2.2.1. Phương thức xác lập quyền
Xác lập quyền là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng làm phát sinh quyền của
các chủ thểđối với đối tượng được bảo hộ. Theo quy định của pháp luật, quyền sở
hữu công nghiệp đối với CDĐL sẽ được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn
bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký49. Có thể hiểu, đểCDĐL được bảo hộ, chủ thể có
quyền phải tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật.
Nhìn chung, quy định của pháp luật hiện hành vềphương thức xác lập quyền đã có
sựthay đổi so với pháp luật trước đây. Theo Nghịđịnh số54/2000/NĐ-CP, quyền sở
hữu công nghiệp đối với CDĐL sẽ tựđộng xác lập khi đáp ứng những điều kiện nhất
định. Chủ thể có thẩm quyền không cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ đối với
CDĐL. Tưởng chừng như việc bảo hộ tựđộng sẽ mang lại nhiều thuận lợi, tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể sử dụng CDĐL. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế bảo
hộ tựđộng tồn tại nhiều khó khăn trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền đối
với CDĐL. Khi có tranh chấp xảy ra, việc cung cấp những bằng chứng chứng minh để bảo vệ tư cách chủ thể quyền của CDĐL mất khá nhiều thời gian và công sức. Khắc phục những khó khăn còn tồn đọng, pháp luật hiện hành đã thay đổi phương
thức xác lập quyền, từ việc bảo hộ một cách tựđộng chuyển sang bảo hộtrên cơ sở
cấp văn bằng bảo hộ. Thông qua phương thức đăng ký, chủ thể quyền đối với CDĐL có cơ sở khẳng định CDĐL đã được đăng ký trên thực tế, quyền đối với CDĐL được
xác lập hợp pháp sau khi có văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được coi như một
“tấm giấy thông hành” góp phần khẳng định chất lượng của sản phẩm mang CDĐL
trên thịtrường, đồng thời, cũng là căn cứ hợp pháp để xử lý những hành vi xâm phạm
quyền đối với CDĐL. Ngoài ra, đối với những CDĐL trước đây đã được bảo hộ tự
động theo Nghị định số54/2000/NĐ-CP, để tiếp tục được bảo hộ phải tiến hành thủ
tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ50. Như vậy, pháp luật hiện nay ghi nhận quyền SHCN đối với CDĐL chỉđược xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua thủ tục đăng ký.
2.2.2. Chủ thể có quyền đăng ký
Với cơ chế bảo hộ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, CDĐL phải được tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký CDĐL thuộc vềNhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước
không là chủ thể trực tiếp đăng ký mà tổ chức, cá nhân hoặc đại diện cho các tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương
nơi có CDĐL sẽ thực hiện việc đăng ký CDĐL dựa trên sự cho phép của Nhà nước51. Bởi lẽ, Nhà nước là thuật ngữchung để chỉ về một chủ thểđặc biệt52. Nếu Nhà nước trực tiếp đăng ký bảo hộCDĐL thì rất khó trong việc xác định cụ thểcơ quan
nào là chủ thể tiến hành. Do đó, Nhà nước sẽ trao quyền cho các tổ chức, cá nhân
hoặc đại diện của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL hay cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện việc đăng ký CDĐL. Ngoài
ra, tại Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp53 (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”) đã quy định về chủ thể đăng ký đối với CDĐL
50 Khoản 5 Điều 220 Luật SHTT. 51 Điều 88 Luật SHTT.
52 Hiểu theo nghĩa pháp luật thì Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, mang bản chất giai cấp, thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước được tổ chức thành các cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng nhà nước. Xem thêm “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x% C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập ngày 09/5/2021.
53 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2011.
của nước ngoài. Theo đó, những cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với CDĐL theo quy định của pháp luật nước ngoài sẽ có quyền đăng ký CDĐL đó tại Việt Nam. Lúc này, Nhà nước (chủ thể có quyền đăng ký CDĐL tại Việt Nam)
không cần phải cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc đăng ký CDĐL.
Miễn là chủ thểnước ngoài chứng minh được mình là chủ thể quyền đối với CDĐL
nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Ngày 28/12/2016, CDĐL “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu đã được Cục SHTT ban hành Quyết định số
5065/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00054. Trước
khi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, CDĐL “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu cũng đã được bảo hộ tại Vương quốc Campuchia. Chủ thể đăng ký CDĐL trên là Hiệp hội
xúc tiến hồ tiêu Kampot – Campuchia54.
2.2.3. Trình tự, thủ tục xử lý đơn
Sau khi đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể, chủ thể có quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký CDĐL. Theo quy định của pháp luật, trình tự xửlý đơn đăng ký CDĐL
sẽ trải qua bốn bước: nộp đơn, tiếp nhận đơn, xử lý đơn (bao gồm thẩm định hình
thức, công bốđơn và thẩm định nội dung đơn) và quyết định cấp hoặc không cấp văn
bằng bảo hộ.
Chủ thể có quyền nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc trực tuyến đến địa điểm
tiếp nhận đơn hoặc hệ thống tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trước hết, đơn đăng ký CDĐL phải đáp ứng những yêu cầu do pháp luật quy định55. Đơn đăng ký CDĐL sau khi nộp tại Cục SHTT sẽ được tiếp nhận, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn và ghi nhận sốđơn vào các tờ khai (trong trường hợp có đầy đủ các tài liệu tối thiểu theo quy định). Kể từngày được Cục SHTT tiếp nhận, đơn đăng ký CDĐL được
xem xét theo các trình tự nhất định. Đầu tiên, đơn sẽđược thẩm định hình thức để
đánh giá tính hợp lệ. Thời hạn thẩm định hình thức là một tháng kể từ ngày nộp đơn.
