Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 53 - 68)

Trước những bất cập đã nêu trong hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tác giảxin đưa ra một số kiến nghịnhư sau:

Thứ nhất, vềđiều kiện bảo hộđối với chỉ dẫn địa lý. Điều kiện đầu tiên là về nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL. Đó là, “sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL”. Theo như

những nội dung tác giảđã trình bày tại mục 2.1.1, quy định của pháp luật hiện nay đã

dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định nguồn gốc sản phẩm mang

119 “Bài học kinh nghiệm từ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản”, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4429/bai-hoc-kinh-nghiem-tu-viec-bao-ho-chi-dan-dia-ly-cua-vai-thieu-luc-ngan- tai-nhat-ban.aspx, truy cập ngày 13/6/2021.

CDĐL. Với nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình thực thi pháp luật. Theo quan điểm của tác giả, pháp luật về

SHTT cần bổ sung thêm nội dung hướng dẫn vềđiều kiện bảo hộtrên đối với CDĐL.

Cụ thể: “Nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL được đáp ứng khi mọi quy trình sản xuất sản phẩm được diễn ra tại khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL”. Bởi lẽ, thông qua dấu hiệu CDĐL, người tiêu dùng biết được sản

phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ

thể. Và mỗi khu vực địa lý lại có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt góp phần tạo

nên đặc tính, chất lượng của sản phẩm. Những đặc điểm, điều kiện của yếu tốđịa lý

không chỉ có ảnh hưởng từgiai đoạn chuẩn bị nguyên liệu sản xuất mà còn tác động

xuyên suốt đến quá trình chế biến, đóng gói và tạo ra sản phẩm. Khi một trong các

công đoạn của quy trình được thực hiện tại nơi khác thì điều kiện địa lý đã có sự thay đổi nhất định. Dù ít hay nhiều, trải qua một khoảng thời gian đủ dài, sựthay đổi của điều kiện địa lý sẽ dẫn đến sự thay đổi của đặc tính, chất lượng sản phẩm mà chỉ ở địa danh đó mới có. Đề xuất trên có phần cứng nhắc, tuy nhiên, theo quan điểm của

tác giả, đây chỉ là một phần khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu để CDĐL

được bảo hộ. Trên thực tế, quy định pháp luật của các quốc gia về vấn đề bảo hộ CDĐL còn nhiều khó khăn và thử thách hơn nữa. Do đó, đề xuất mà tác giảđưa ra cũng nhằm khẳng định một cách rõ ràng về nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL.

Quy định này có thể được bổ sung tại khoản 1 Điều 79 Luật SHTT về điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ. Nội dung cụ thểnhư sau:

Điều 79. Điều kin chung đối vi ch dẫn địa lý được bo h

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng

lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Nguồn gốc của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được đáp ứng khi mọi quy trình sản xuất sản phẩm được diễn ra tại khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ

dẫn địa lý đó.

Điều kiện thứ hai là về danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm

mang chỉ dẫn địa lý. Đó là, “Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc

đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc

quy định vềcách xác định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm và điều kiện địa lý liên quan đến CDĐL. Đối với điều kiện bảo hộ này, pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể vềcách xác định mối liên hệ giữa sản phẩm mang CDĐL và điều kiện địa lý tương ứng. Theo quan điểm của tác giả, pháp luật về SHTT cần bổsung thêm điều

khoản về mối liên hệ giữa sản phẩm mang CDĐL và điều kiện địa lý tương ứng với

CDĐL đó. Đồng thời, điều khoản bổ sung này phải giải quyết được vấn đề sản phẩm mang CDĐL đáp ứng đồng thời cả ba hay chỉ cần hai trong ba yếu tố về danh tiếng, chất lượng và đặc tính chủ yếu. Đề xuất bổ sung nội dung về mối liên hệ nêu trên là

cần thiết, một mặt khẳng định lại về nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL, mặt khác

thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa sản phẩm cũng như các yếu tố về danh tiếng, chất lượng, đặc tính sản phẩm với khu vực địa lý tương ứng. Trong trường hợp không tồn

tại mối liên hệnêu trên thì CDĐL chỉ còn là tên gọi hoặc thông tin đơn thuần về một

khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc một nước tương ứng –nơi sản phẩm được

sản xuất. Trường hợp này sẽkhông đáp ứng điều kiện để chỉCDĐL được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành, quyền đăng ký CDĐL thuộc vềNhà nước. Tuy nhiên, Nhà

nước không là chủ thể trực tiếp đăng ký mà sẽ cho phép các tổ chức, cá nhân hoặc

đại diện của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL hoặc cơ quan quản

lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện việc đăng ký. Theo quan điểm của

tác giả, từ kinh nghiệm của pháp luật châu Âu cũng như pháp luật Nhật Bản (đã được

trình bày tại mục 3.1 và 3.2), Luật SHTT cần sửa đổi quy định về quyền đăng ký chỉ

dẫn địa lý. Cụ thể: “Tổ chức tập thể đại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp tổ chức tập thểđại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không thểđăng ký được thì cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý có quyền

