đã trở

thành tên gọi chung được người tiêu dùng biết đến rộng rãi thì CDĐL không thểđược

bảo hộtheo quy định của pháp luật.

Hai là, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng. Một sản phẩm mang CDĐL của nước ngoài muốn được bảo hộ tại Việt Nam trước hết phải được bảo hộ

tại chính quốc gia đó. Ngoài ra, CDĐL phải còn trong thời hạn bảo hộ và được sử

dụng theo quy định của quốc gia mà sản phẩm mang CDĐL. Bởi lẽ, CDĐL phải thể hiện được nguồn gốc của sản phẩm và mối liên hệ giữa các yếu tốtheo quy định pháp

luật. Việc CDĐL của nước ngoài đã và đang được bảo hộ, sử dụng tại nước ngoài là

một trong những minh chứng đảm bảo tính trung thực về nguồn gốc và mối liên hệ

giữa các yếu tố nêu trên. Chỉ dẫn địa lý “Cognac” cho sản phẩm rượu mạnh của Pháp46 đã được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL tại Việt Nam vào năm 2002. Trước khi được bảo hộ tại Việt Nam, năm 1968, CDĐL “Cognac” đã đăng ký và được bảo hộdưới tên gọi xuất xứ hàng hóa tại Pháp với sốđơn AO 34347. Theo quy định này, nếu CDĐL của nước ngoài chưa được đăng ký bảo hộ hoặc đã bị chấm dứt hiệu lực hoặc không còn được sử dụng tại quốc gia đó thì CDĐL sẽ không đáp ứng điều kiện được bảo hộ tại Việt Nam.

Ba là, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khảnăng gây nhầm

45 Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được phép sử dụng tên gọi “Champagne” hay “sâm-panh” trong vòng 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Sau đó, các doanh nghiệp phải sử dụng tên gọi khác cho các sản phẩm vang sủi bọt trên thị trường Việt Nam. Xem thêm “Cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA: Doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị”, https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/evfta-dat-ra-tieu-chuan-moi-trong-bao-ho-va-thuc-thi-quyen-

shtt/20190829085840183p1c785.htm, truy cập ngày 04/5/2021.

46 Rượu Cognac là sản phẩm mang CDĐL của nước ngoài đầu tiên được bảo hộ tại Việt Nam.

47 Xem thêm “A0 343 – COGNAC”, https://www.wipo.int/cgi-lis/ifetch5?ENG+LISBON+17-00+21666784- KEY+256+0+343+F-ENG+1+7+1+25+SEP-0/HITNUM,NO,APP-ENG,COO+Cognac+, truy cập ngày 04/5/2021.

lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Chẳng hạn như nhãn hiệu MONT BLANC được đăng ký cho một hãng sản xuất bút máy nổi tiếng, nhưng cũng đồng thời là tên một ngọn núi tại Thụy Sĩ48. Sau khi được bảo hộ, nhãn hiệu MONT

BLANC sẽ là yếu tố phân biệt giữa hàng hóa của công ty sản xuất bút máy trên với

hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác. Nếu MONT BLANC tiếp tục được

đăng ký bảo hộdưới hình thức CDĐL thì người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn giữa nguồn

gốc của các sản phẩm trên thực tế. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu

dùng, tránh sự nhầm lẫn về nguồn gốc của các sản phẩm, CDĐL sẽkhông được bảo

hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo

đơn đăng ký nhãn hiệu trước đó.

Bốn là, chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa

lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Chức năng chính của CDĐL là thể hiện

nguồn gốc sản phẩm, cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng, từđó dễ dàng

lựa chọn trong số các sản phẩm cùng loại trên thị trường. CDĐL gây hiểu sai lệch

cho người tiêu dùng có thể hiểu là CDĐL đăng ký bảo hộ không thể phân biệt được

với những CDĐL khác đã được người tiêu dùng biết đến. Lúc này, chức năng chính

của CDĐL không còn được đảm bảo, thông tin về nguồn gốc sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng không còn chính xác. Chẳng hạn như CDĐL “Quảng Ninh” đã được cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm con ngán theo quyết định số723/QĐ-SHTT ngày 19/03/2014. Trong trường hợp ngư dân ở vùng biển thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cùng đăng ký bảo hộCDĐL “Quảng Ninh” cho sản phẩm con ngán thì một vấn đềđược đặt ra. Người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn giữa nguồn gốc địa lý

của tỉnh Quảng Ninh và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho cùng một loại sản

phẩm trên thực tế. Do đó, khi CDĐL gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn

gốc địa lý của sản phẩm sẽkhông đáp ứng được điều kiện bảo hộtheo quy định của pháp luật.

Trong những điều kiện để một CDĐL được bảo hộ, tác giả cho rằng điều kiện

thứ hai về mối liên hệ giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm với điều

kiện địa lý tương ứng với CDĐL là điều kiện quan trọng nhất và cũng là điều kiện

không dễdàng đáp ứng trên thực tế. Bởi lẽ, đểđiều kiện này được thỏa mãn phải đáp

ứng được bộtiêu chí đánh giá về danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm.

Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá các tiêu chí có liên quan đến CDĐL mất khá

nhiều thời gian và công sức. Không chỉ dừng lại ở việc xác định các chỉ tiêu định

tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, sinh học mà còn phải kiểm tra

những chỉ tiêu đó bằng các phương pháp kỹ thuật, phương pháp chuyên gia. Đồng

thời, chứng minh được mối liên hệ giữa các yếu tố trên với điều kiện địa lý tương ứng

với CDĐL. Trong khi những quy định về các biểu mẫu, chỉtiêu đánh giá, tiêu chí xác định… được quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN lại không được rõ ràng.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng không phải mọi trường hợp đăng ký đều được bảo

hộdưới danh nghĩa CDĐL. Bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện chung, CDĐL

phải không thuộc những trường hợp không được bảo hộtheo quy định của pháp luật.

Những điều kiện do pháp luật quy định sẽ là nền tảng, tiền đề giúp các chủ thể có quyền đăng ký nghiên cứu, tìm hiểu và đáp ứng để CDĐL có thể được bảo hộ trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)