Sau khi đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể, chủ thể có quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký CDĐL. Theo quy định của pháp luật, trình tự xửlý đơn đăng ký CDĐL
sẽ trải qua bốn bước: nộp đơn, tiếp nhận đơn, xử lý đơn (bao gồm thẩm định hình
thức, công bốđơn và thẩm định nội dung đơn) và quyết định cấp hoặc không cấp văn
bằng bảo hộ.
Chủ thể có quyền nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc trực tuyến đến địa điểm
tiếp nhận đơn hoặc hệ thống tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trước hết, đơn đăng ký CDĐL phải đáp ứng những yêu cầu do pháp luật quy định55. Đơn đăng ký CDĐL sau khi nộp tại Cục SHTT sẽ được tiếp nhận, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn và ghi nhận sốđơn vào các tờ khai (trong trường hợp có đầy đủ các tài liệu tối thiểu theo quy định). Kể từngày được Cục SHTT tiếp nhận, đơn đăng ký CDĐL được
xem xét theo các trình tự nhất định. Đầu tiên, đơn sẽđược thẩm định hình thức để
đánh giá tính hợp lệ. Thời hạn thẩm định hình thức là một tháng kể từ ngày nộp đơn.
54 Phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu”, http://noip.gov.vn/phat-trien-chi-dan-ia-ly/-/asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/bao-ho-chi-dan-ia-ly- kampot-cho-san-pham-hat-ti-1, truy cập ngày 09/5/2021.
55 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những yêu cầu về tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 106 Luật SHTT và mục 43 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bao gồm: (i) tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; (ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; (iii) bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó; (iv) bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (v) tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Tuy nhiên, thời hạn này có thể được kéo dài tùy vào từng trường hợp của đơn56. Trường hợp đơn hợp lệ sẽđược xem xét tiếp, đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối theo quy định pháp luật. Nếu thuộc một trong những trường hợp đơn không hợp lệ57, Cục
SHTT sẽ ra dựđịnh từ chối chấp nhận đơn và kèm theo lý do cụ thể. Trong thời hạn
hai tháng kể từngày ra thông báo, người nộp đơn có thể ý kiến hoặc sửa chữa theo
yêu cầu của Cục SHTT. Ngược lại, nếu đơn hợp lệ về mặt hình thức, Cục SHTT sẽ
ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và công bố trên công báo SHCN trong thời hạn
hai tháng kể từ ngày có quyết định trên. Từ ngày công bốtrên công báo SHCN đến
trước khi được cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng đối với đơn đăng ký CDĐL và việc phản đối phải tuân theo quy
định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày công bố
đơn, đơn đăng ký CDĐL sẽđược thẩm định về mặt nội dung nhằm đánh giá khảnăng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khách quan, thời hạn thẩm định nội
dung có thể kéo dài từsáu tháng đến một năm. Trong trường hợp không đáp ứng điều
kiện bảo hộ, Cục SHTT ra thông báo dựđịnh từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ
lý do từ chối. Trong thời hạn ba tháng kể từngày ra thông báo, người nộp đơn có thể
giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót theo yêu cầu. Trường hợp đơn đã đáp ứng điều kiện
bảo hộ, Cục SHTT ra thông báo dựđịnh cấp văn bằng bảo hộ. Trong vòng ba tháng
kể từngày ra thông báo, người nộp đơn phải hoàn thành các khoản phí và lệ phí theo quy định. Cuối cùng, sau khi người nộp đơn đã hoàn thành mọi thủ tục theo yêu cầu,
Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ CDĐL và ghi nhận vào sổ đăng bạ quốc gia về
SHCN.
Quy trình xửlý đơn đăng ký CDĐL được cụ thể hóa thông qua sơ đồsau đây:
56 Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật SHTT, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài hơn một tháng tùy vào từng trường hợp của đơn được quy định tại mục 13.8 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
57 Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật SHTT, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không hợp lệ khi rơi vào một trong các trường hợp sau: (i) đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức; (ii) đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ; (iii) người nộp đơn không có quyền đăng ký; (iv) đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn; (v) người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
(Nguồn: Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế - Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam)