bỏ những rào cản trong quá trình cung cấp dịch vụ công cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đakrông. Số lượng công chức có trình độ tin học và ngoại ngữ chiếm tỷ lệ không nhỏ, năm 2020 có tới 87,4% công chức có chứng chỉ tin học và 68,6% công chức có trình độ ngoại ngữ. Như vậy có thể thấy, bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức cấp xã cũng không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2.3. Phân tích thực trạng đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Về quy định tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá công chức. công chức.
Việc đánh giá công chức cấp xã huyện Đakrông hiện nay vẫn đang thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, cụ thể theo các quy định các văn bản sau đây:
- Luật CBCC năm 2008/QH12, được Quốc Hội thông qua ngày 13/11/2008, khoá XII, Kỳ họp thứ 4, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010.
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CB, CC và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 và bắt đầu năm 2015 bắt đầu áp dụng Nghị định này để đánh giá công chức. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn được thể hiện ở tính sáng tạo của CB, CC trong thực hiện nhiệm vụ.
Hiện nay, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ đánh giá công chức cấp xã huyện Đakrông được thực hiện trên cơ sở áp dụng đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành đã trình bày trong các văn bản pháp luật trên.
48
2.3.1.1. Về vận dụng các nguyên tắc đánh giá công chức
Thực hiện theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CB, CC thì công tác đánh giá công chức cấp xã huyện Đakrông tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại điều 3 của Nghị định này gồm: Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của CB, CC; Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; Việc đánh giá, phân loại CB, CC lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; Việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Trường hợp CB, CC không hoàn thành hiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Trong các nguyên tắc nêu trên, đánh giá công chức cấp xã huyện Đakrông tập trung nhấn mạnh vào một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Khi đánh giá công chức cần căn cứ vào thực chất kết quả công việc mà công chức thực hiện, không dựa vào cảm tính, ý chí chủ quan của người đánh giá. Tuy nhiên hiện nay, công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông vẫn còn tình trạng dựa vào cảm tính, cảm tình riêng để đánh giá. Vì vậy dẫn đến tình trạng những người mạnh
49
dạn trong công tác phê bình thường có kết quả đánh giá thấp, những người ít đưa ra ý kiến, ít va chạm thường có kết quả đánh giá cao, cào bằng. Những người có khuyết điểm, sai lầm từ thời gian trước đó dù cố gắng sửa chữa nhưng vẫn có ấn tượng xấu, khi đánh giá sẽ có những ý kiến nhận xét không tốt… Vì vậy khi đánh giá cần đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, có các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng để nâng cao hiệu quả đánh giá.
Thứ hai, đánh giá căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá đã làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông. Điều này đã giúp làm rõ nhìn nhận kết quả đóng góp của từng thành viên trong kết quả tập thể, nhằm xét đến hiệu quả thực hiện công việc của từng thành viên. Bên cạnh đó, đánh giá rõ những ưu, nhược điểm của công chức trong quá trình thực thi công vụ, từ đó đã từng bước khắc phục các nhược điểm, hạn chế của công chức và chọn ra những phương pháp, cách thức phù hợp để phát huy ưu điểm trong thực thi công vụ.
Hiện nay Luật CB, CC có quy định đánh giá phải dựa vào phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. Xuất phát từ đó nhà nước rất chú ý đến thái độ của công chức khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, để xác định những tiêu chí này trong quá trình đánh giá công chức cấp xã là vô cùng khó khăn. Thực tế là đánh giá trình độ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đakrông hiện còn nhiều điều chung chung.
2.3.1.2. Về phương pháp đánh giá và phân loại công chức
Phương pháp đánh giá công chức cấp xã huyện Đakrông là phương pháp tự đánh giá. Theo đó công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân, nêu những ưu, nhược điểm trong quá trình thực thi
50
nhiệm vụ, tự phân loại kết quả đánh giá và trình bày tại cuộc họp của cơ quan. Tại cuộc họp ý kiến nhận xét của tập thể và thủ trưởng về công chức được bổ sung thêm. Cuối cùng thủ trưởng là người chịu trách nhiệm xem xét và đưa ra quyết định về kết quả phân loại công chức theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc tuân thủ và áp dụng phương pháp tự đánh giá của công chức đã đề cao được tính dân chủ, công khai, bên cạnh đó giúp công chức tiếp nhận được những ý kiến khác nhau từ nhiều phía. Cách làm đó đã góp phần làm cho việc đánh giá có tính khách quan hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét, đánh giá đã bộc lộ một số nhược điểm:
Một số công chức vì tâm lý nể nang nên không dám thẳng thắn góp ý, phê bình mặc dù là không đồng ý với một số điểm của công chức khác nhưng lại không dám nói thẳng, nói thật.
Một số công chức khi làm việc ngại va chạm, ít tranh cãi, luôn dĩ hòa vi quý, thì luôn được lòng mọi người trong đơn vị và thường nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt. Ngược lại, những công chức làm việc nhiều thì thường có sai sót, chậm tiến độ, hay những người thẳng thắn trong đấu tranh, không ngại va chạm thì thường nhận được những ý kiến đánh giá không tốt từ đó dẫn đến kết quả đánh giá không tốt.
Một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi sự định hướng của lãnh đạo nên dẫn đến các ý kiến tham gia tại cuộc họp sẽ dè dặt hơn và thận trọng hơn; nếu có thì cũng nói theo cách khác nhẹ nhàng.
