Với cơ chế bảo hộ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, CDĐL phải được tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký CDĐL thuộc vềNhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước
không là chủ thể trực tiếp đăng ký mà tổ chức, cá nhân hoặc đại diện cho các tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương
nơi có CDĐL sẽ thực hiện việc đăng ký CDĐL dựa trên sự cho phép của Nhà nước51. Bởi lẽ, Nhà nước là thuật ngữchung để chỉ về một chủ thểđặc biệt52. Nếu Nhà nước trực tiếp đăng ký bảo hộCDĐL thì rất khó trong việc xác định cụ thểcơ quan
nào là chủ thể tiến hành. Do đó, Nhà nước sẽ trao quyền cho các tổ chức, cá nhân
hoặc đại diện của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL hay cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện việc đăng ký CDĐL. Ngoài
ra, tại Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp53 (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”) đã quy định về chủ thể đăng ký đối với CDĐL
50 Khoản 5 Điều 220 Luật SHTT. 51 Điều 88 Luật SHTT.
52 Hiểu theo nghĩa pháp luật thì Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, mang bản chất giai cấp, thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước được tổ chức thành các cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng nhà nước. Xem thêm “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x% C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập ngày 09/5/2021.
53 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2011.
của nước ngoài. Theo đó, những cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với CDĐL theo quy định của pháp luật nước ngoài sẽ có quyền đăng ký CDĐL đó tại Việt Nam. Lúc này, Nhà nước (chủ thể có quyền đăng ký CDĐL tại Việt Nam)
không cần phải cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc đăng ký CDĐL.
Miễn là chủ thểnước ngoài chứng minh được mình là chủ thể quyền đối với CDĐL
nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Ngày 28/12/2016, CDĐL “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu đã được Cục SHTT ban hành Quyết định số
5065/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00054. Trước
khi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, CDĐL “Kampot” cho sản phẩm hạt tiêu cũng đã được bảo hộ tại Vương quốc Campuchia. Chủ thể đăng ký CDĐL trên là Hiệp hội
xúc tiến hồ tiêu Kampot – Campuchia54.