Tiêu chí đánh giá công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 32 - 35)

Trong đánh giá công chức, tiêu chí đánh giá là thước đo để đánh giá kết quả, hiệu quả, năng lực làm việc của công chức. Căn cứ vào Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, có thể khái quát các tiêu chí đánh giá công chức như sau:

- Thứ nhất, trung thành với tổ quốc, với lý tưởng cách mạng của Đảng; gương mẫu, chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

24

của Nhà nước: Tiêu chí này là vô cùng quan trọng, thể hiện người công chức có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định - không dao động trước khó khăn và thử thách; tôn trọng pháp luật, kỷ cương.

- Thứ hai, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: Phẩm chất đạo đức được thể hiện qua hành vi, lối sống, thái độ của người công chức. Đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức trong hoạt động công vụ. Tiêu chí này rất cần thiết khi đánh giá một công chức, tuy việc đánh giá có phần khó định lượng.

Người công chức cấp xã hàng ngày, hàng giờ đối mặt trực diện với cuộc sống muôn vẻ, với nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn công vụ ở cơ sở cũng như sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Tùy vào đặc thù công việc và nhiệm vụ công chức được giao, tiêu chí này có thể được cụ thể hóa cho phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để đạt được hiệu quả trong đánh giá.

- Thứ ba, năng lực - trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Năng lực chuyên môn thực tế được đo lường qua hệ thống những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tiềm năng phát triển của công chức. Trong đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chính là năng lực thiết yếu để thực hiện công việc một cách tốt nhất và các kỹ năng cũng rất cần thiết để giúp công chức làm tốt công việc.

- Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đây là tiêu chí quan trọng, thường được quan tâm và chiếm trọng số cao nhất, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cuối cùng đối với công chức. Kết quả công vụ được căn cứ vào khối lượng, số lượng công việc mà công chức đã hoàn thành so với kế hoạch đề ra hoặc đột xuất được giao. Đây là tiêu chí có nhiều thuận lợi để định lượng và là căn cứ cơ bản nhất khi người lãnh đạo đánh giá công chức.

25

- Thứ năm, tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo tiến độ thực hiện công việc: Tiêu chí này cũng tương đối rõ và ít gặp khókhăn khi xem xét - đánh giá công chức. Ngoài việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật, thực tiễn cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi công chức phải phát huy tính năng động, sáng tạo. Với số đầu việc hàng năm được định hình cùng với các điều kiện để thực hiện và yêu cầu về thời gian hoàn thành, công chức cần sắp xếp một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo yêu cầu và tiến độ công việc so với quy định.

- Thứ sáu, chất lượng thực thi công vụ: Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt được thông qua đáp ứng niềm tin và sự hài lòng của người dân. Tiêu chí này thường được đề cập đến như là hiệu quả thực thi công vụ khi đảm bảo tính tiết kiệm, kết quả công việc vừa đạt được mục tiêu đồng thời không có tác động xấu đến các công việc khác có liên quan. Công chức có năng lực thực thi công vụ thường đạt kết quả cao, nắm vững các kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động công vụ.

- Thứ bảy, ý thức trách nhiệm và tinh thần phối hợp trong công tác: Để đánh giá công chức về tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, bao gồm ý thức chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tham mưu thực hiện nhiệm vụ; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Trong quá trình công tác cần có sự phối hợp với tổ chức và cá nhân, điều này biểu hiện qua tính tích cực, chủ động khi phối hợp với đồng nghiệp, với tổ chức khác.

- Thứ tám, thái độ phục vụ nhân dân: Tiêu chí này cần phải vận dụngkhi đánh giá những công chức có nhiệm vụ thường xuyên và trực tiếp giải quyết công việc cho công dân. Tiêu chí đánh giá này chú trọng sự thể hiện thái độ đúng mực, xử sự văn hóa và tận tình của công chức trong công vụ; không

26

hách dịch hoặc gây phiền hà cho công dân. Trong xu thế cải cách hành chính, tiêu chí này càng trở nên quan trọng khi người dân tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc kiểm soát chất lượng hoạt động công vụ của công chức. Công chức cấp xã hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân, xây dựng hình ảnh toàn diện của người công chức chính là củng cố thêm niềm tin của người dân vào nền hành chính nói chung, chính quyền cơ sở nói riêng.

Việc đánh giá công chức có nhiều tiêu chí khác nhau, các tiêu chí trên đều có tầm quan trọng và có sự bổ sung cho nhau. Việc kết hợp nhiều tiêu chí khi đánh giá công chức là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kết quả đánh giá mang tính toàn diện. Trong đó, nhóm tiêu chí kết quả, chất lượng, hiệu quả công việc là nhóm quan trọng mang tính quyết định đến kết quả đánh giá công chức. Đối với công chức, đánh giá theo kết quả giúp công chức tự ý thức được yêu cầu của công việc và giúp họ xác định được những yếu kém của bản thân. Qua đó, nhận diện được giá trị và đóng góp của mình trong tổng thể hoạt động của cơ quan, gia tăng niềm tin của công chức vào nhà nước, tạo động cơ cống hiến.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)