Công chức cấp xã huyện Đakrông được phân loại theo các mức sau:
Một là, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
Để được phân loại ở mức này, công chức phải đảm bảo thực hiện những điều kiện sau:
51
Thực hiện tốt các nội dung được quy định tại Điều 8, Nghị định 90/2020/NĐ-CP: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức. Mức phân loại này được thực hiện từ 2020 đến nay khác một số vấn đề so với những năm trước là:
Thứ nhất, từ năm 2020 yêu cầu phải hoàn thành 100% nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao chứ không phải chỉ từ 90% như những năm trước.
Thứ hai, trong những năm trước, việc công chức hoàn thành khối lượng công việc chỉ cần đạt tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả là đã có thể xếp loại vào mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong khi đó, từ năm 2020 thì một trong những yêu cầu để đạt được mức phân loại này là công chức phải vượt 50% nhiệm vụ, có chất lượng và hiệu quả.
Hai là, hoàn thành tốt nhiệm vụ; Để được phân loại ở mức này, công chức phải đảm bảo thực hiện những điều kiện sau: Thực hiện tốt các nội dung được quy định tại Điều 9, Nghị định 90/2020/NĐ-CP gồm: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
Hoàn thành 100% nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, đạt tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
52
Ba là, hoàn thành nhiệm vụ. Để phân loại ở mức này, công chức đạt các tiêu chí sau:
Thực hiện tốt khoản 1 quy định tại Điều 10, Nghị định 90/2020/NĐ- CP: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
Những năm trước các quy định còn chung chung, chưa phân định một cách cụ thể những tiêu chí để xác định mức phân loại đối với công chức. Nhưng từ năm 2020 đến nay, tiêu chí để phân loại công chức đã rõ ràng hơn. Cụ thể là việc thực hiện nhiệm vụ còn chậm về tiến độ và có những biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ thì công chức sẽ bị phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ.
Bốn là, không hoàn thành nhiệm vụ; Công chức có một trong các tiêu chí sau đây thì sẽ bị phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
53
2.3.1.3. Về trình tự đánh giá công chức
Hàng năm UBND huyện Đakrông ban hành các Quyết định để thực hiện đánh giá công chức định kỳ vào cuối năm đối với công chức cấp xã theo các bước như sau:
Công chức tự đánh giá Tập thể tham gia đống góp ý kiến với công chức, Chủ tịch UBND xã đánh giá
quyết định đối với công chức Văn phòng UBND xã tổng hợp danh sách, trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt, thông báo công khai
kết quả đánh giá công chức theo quy định.
Sơ đồ 2.2:Trình tự đánh giá công chức cấp xã tại huyện Đakrông
Trước tháng 12, Văn phòng UBND xã gửi công văn kèm theo phiếu đánh giá, phân loại công chức đến công chức thuộc UBND xã, yêu cầu các công chức này tiến hành tự hoàn thiện phiếu đánh giá công chức trong năm công tác.
Sau khi nhận được công văn yêu cầu đánh giá công chức, thì Chủ tịch UBND triển khai công tác đánh giá công chức thuộc quản lý của mình. Công chức được phát cho một phiếu đánh giá và phân loại công chức trong đó có 4 mục gồm mục tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của công chức; mục tự đánh giá, phân loại của công chức; mục ý kiến tập thể đơn vị và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức; mục kết quả đánh giá, phân loại công chức của cấp có thẩm quyền.
54
Bước 1: Công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của mình với những tiêu chí có sẵn trong phiếu đánh giá và phân loại, những tiêu chí đó gồm:
Một là, Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Hai là, Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lềlối làm việc.
Ba là,Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bốn là, Tiến độvà kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Sáu là, Thái độphục vụnhân dân.
Công chức tự đánh về kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của mình xong thì tiến hành tự đánh giá về những ưu, nhược điểm của mình trong quá trình công tác, và tự phân loại, đánh giá. Việc phân loại, đánh giá phải theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2: Sau khi công chức hoàn thành công việc đánh giá của mình, bước tiếp theo trong quy trình đánh giá là Chủ tịch UBND xã tiến hành tổ chức cuộc họp của Ủy ban để tập thể tham gia góp ý công chức. Ở bước này, thành phần trong cuộc họp bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã và tập thể công chức cùng làm việc trong UBND xã. Cuộc họp này phải có ít nhất 2/3 công chức trong phòng dự họp. Đồng thời mời Chủ tịch HĐND xã cùng tham dự để đảm bảo tính khách quan, giám sát của HĐND xã.
Theo đó, cuộc họp để tập thể tham gia góp ý công chức được tiến hành theo những trình tự sau:
55
Công chức tiến hành trình bày bản tự đánh giá, về những ưu, nhược điểm trong quá trình làm việc, về kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của công chức.
Tập thể cơ quan, đơn vị đóng góp ý kiến, Chủ tịch UBND xã kết luận, đánh giá xếp loại công chức và ghi thành biên bản.
Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.
Bước 3: Văn phòng UBND xã tổng hợp danh sách trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt, thông báo công khai kết quả đánh giá Công chức theo quy định. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại, nếu công chức không nhất trí với kết quả đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại.
Cuối cùng là hồ sơ đánh giá, phân loại được lưu giữ tại Bộ phận Văn phòng, văn thư của đơn vị, những hồ sơ được lưu giữ gồm: Báo cáo kết quả