Bài học kinh nghiệm từ pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 49 - 53)

Nhìn từgóc độ thực tiễn, ngày 12 tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên sản phẩm của

Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những thị

trường xuất khẩu lớn của Việt Nam103, tuy nhiên, đây cũng là thị trường “khó tính”

với những yêu cầu hết sức khắt khe. Để sản phẩm Việt Nam được bảo hộ với danh

nghĩa CDĐL tại Nhật Bản là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng từ phía cơ quan nhà

nước, chính quyền địa phương cho đến những doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh

101 Đặng Công Nhật Thuận (2018), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, tr. 21.

102 Nguyễn Thị Thu Trang, tlđd (98), tr.22.

103 “Kết nối kinh tế Việt Nam và Nhật Bản”, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4554/ket-noi-kinh-te-viet-nam-va-nhat- ban.aspx, truy cập ngày 11/6/2021.

sản phẩm. Trước hết, tác giả sẽ trình bày một cách khái quát khung pháp luật của Nhật Bản về bảo hộ CDĐL. Vấn đề bảo hộ CDĐL được Nhật Bản quy định trong

Luật Bảo hộ tên các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm cụ

thểđược thông qua vào ngày 25/6/2014 và có hiệu lực vào ngày 01/6/2015104(“Luật

số 84/2014”). Trước đây, CDĐL tại Nhật Bản được bảo hộ thông qua hệ thống nhãn

hiệu tập thể theo mô hình của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau khi bị khủng hoảng liên tục

đối với nền nông sản, nhận thức được sự thành công của hệ thống CDĐL tại EU,

Chính phủ Nhật Bản đã xem xét đến việc ban hành một đạo luật mới. Trong bối cảnh

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản trở lại nắm quyền, Nhật Bản bắt đầu đàm phán Hiệp

định Thương mại tự do EU – Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã giao cho Bộ Nông nghiệp,

Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (“MAFF”) tiến hành soạn thảo một dự luật mới

dựa trên hệ thống CDĐL của EU. Cuối cùng, ngày 01/6/2015, Luật số84/2014 cũng

chính thức có hiệu lực105. Tính tới thời điểm hiện tại, Luật số 84/2014 mới được thực

thi gần sáu năm nhưng sốlượng CDĐL được bảo hộ tại Nhật Bản đã đạt tới 109 sản

phẩm106.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật số 84/2014, các sản phẩm được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL bao gồm: (i) sản phẩm nông, lâm, thủy sản; (ii) thực phẩm và đồ uống; (iii) sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, để được đăng ký bảo hộ, các sản phẩm trên phải thỏa mãn các điều kiện được quy

định tại khoản 2 Điều 2 Luật này. Theo đó, sản phẩm mang CDĐL phải được sản

xuất tại một địa điểm, khu vực hoặc quốc gia cụ thể và chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm phải do điều kiện địa lý tại nơi sản xuất quyết định. Nếu không xét đến phạm vi các sản phẩm được bảo hộthì điều kiện bảo hộ tại Nhật Bản nhìn chung cũng tương tự như điều kiện bảo hộ tại Việt Nam. Sản phẩm mang CDĐL phải có nguồn gốc địa lý cụ thể và thể hiện được mối liên hệ giữa danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm với yếu tốđịa lý tương ứng. Sau khi thỏa mãn các điều kiện được bảo hộ, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký107đến MAFF.

104 Act on Protection of Names of Specific Agricultural, Forestry and Fishery Products and Foodstuffs. 105 Kae Sekine, Alessandro Bonanno, “Geographical Indication and Resistance in Global Agri-Food: The case of Miso in Japan”, Resistance to the Neoliberal Agri-Food Regime, Routledge, 2018, page 5.

106 “Information on Registered Gis”, https://www.maff.go.jp/e/policies/intel/gi_act/register.html, truy cập ngày 11/6/2021.

107 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp đến Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 7 Luật số 84/2014. Theo đó, đơn đăng ký phải nêu rõ các thông tin sau: (i) tên và địa chỉ của tổ chức những nhà sản xuất và người đại diện; (ii) phân loại nhóm các sản phẩm; (iii) tên của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; (iv) nơi sản xuất của sản phẩm; (v) phương thức sản

Sau khi nhận được đơn đăng ký, MAFF sẽ thông báo công khai các thông tin liên quan đến CDĐL yêu cầu đăng ký bảo hộ108. Trong khoảng thời gian ba tháng kể từ

ngày công bố thông tin, bất kỳai cũng được quyền đưa ra ý kiến phản đối và gửi đến

MAFF. Trong trường hợp có văn bản phản đối, MAFF sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xem xét khảnăng từ chối đơn đăng ký ban đầu109. Trong trường hợp không có văn bản phản đối hoặc có nhưng không được chấp thuận, CDĐL sẽ được

bảo hộ tại Nhật Bản. MAFF sẽ gửi thông báo đến người nộp đơn về việc đăng ký

thành công và công bố công khai trên trang thông tin của MAFF theo quy định110.