đăng ký. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

So với quy định của pháp luật hiện hành, đề xuất này đã giảm được tối đa số

lượng chủ thể có quyền đăng ký. Theo đó, tổ chức tập thểđại diện cho các cá nhân,

tổ chức sản xuất sản phẩm là chủ thểđược quyền nộp đơn đăng ký CDĐL. Theo kinh

nghiệm của pháp luật châu Âu, những tổ chức tập thể với các tên gọi như Hiệp hội,

lập, hoạt động theo quy định pháp luật. Khi được thành lập theo nguyện vọng của đa

số thì lợi ích chung cao nhất của tập thể những người sản xuất mới được đảm bảo. Đề

xuất này một mặt nâng cao vai trò, vị thế của các tổ chức tập thể, mặt khác góp phần gia tăng khả năng được bảo hộ đối với CDĐL. Bởi lẽ, để một CDĐL được bảo hộ phải đáp ứng những điều kiện nhất định, đồng thời đơn đăng ký CDĐL phải cung cấp

được những tài liệu, thông tin liên quan đến các tính chất, chất lượng đặc thù và các

yếu tố của điều kiện địa lý. Mà tổ chức tập thể là chủ thể tham gia một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm mang CDĐL. Do đó, hơn ai hết, chủ

thể này có khả năng nhận biết mức độ CDĐL được bảo hộ, nắm được những thông

tin cần thiết để hoàn thành hồsơ đăng ký CDĐL. Rõ ràng, với tâm thếlà “người trong

cuộc”, việc đăng ký CDĐL sẽđược chủ thể này thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trong trường hợp quy định chủ thể có quyền đăng ký là các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL theo như pháp luật hiện hành thì sẽ dẫn đến

tình trạng một đơn đăng ký CDĐL được nộp nhiều lần bởi nhiều cá nhân, tổ chức

khác nhau. Trên thực tế, sốlượng các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm rất nhiều,

nếu không có tổ chức đại diện thay mặt thì quy trình nộp đơn cũng như xử lý đơn

đăng ký CDĐL sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, trong đề xuất của

tác giả, cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL cũng là chủ thểđược

quyền đăng ký. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, chỉ khi tổ chức tập thể

không thể thực hiện được quyền đăng ký thì cơ quan quản lý hành chính địa phương

mới là chủ thể đăng ký CDĐL. Sởdĩ, tác giả đưa ra đề xuất này bởi vì hiện nay số

lượng tổ chức tập thể được thành lập chưa nhiều. Đồng thời, một số địa phương đã

thành lập tổ chức tập thể, tuy nhiên năng lực và trình độđể thực hiện quyền đăng ký

CDĐL vẫn còn hạn chế. Do đó, trong trường hợp ởđịa phương chưa có đủ thời gian, điều kiện thành lập một tổ chức tập thểđại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm mang CDĐL hoặc tổ chức tập thểđã được thành lập nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn

trong quá trình thực hiện quyền đăng ký CDĐL thì cơ quan quản lý hành chính địa

phương sẽ là chủ thểđứng ra đăng ký CDĐL. Lúc này, tổ chức tập thể sẽ có vai trò phối hợp, giúp đỡcơ quan quản lý hành chính địa phương trong việc thu thập những

thông tin, tài liệu liên quan để hoàn thành hồsơđăng ký CDĐL.

Nội dung đề xuất thay đổi chủ thể có quyền đăng ký CDĐL cũng được đề cập tại khoản 31 Điều 1 Dự thảo 2.0 Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Sở hữu

trí tuệ ngày 17/11/2020120(“Dự thảo”). Cụ thể, Dự thảo đề xuất sửa đổi Điều 88 Luật SHTT như sau: “Tổ chức đại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn

