Không giống như các đối tượng khác của quyền SHCN58, chủ sở hữu chỉ dẫn
địa lý của Việt Nam là Nhà nước59. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước vừa có quyền
sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng, vừa có quyền
quản lý và trao quyền quản lý CDĐL cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật. Theo đó, Nhà nước sẽ là chủ thể có toàn quyền đối với CDĐL. Là một chủ thể trừu tượng, Nhà nước sẽ trao lại các quyền của mình cho những cá nhân, tổ chức cụ
thể nhằm thực thi quyền đối với CDĐL trên thực tế.
58 Điều 121 Luật SHTT quy định:
“1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm
quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh
doanh.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.”
Chủ thể có quyền sử dụng CDĐL là mọi tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, với điều kiện sản phẩm đó phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của địa phương mình60. Với chức năng quản lý CDĐL, các chủ thểđược trao quyền quản lý không đồng thời là chủ thể sử dụng CDĐL, thay vào đó là các tổ chức đại
diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL. Tại
khoản 1 Điều 19 Nghịđịnh số103/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể những cơ quan,
tổ chức có quyền quản lý CDĐL61. Theo quy định này, Uỷban nhân dân (“UBND”)
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với CDĐL
hoặc những cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trao quyền, sẽ thực hiện các quyền quản lý đối với CDĐL. Nhìn chung, với vai trò là
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc thực hiện các quyền quản lý đối với CDĐL. Không chỉ ở tại nơi có khu
vực địa lý tương ứng với CDĐL, UBND còn thuận lợi trong việc tiếp xúc, liên kết chặt chẽ với địa phương nói chung và các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL nói riêng. Nói cách khác, UBND sẽ nhân danh Nhà nước, thực
hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với CDĐL. Theo quy định tại khoản 2 Điều 123
Luật SHTT, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý sẽ có quyền cho
phép người khác sử dụng62 hoặc quyền ngăn cấm người khác sử dụng CDĐL trong những trường hợp mà pháp luật quy định63. CDĐL được sử dụng thông qua cách thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh hoặc giấy tờ giao dịch
60 Lê Nết, tlđd (48), tr. 108.
61 Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định:
“Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao
gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
62 Khoản 7 Điều 124 Luật SHTT quy định:
“Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.”
63 Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật SHTT, tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp được quy định tại điểm g, h khoản 2 Điều này.
trong kinh doanh nhằm mục đích lưu thông, quảng cáo và mua bán hàng hóa trên thị
trường. Việc ngăn cấm người khác sử dụng CDĐL có thể hiểu là ngăn cấm những
chủ thể không có quyền hoặc không được trao quyền sử dụng CDĐL hoặc ngăn cấm
các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu nhưng lại gắn CDĐL lên
hàng hóa64. Hành động sử dụng CDĐL của các chủ thểkhông được trao quyền cũng
như hành động gắn CDĐL lên các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh của các chủ thể có quyền.
Không chỉảnh hưởng đến sốlượng hàng hóa mang CDĐL được bán ra mà có thể gây
tác động xấu về danh tiếng, chất lượng và uy tín của sản phẩm đối với người tiêu
dùng. Bởi lẽ, các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý ít nhiều sẽ có những
đặc tính, chất lượng khác biệt so với các sản phẩm do điều kiện địa lý tại nơi tương
ứng với CDĐL mang lại. Do đó, quyền ngăn cấm của chủ thểđược trao quyền góp phần ngăn chặn những sản phẩm không đáp ứng điều kiện được lưu thông, chào bán
ra thị trường, đồng thời, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng. Như vậy, trên
thực tế, tồn tại ba nhóm chủ thể có quyền đối với CDĐL, đó là: chủ sở hữu, chủ thể
được trao quyền quản lý và chủ thểđược trao quyền sử dụng CDĐL.
Nhìn chung, Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ mới quy định
về vấn đề chủ thể và một số nội dung về quyền liên quan đến sở hữu, quản lý và sử dụng CDĐL. Pháp luật vềSHTT chưa quy định cụ thể về các hoạt động quản lý, sử dụng sau khi CDĐL được đăng ký bảo hộ trên thực tế. Chính sự thiếu vắng của khung chính sách chung đã dẫn đến nhiều khó khăn còn tồn tại trong hoạt động quản lý, sử dụng CDĐL.