Khác với chủ thể có quyền đăng ký CDĐL tại Việt Nam, ở Nhật Bản, chủ thể có quyền đăng ký là hiệp hội những nhà sản xuất mà thành viên là các chủ thể trực tiếp

hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất111. Quy định này của pháp luật Nhật

Bản có phần tương đồng với pháp luật châu Âu đã được trình bày ở mục 3.1. Hiệp

hội sẽ là tổ chức đại diện, thay mặt cho những nhà sản xuất sản phẩm tiến hành thủ tục đăng ký CDĐL, đảm bảo được lợi ích chung cao nhất của cả tập thể. Bên cạnh

vai trò nộp đơn đăng ký CDĐL, hiệp hội còn có trách nhiệm quản lý và kiểm soát các

quy trình sản xuất sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ. Ít nhất mỗi năm một lần,

kết quả kiểm tra quá trình thực hiện đối với sản phẩm mang CDĐL phải được gửi đến

văn phòng của MAFF. Ngoài ra, MAFF cũng thường xuyên tiến hành một số kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm. Khi một sản phẩm mang CDĐL trải qua nhiều biện

pháp kiểm soát về chất lượng cũng như quy trình, giá trị của sản phẩm ngày càng

được khẳng định, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng dần tăng lên112. Vào năm 2017, bắt nguồn từ chuyến công tác Nhật Bản của Thủtướng Nguyễn

Xuân Phúc, trong Tuyên bố chung, Thủtướng Chính phủ hai nước đã khẳng định sẵn

sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong quá

trình bảo hộ CDĐL113. Kết quả của tiến trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản

được thể hiện thông qua Dựán “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

xuất. Đồng thời đơn đăng ký phải kèm theo những tài liệu bắt buộc như: đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm; quy tắc quản lý quy trình sản xuất.

108 Điều 8 Luật số 84/2014. 109 Điều 9 Luật số 84/2014. 110 Điều 12 Luật số 84/2014.

111 Khoản 5 Điều 2 và khoản 1 Điều 7 Luật số 84/2014.

112 Silvia Galeazzi (2018), Geographical Indications: from tradition to business. The case of Japan and the

graudal loss of terroir’s fundamental, Final Thesis, Ca’Foscari University of venice, page 53.

113 Hoàng Giang, “Vải thiều Lục Ngạn và câu chuyện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản”, http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Vai-thieu-Luc-Ngan-va-cau-chuyen-bao-ho-chi-dan-dia-ly-tai-Nhat-

tại Nhật Bản” thuộc Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020”.

Trong khuôn khổ Dự án, ba sản phẩm là thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma

Thuột và vải thiều Lục Ngạn đã được Cục SHTT lựa chọn đểđăng ký bảo hộ tại Nhật

Bản nhằm quảng bá CDĐL của Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật114. Sau hơn ba năm kể từngày được chọn đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, vào ngày 12/3/2021, CDĐL “Lục Ngạn” cũng được bảo hộ cho sản phẩm vải thiều tại Nhật Bản115. Ở Việt Nam,

vải thiều là sản phẩm đầu tiên được bảo hộCDĐL tại Nhật Bản – một thịtrường khó

tính. Đây là cơ hội để nâng cao danh tiếng, chất lượng sản phẩm và cũng là cơ hội

mở rộng thị trường tiêu thụở nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe trên

thế giới. Tuy nhiên, để đạt được sự bảo hộ đó, cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức sản xuất liên quan đã gặp phải không ít khó khăn, vướng

mắc trên thực tế. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thời gian đăng ký bị

kéo dài là do sự khác biệt về pháp luật bảo hộ CDĐL giữa hai quốc gia, khảnăng vận

hành của tổ chức quản lý còn yếu, đặc biệt, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về

quả vải thiều116. Bên cạnh đó, các yêu cầu của Nhật Bản đối với việc bảo hộCDĐL

vô cùng khắt khe, đòi hỏi phải truy nguyên đến tận gốc các vấn đề117. Yêu cầu quan

trọng nhất cần phải chú ý khi đăng ký bảo hộ CDĐL tại Nhật là phải chứng minh

được sản phẩm mang CDĐL có đặc tính và đặc tính này có được nhờ vào yếu tố tự

nhiên và/hoặc yếu tố con người. Đặc tính sản phẩm phải được các chuyên gia xác

định, kiểm chứng và đảm bảo tính liên tục, ổn định118. Dường như khi đăng ký CDĐL

114 Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, “Dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản” – Thúc đẩy tiềm năng hợp tác Việt Nhật thông qua các sứ giả văn hóa đặc biệt”, https://bit.ly/3vcqFfC, truy cập ngày 12/6/2021.