địa lý hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý có quyền

đăng ký chỉ dẫn địa lý này. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở

thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó”. Nhìn chung, Dự thảo đề xuất sửa đổi theo hướng

chủ thể có quyền đăng ký CDĐL được quy định cụ thể là các tổ chức đại diện hoặc

cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL tương ứng. Tác giả chỉ đồng ý một phần đối với đề xuất này tại Dự thảo. Bởi lẽ, việc quy định hai nhóm chủ thểnhư trên đã giới hạn được phạm vi chủ thể có quyền đăng ký CDĐL. Tuy nhiên, quy định này vô tình đặt ra một vấn đề nếu được thực thi trên thực tế, trường hợp nào sẽ là tổ chức đại diện, trường hợp nào sẽlà cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL được quyền đăng ký. Ngoài ra, quy định này có thể dẫn đến tình trạng tổ chức đại diện “nhường lại” quyền đăng ký cho các cơ quan quản lý hành chính địa phương,

trong khi họ là những chủ thể hiểu về khảnăng được bảo hộ và nắm rõ những thông

tin cần thiết để hoàn thành hồsơ đăng ký CDĐL.

Từ những phân tích trên đây, tác giả đề xuất sửa đổi quy định về chủ thể có quyền đăng ký CDĐL tại Điều 88 Luật SHTT. Cụ thểnhư sau:

Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Tổ chức tập thểđại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn

địa lý có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp tổ chức tập thểđại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không thểđăng ký được thì cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý có quyền đăng ký. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Thứ ba, về vấn đề quản lý đối với CDĐL. Trước những bất cập đã được trình

bày tại mục 2.3, tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm từ

pháp luật châu Âu trong việc xây dựng mô hình quản lý đối với CDĐL. Luật SHTT

cần bổ sung thêm quy định về mô hình quản lý đối với CDĐL, thông qua đó, quy

120 Theo báo cáo của Cục SHTT, ngày 10/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Theo đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021). Đến nay, Dự thảo tờ trình Chính phủ về dự án Luật và Dự thảo số 2 của Dự án Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến rộng rãi.

định một cách cụ thể vị thế, vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể quản lý. Theo quan

điểm của tác giả, mô hình quản lý CDĐL nên được quy định thành ba cấp độ: tự quản

lý, quản lý nội bộ và quản lý ngoại vi. Ba cấp độ quản lý được thực hiện lần lượt bởi các chủ thể sau: cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm; tổ chức tập thể đại diện cho những người sản xuất sản phẩm; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tác giả cho rằng đề xuất này không có sự mâu thuẫn hay nhằm bãi bỏ quy

định về chủ thể quản lý CDĐL ở Luật SHTT hiện hành. Theo quy định tại khoản 4

Điều 121 Luật SHTT và khoản 1 Điều 19 Nghị định số103/2006/NĐ-CP thì chủ thể

có quyền quản lý CDĐL là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có vùng

địa lý tương ứng với CDĐL hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh xác định và trao quyền. Cơ quan này có thể là Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn hoặc UBND cấp huyện nếu vùng lãnh thổtương ứng với CDĐL

một huyện. Đề xuất mà tác giảđưa ra là bổ sung mô hình quản lý CDĐL. Bởi lẽ, pháp

luật hiện nay chỉ mới dừng lại ở quy định về chủ thể có quyền quản lý CDĐL mà

chưa có những hướng dẫn về nội dung quản lý trên thực tế. Chính vì vậy đã dẫn đến

sự không thống nhất trong quá trình quản lý CDĐL giữa các địa phương. Ở mô hình

này, chủ thể có quyền đồng thời là chủ thể chịu trách nhiệm quản lý CDĐL vẫn là cơ

quan nhà nước mà cụ thể là UBND cấp tỉnh – cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Mặc dù rút kinh nghiệm từ pháp luật châu Âu, tuy nhiên chúng ta cần tiếp thu

một cách có hiệu quả dựa trên thực trạng bảo hộCDĐL tại Việt Nam. Theo đó, tác

giảđề xuất xây dựng mô hình kết hợp giữa hai hệ thống pháp luật, vừa chú trọng đến

vai trò của tổ chức tập thểđại diện những người sản xuất theo pháp luật châu Âu, vừa khẳng định vai trò chủđạo của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam. Sởdĩ, hoạt động quản lý CDĐL là nhằm hướng đến các mục tiêu như: đảm bảo quyền sử dụng CDĐL

hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL; hạn chế, ngăn

chặn và xử lý đối với các hành vi sử dụng trái phép CDĐL; đảm bảo chất lượng,

nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL… Trên cơ sởđó, tác giảđề xuất cơ quan quản lý nhà nước sẽđảm nhận các vai trò như: quản lý từbên ngoài đối với việc sử dụng CDĐL, kiểm soát việc tuân thủcác điều kiện sử dụng CDĐL; kiểm soát chất lượng,

số lượng sản phẩm mang CDĐL; kiểm tra, phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm

Một phần của tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại việt nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho việt nam (Trang 53 - 68)