Thứ nhất, về mô hình và cách thức quản lý CDĐL. Mặc dù Nhà nước là chủ
thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL, tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước đều
trao lại quyền cho tổ chức đại diện của các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng
CDĐL. Hiện nay, các chủ thể được Nhà nước trao quyền quản lý biểu hiện khá đa
dạng65, không có sự thống nhất giữa các địa phương. Chẳng hạn như Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Sơn La là tổ chức quản lý đối với CDĐL “Yên Châu” cho sản phẩm
64 Trường Đại học Ngoại Thương (2012), Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ, Hồ Thúy Ngọc (chủ biên), Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 32.
65 Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế - Cục Sở hữu trí tuệ, tính tới ngày 06/9/2019, trong 69 CDĐL được bảo hộ, có 41 CDĐL do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, 17 CDĐL do UBND huyện quản lý, 03 CDĐL do UBND thành phố quản lý, 03 CDĐL do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, 03 CDĐL do Chi cục Phát triển Nông thôn quản lý, 01 CDĐL do UBND tỉnh và 01 CDĐL do UBND thị xã quản lý.
xoài tròn66; UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là tổ chức quản lý CDĐL “Nga Sơn” cho sản phẩm cói67; hay Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu là tổ chức quản lý CDĐL “Bà Rịa –Vũng Tàu” cho sản phẩm hạt tiêu đen68. Ngoài
ra, một sốCDĐL còn được quản lý bởi các hiệp hội, chẳng hạn như Hiệp hội Thanh
long Bình Thuận là tổ chức được UBND tỉnh Bình Thuận trao quyền quản lý CDĐL
“Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long69. Theo số liệu thống kê từ Cục SHTT, phần lớn chủ thể quản lý là các cơ quan hành chính nhà nước, sự tham gia của các tổ chức
sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL vào quá trình quản lý vẫn còn hạn chế.
Các tổ chức, sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khi được trao
quyền từ phía các chủ thể có thẩm quyền. Thếnhưng, cơ chế và phạm vi được trao
quyền như thế nào vẫn còn là sự thiếu vắng của hệ thống pháp luật. Một số tổ chức sản xuất, kinh doanh đã tiến hành thành lập tổ chức tập thểđại diện (các Hội, Hiệp hội) để thay mặt thực hiện quyền quản lý, tuy nhiên điều này vẫn chưa thực sự phổ
biến. Trên thực tế, có thểchia thành ba nhóm CDĐL: (i) nhóm các CDĐL chưa có tổ
chức tập thể; (ii) nhóm các CDĐL có tổ chức tập thểnhưng không thực sự tham gia
vào quá trình quản lý; (iii) nhóm các CDĐL có tổ chức tập thểđóng vai trò then chốt
trong quá trình quản lý70.
Hoạt động quản lý CDĐL được thể hiện thông qua việc kiểm soát nội bộ và
kiểm soát ngoại vi71, nghĩa là, việc kiểm soát được thực hiện đồng thời từ quy trình
bên trong cho đến các quy trình bên ngoài liên quan đến CDĐL. Đối với những CDĐL chưa có tổ chức tập thể, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện việc quản lý CDĐL và sản phẩm mang CDĐL. Trên thực tế, một số chủ thể quản lý còn trực tiếp thực
hiện các hoạt động liên quan đến CDĐL như tiến hành thủ tục đăng ký CDĐL. Ví dụ
vềCDĐL “Hương Sơn” cho sản phẩm nhung hươu, UBND huyện Hương Sơn, tỉnh
66 Quyết định số 2958/QĐ-SHTT ngày 30/11/2012 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00034 cho sản phẩm xoài tròn Yên Châu.
67 Quyết định số 2292/QĐ-SHTT ngày 13/10/2011 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00028 cho sản phẩm cói Nga Sơn.
68 Quyết định số 462/QĐ-SHTT ngày 12/02/2018 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00064 cho sản phẩm hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu.
69 Khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho quả thanh long được ban hành kèm theo Quyết định số 76/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận.
70 Lê Thị Thu Hà, “Quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam nhìn từ góc độ kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp”, https://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/quan-ly-chi-dan-dia-ly-o-viet-nam-nhin-tu-goc-do-kinh- nghiem-cua-cong-hoa-phap/1399.html, truy cập ngày 19/5/2021.