115 Năm 2008, CDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Kể từ thời điểm được chọn là một trong ba sản phẩm được đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản cho đến ngày 01/3/2019, hồ sơ đăng ký CDĐL “Lục Ngạn” được gấp rút hoàn thiện. Ngày 03/6/2019, Nhật Bản đã ghi nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL của vải thiều Lục Ngạn, cà phê Buôn Ma Thuột và thanh long Bình Thuận. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2020, sản phẩm vải thiều vẫn chưa được chấp thuận bởi những quy định khắt khe từ pháp luật Nhật Bản. Sau một khoảng thời gian gấp rút giải quyết mọi vướng mắc còn tồn đọng, ngày 12/3/2021 Cục Công nghiệp thực phẩm, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã thông báo chính thức về việc vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ CDĐL tại Nhật. Xem thêm, “Con đường bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản”, https://bit.ly/2SlNiRz, truy cập ngày 12/6/2021.

116 Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hiền, “Vải thiều Lục Ngạn: Để “tấm giấy thông hành” phát huy tác dụng”, https://bit.ly/3cFMPjP, truy cập ngày 13/6/2021.

117 Khi đăng ký CDĐL tại các quốc gia khác, chúng ta chỉ cần chuyển hồ sơ để cơ quan SHTT của quốc gia đó đánh giá. Riêng Nhật Bản, cơ quan có thẩm quyền không chỉ tiếp nhận hồ sơ mà còn cử các chuyên gia sang vùng trồng để kiểm tra chất lượng từ đất, cây và toàn bộ quy trình. Xem thêm “Vải Thiều Việt Nam chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản”, https://dangcongsan.vn/khoa-giao/vai-thieu-viet-nam-chinh-thuc- duoc-bao-ho-chi-dan-dia-ly-tai-nhat-ban-577673.html, truy cập ngày 13/6/2021.

118 “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài: kinh nghiệm từ quả vải thiều Lục Ngạn”, https://bit.ly/3ximiBz, truy cập ngày 13/6/2021.

tại Việt Nam, các chủ thể chỉ tập trung vào kỹ thuật canh tác, giống cây trồng, phương

pháp bảo quản mà vô tình quên đi vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm mang

CDĐL. Do đó, chúng ta mất khá nhiều thời gian khi đại diện Nhật Bản đề nghị chứng minh cơ sở khoa học vềđộ ngọt của quả vải và tính liên tục, ổn định của các đặc tính.

Trên thực tế, Cục SHTT đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang,

Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn cũng như các chủ thể có liên quan tập

trung mọi nguồn lực giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và hiệu quả những vấn

đề còn tồn đọng. Sau mọi nỗ lực, cuối cùng, Nhật Bản đã thành lập hội đồng CDĐL

cấp Quốc gia đánh giá hồ sơ đăng ký CDĐL vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam đã đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, việc vải thiều được bảo hộ thành công tại Nhật mới chỉlà bước khởi đầu, hoạt động quản lý CDĐL sau khi được bảo hộ còn là một khó khăn, thách thức lớn. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật Nhật Bản, hiệp

hội các nhà sản xuất phải có trách nhiệm báo cáo tình trạng quản lý cũng như các kết

quả kiểm tra quá trình thực hiện đối với sản phẩm mang CDĐL. Hội Sản xuất và Tiêu

thụ vải thiều Lục Ngạn sẽ là tổ chức phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ

liên quan đến CDĐL Lục Ngạn tại Nhật Bản. Với năng lực hiện tại của Hội, việc

gánh vác trọng trách nêu trên còn là một vấn đề lớn119. Nhìn chung, việc đăng ký bảo

hộCDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều tại Nhật Bản là một thành công lớn và

là niềm tự hào không chỉ của người dân Bắc Giang mà của cả Việt Nam. Mặc dù còn

rất nhiều khó khăn phía trước nhưng kinh nghiệm rút ra từ việc đăng ký bảo hộ vải

thiều Lục Ngạn sẽ là bài học quý giá cho các sản phẩm khác của Việt Nam khi đăng

ký tại Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)