54 Phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu”, http://noip.gov.vn/phat-trien-chi-dan-ia-ly/-/asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/bao-ho-chi-dan-ia-ly- kampot-cho-san-pham-hat-ti-1, truy cập ngày 09/5/2021.
55 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những yêu cầu về tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 106 Luật SHTT và mục 43 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bao gồm: (i) tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; (ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; (iii) bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó; (iv) bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (v) tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Tuy nhiên, thời hạn này có thể được kéo dài tùy vào từng trường hợp của đơn56. Trường hợp đơn hợp lệ sẽđược xem xét tiếp, đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối theo quy định pháp luật. Nếu thuộc một trong những trường hợp đơn không hợp lệ57, Cục
SHTT sẽ ra dựđịnh từ chối chấp nhận đơn và kèm theo lý do cụ thể. Trong thời hạn
hai tháng kể từngày ra thông báo, người nộp đơn có thể ý kiến hoặc sửa chữa theo
yêu cầu của Cục SHTT. Ngược lại, nếu đơn hợp lệ về mặt hình thức, Cục SHTT sẽ
ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và công bố trên công báo SHCN trong thời hạn
hai tháng kể từ ngày có quyết định trên. Từ ngày công bốtrên công báo SHCN đến
trước khi được cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng đối với đơn đăng ký CDĐL và việc phản đối phải tuân theo quy
định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày công bố
đơn, đơn đăng ký CDĐL sẽđược thẩm định về mặt nội dung nhằm đánh giá khảnăng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khách quan, thời hạn thẩm định nội
dung có thể kéo dài từsáu tháng đến một năm. Trong trường hợp không đáp ứng điều
kiện bảo hộ, Cục SHTT ra thông báo dựđịnh từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ
lý do từ chối. Trong thời hạn ba tháng kể từngày ra thông báo, người nộp đơn có thể
giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót theo yêu cầu. Trường hợp đơn đã đáp ứng điều kiện
bảo hộ, Cục SHTT ra thông báo dựđịnh cấp văn bằng bảo hộ. Trong vòng ba tháng
kể từngày ra thông báo, người nộp đơn phải hoàn thành các khoản phí và lệ phí theo quy định. Cuối cùng, sau khi người nộp đơn đã hoàn thành mọi thủ tục theo yêu cầu,
Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ CDĐL và ghi nhận vào sổ đăng bạ quốc gia về
SHCN.
Quy trình xửlý đơn đăng ký CDĐL được cụ thể hóa thông qua sơ đồsau đây:
56 Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật SHTT, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài hơn một tháng tùy vào từng trường hợp của đơn được quy định tại mục 13.8 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
57 Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật SHTT, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không hợp lệ khi rơi vào một trong các trường hợp sau: (i) đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức; (ii) đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ; (iii) người nộp đơn không có quyền đăng ký; (iv) đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn; (v) người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
(Nguồn: Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế - Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam)
2.3. Chủ sở hữu và vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý
Không giống như các đối tượng khác của quyền SHCN58, chủ sở hữu chỉ dẫn
địa lý của Việt Nam là Nhà nước59. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước vừa có quyền
sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng, vừa có quyền
quản lý và trao quyền quản lý CDĐL cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật. Theo đó, Nhà nước sẽ là chủ thể có toàn quyền đối với CDĐL. Là một chủ thể trừu tượng, Nhà nước sẽ trao lại các quyền của mình cho những cá nhân, tổ chức cụ
thể nhằm thực thi quyền đối với CDĐL trên thực tế.
58 Điều 121 Luật SHTT quy định:
“1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm
quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh
doanh.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.”
Chủ thể có quyền sử dụng CDĐL là mọi tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, với điều kiện sản phẩm đó phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của địa phương mình60. Với chức năng quản lý CDĐL, các chủ thểđược trao quyền quản lý không đồng thời là chủ thể sử dụng CDĐL, thay vào đó là các tổ chức đại
diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL. Tại
khoản 1 Điều 19 Nghịđịnh số103/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể những cơ quan,
tổ chức có quyền quản lý CDĐL61. Theo quy định này, Uỷban nhân dân (“UBND”)
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với CDĐL
hoặc những cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trao quyền, sẽ thực hiện các quyền quản lý đối với CDĐL. Nhìn chung, với vai trò là
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc thực hiện các quyền quản lý đối với CDĐL. Không chỉ ở tại nơi có khu
vực địa lý tương ứng với CDĐL, UBND còn thuận lợi trong việc tiếp xúc, liên kết chặt chẽ với địa phương nói chung và các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL nói riêng. Nói cách khác, UBND sẽ nhân danh Nhà nước, thực
hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với CDĐL. Theo quy định tại khoản 2 Điều 123
Luật SHTT, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý sẽ có quyền cho
phép người khác sử dụng62 hoặc quyền ngăn cấm người khác sử dụng CDĐL trong những trường hợp mà pháp luật quy định63. CDĐL được sử dụng thông qua cách thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh hoặc giấy tờ giao dịch
60 Lê Nết, tlđd (48), tr. 108.
61 Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định:
“Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao
gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
62 Khoản 7 Điều 124 Luật SHTT quy định:
“Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.”