71 Lê Thị Thu Hà, “Quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam nhìn từ góc độ kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp”, https://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/quan-ly-chi-dan-dia-ly-o-viet-nam-nhin-tu-goc-do-kinh- nghiem-cua-cong-hoa-phap/1399.html, truy cập ngày 19/5/2021.
Hà Tĩnh là tổ chức quản lý đồng thời cũng là chủ thể tiến hành việc đăng ký bảo hộ đối với CDĐL này72. Cũng giống như ví dụtrên, CDĐL “Phúc Trạch” cho sản phẩm bưởi được UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là tổ chức quản lý thực hiện việc đăng ký bảo hộ CDĐL73. Có thể thấy, tổ chức quản lý đã phần nào “lấn sang” các hoạt động liên quan đến CDĐL, dẫn đến sự thiếu tính đồng bộ về hoạt động quản lý giữa các địa phương. Để hoạt động quản lý đi đúng hướng, có hiệu quả mạnh cần có
sự thành lập, phối hợp giữa các cơ quan quản lý bên ngoài và cơ quan quản lý bên
trong. Cách thức quản lý chung từ một cơ quan sẽ không đảm bảo hiệu quả quản lý,
không thể phân biệt được đâu là hoạt động kiểm soát ngoại vi, đâu là hoạt động kiểm
soát nội vi. Từđó, hoạt động quản lý khó đạt được hiệu quả, gây ảnh hưởng không
nhỏđến CDĐL nói riêng và sản phẩm mang CDĐL nói chung.
Mặt khác, trên thực tế, một sốCDĐL đã thành lập tổ chức tập thể, tuy nhiên
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý CDĐL. Khó khăn điển hình là
một CDĐL có nhiều chủ thểđồng thời quản lý. Chẳng hạn như CDĐL “Bình Thuận”
cho sản phẩm thanh long được quản lý đồng thời bởi các Sở, Hiệp hội, UBND các
huyện/thành phố/thị xã và tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh quả thanh
long trên địa bàn tỉnh74. Với tư cách là một trong các chủ thể quản lý CDĐL, Hiệp
hội Thanh long Bình Thuận chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý nội bộđồng thời phối
hợp với Sở và các cơ quan chức năng trong các hoạt động quản lý CDĐL. Tuy nhiên,
trên thực tế, Hiệp hội hầu như không xây dựng cụ thểcơ cấu kiểm soát nội bộ, không
thực hiện việc kiểm soát quá trình trồng, thu hoạch thanh long dẫn đến việc không
xác định được số lượng thanh long sản xuất, lưu thông ra thịtrường, gây khó khăn
cho quá trình kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây có thể là kết quả của
việc phụ thuộc, trông chờ của Hiệp hội vào Ban kiểm soát do UBND tỉnh Bình Thuận
72 Ngày 28/02/2019, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 787/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00072 cho sản phẩm nhung hươu Hương Sơn. Xem thêm “Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Hương Sơn” cho sản phẩm nhung hươu”, http://www.noip.gov.vn/phat-trien-chi-dan-ia-ly/- /asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/bao-ho-chi-dan-ia-ly-huong-son-cho-san-pham-nhung-
huou?inheritRedirect=false, truy cập ngày 19/5/2021.
73 Ngày 09/11/2010, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2180/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00022 cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Xem thêm “Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm bưởi quả”, http://www.noip.gov.vn/hoat-ong-so-huu-cong-nghiep-tai-ia-phuong/- /asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/bao-ho-chi-dan-ia-ly-phuc-trach-cho-san-pham-buoi-qua, truy cập ngày 19/5/2021.
74 Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả Thanh Long được ban hành kèm Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận.
thành lập75. Mặc dù Hiệp hội được thành lập với tư cách là cơ quan kiểm soát nội bộ nhưng vai trò của Hiệp hội vẫn còn khá mờ nhạt, chưa thực hiện được hết những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tưởng chừng như nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động kiểm soát sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình quản lý, góp phần nâng cao chất lượng, gia tăng sốlượng sản phẩm mang CDĐL trên thịtrường. Tuy nhiên, dưới
góc nhìn khác, khi nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động quản lý sẽ tạo nên cơ